26.04.2022
☑️ Tập đoàn vũ khí Rheinmetall có trụ sở tại Düsseldorf đã đề nghị giao cho Ukraine 88 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard đã qua sử dụng. Theo đó, lời đề nghị cũng bao gồm các khóa đào tạo sử dụng tại Đức, các khóa huấn luyện về sửa chữa, bảo trì, sử dụng dụng cụ, thay thế phụ tùng, lập căn cứ bảo dưỡng và tiếp đạn.
Bộ Kinh Tế đang chịu trách nhiệm phê duyệt cho việc chuyển giao.
Đơn xin chuyển giao còn có xe tăng bộ binh và xe tăng pháo binh.
Chính phủ liên bang cũng đã nhận được một lá đơn khác từ Rheinmetall xin được phép giao 100 xe tăng bộ binh Marder cho Ukraine. Phát ngôn viên chính phủ Steffen Hebestreit hôm thứ Hai cho biết quyết định sẽ được đưa ra "ngay lập tức".
Công ty vũ khí Krauss-Maffei Wegmann (KMW) cũng muốn cung cấp 100 xe tăng pháo binh 2000, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 40 km. Cho đến nay, chính phủ liên bang chỉ mới đồng ý hỗ trợ việc huấn luyện và cung cấp đạn dược cho loại xe này.
Việc giao hàng trực tiếp đang gây tranh cãi.
Xe tăng Leopard thuộc Kiểu 1A5, được chế tạo từ đầu những năm 1960 và được quân đội liên bang sử dụng cho đến năm 2003. Công ty muốn giao những chiếc đầu tiên trong vòng vài tuần. Chi phí ước tính khoảng 115 triệu euro.
Việc giao trực tiếp xe tăng từ Đức cho Ukraine đang gây tranh cãi trong liên minh đảng lãnh đạo. Lãnh đạo đảng SPD, Saskia Esken bày tỏ sự hoài nghi về điều này và cho rằng: Việc cung cấp trực tiếp vũ khí từ ngành công nghiệp Đức là không thể, vì phía Ukraine không thể trực tiếp đưa các xe tăng vào sử dụng.
“Cần một khóa huấn luyện lâu dài và đào tạo lâu dài. Cho việc bảo trì và sửa chữa, cũng cần có các phụ tùng thay thế.”
*
Ai chi trả các khoản chi phí chuyển giao vũ khí và đào tạo?
Trước đó, 19.04.2022, Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) cho biết, Đức sẽ hỗ trợ tiền bạc cho Ukraine để nước này có thể được trang bị vũ khí từ các công ty vũ khí của Đức.
“Chúng tôi đã yêu cầu ngành công nghiệp vũ khí của Đức cho chúng tôi biết họ có thể cung cấp vật liệu gì sớm nhất. Theo danh sách này, Ukraine cũng đã đưa ra lựa chọn của họ”.
Về phía mình, Đức sẽ chu cấp số tiền cần thiết.
Chuyên gia quân sự Carlo Masala nói với ZDFtoday:
“Đó là những vũ khí hạng nặng. Câu hỏi đặt ra là, làm cách nào để người Ukraine được đào tạo trước khi sử dụng.”
Ông Scholz nói rằng, các đối tác NATO vẫn có các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất, họ cũng sẽ phải hỗ trợ Ukraine. Các hệ thống này ngay lập tức có thể sử dụng, điều này “là lý tưởng nhất”.
https://www.zdf.de/.../rheinmetall-panzer-waffenlieferung...
https://www.zdf.de/.../scholz-waffenlieferungen-ukraine...
*
Xem thêm các phương án khác của Đức:
https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/1153389775463442
Xe tăng Marder gặp khó khăn trong việc cung cấp đạn:
https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/1154937751975311