Theo ước tính của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tính đến ngày 12 tháng 4 năm 2022, gần 4,67 triệu người đã rời khỏi Ukraine vì cuộc xâm lược Nga. Họ đi qua các nước láng giềng:
Ba Lan: 2.694.090 người
Romania: 716.797
Nga: 471.014
Hungary: 440.387
Cộng hòa Moldau: 417.650
Slovakia 326.244
Belarus: 22.428
Từ đây, người Ukraine được phân bổ về các nước khác ở châu Âu.
CHLB Đức đứng đầu về con số người tị nạn được chuyển tiếp đến, là 343.237 người. Tuy nhiên, theo BMI, số người tị nạn thực sự đã nhập cảnh vào Đức có thể cao hơn rất nhiều vì chính sách không kiểm soát nhập cảnh của Đức và vì nhiều người tị nạn vẫn chưa đăng ký chính thức.
Theo sau Đức:
Cộng hòa Séc: 288.885 người
Ý: 92.716
Vương quốc Anh: 94.700
Tây Ban Nha: 51.000
Lithuania: 45.049
Bulgaria: 71.060
Áo: khoảng 40.000
Pháp: khoảng 43.000
Bồ Đào Nha: 28.780
Hà Lan: 41.247
Estonia: 30.255
Thụy Sĩ: 31.553
Đan Mạch: 17.920
*
Trẻ em tị nạn từ Ukraine:
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính khoảng hai triệu trẻ em đã phải rời khỏi các vùng chiến sự ở Ukraine.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu trẻ em từ Ukraine sang Đức.
Tính đến ngày 27.03. 2022, hơn 20.200 trẻ em và thiếu niên từ Ukraine đã được nhận vào các trường phổ thông và dạy nghề của Đức.
11 trong số 16 tiểu bang liên bang đang lên kế hoạch mở “các lớp đón nhận” học sinh tị nạn. Hầu hết các tiểu bang liên bang quy định rằng, học sinh trong các lớp đón nhận cũng phải tham gia các lớp học bình thường, với các môn học như nghệ thuật, thể thao hoặc âm nhạc.
*
Tình hình pháp lý cho người tị nạn Ukraine ở Đức:
- Người tị nạn Ukraine có thể vào Đức mà không cần thị thực. Sau khi nhập cảnh, họ có thể ở lại Đức trong 90 ngày.
- Sau khi hết hạn 90 ngày, có thể xin giấy phép cư trú thêm 90 ngày từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
- Những người tị nạn Ukraine không phải trải qua một thủ tục tị nạn bình thường - thường kéo dài và nặng tính hành chánh. Thay vào đó, họ sẽ tự động nhận được tiêu chuẩn cư trú. Tiêu chuẩn cư trú này - được gọi là "bảo vệ tạm thời" - ban đầu có giá trị trong một năm và có thể được tự động gia hạn hai lần, mỗi lần thêm sáu tháng. Nếu thông qua hội đồng, có thể gia hạn tình trạng này thêm một năm, tối đa là ba năm.
- Theo Bộ Nội vụ Liên bang, việc trục xuất hiện nay "không được đặt ra".
- Có một quy định đặc biệt dành cho người Do Thái từ Ukraine. Họ có thể đăng ký cư trú dài hạn thông qua một cộng đồng Do Thái ở Đức, nếu họ đã sống lâu ở Ukraine vào thời điểm Nga tấn công.
*
Những đối tượng không phải người Ukraine chạy trốn khỏi Ukraine:
Vì chiến tranh, một ngoại lệ được đưa ra: Bộ Nội vụ Liên bang đã ban hành một quy định rằng những người không phải là người Ukraine đã ở Ukraine khi chiến tranh nổ ra, hiện có thể nhập cảnh hợp pháp vào nước Đức mà không cần thị thực. Họ được gọi là công dân nước thứ ba, ví dụ như sinh viên nước ngoài từ các nước châu Phi.
*
Người tị nạn tại Đức có những quyền lợi:
- Quyền tìm việc làm hoặc tự kinh doanh,
- Quyền tiếp cận hệ thống giáo dục và đào tạo. Người trưởng thành có các chương trình đào tạo và đào tạo nâng cao. Trẻ em có hệ thống giáo dục cho người dưới 18 tuổi
- Quyền được chăm sóc y tế
- Quyền hưởng các trợ cấp xã hội
- Quyền có chỗ ở phù hợp hoặc được hỗ trợ tài chính để có nơi cư ngụ.
*
Cơ quan Lao động Liên bang giúp đỡ miễn phí cho việc tư vấn và hỗ trợ:
- Tìm việc làm hoặc học nghề,
- Muốn thi lấy bằng
- Muốn chứng nhận trình độ chuyên môn
- Muốn học tiếng Đức.
*
Tiền nuôi trẻ:
Ở Đức, những trẻ em đã chạy trốn khỏi Ukraine có thể nhận tiền trợ cấp tại Đức. Đây là khoản hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo việc chăm sóc các em.
Người tị nạn Ukraine có thể nhận trợ cấp cho con, nếu:
- Phụ huynh đứng đơn có giấy phép cư trú theo Mục 24 của Đạo luật Cư trú.
- Phụ huynh đứng đơn đang làm việc ở Đức
- Phụ huynh đã ở Đức ít nhất 15 tháng không bị gián đoạn.
- Trẻ em đang ở Đức hoặc ở một quốc gia khác trong Liên minh châu Âu (EU), Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ.
Trẻ mồ côi và trẻ em thất lạc cha mẹ cũng có thể nhận trợ cấp trẻ em. Các em phải tự nộp đơn xin. Điều kiện tiên quyết là các em phải có giấy phép cư trú theo quy định Mục 24 của Đạo luật Cư trú. Không đòi hỏi phải có công việc hoặc thời gian lưu trú cụ thể.
*
Số tiền nuôi trẻ:
- Đối với con đầu lòng: 219 euro
- Đối với đứa con thứ hai: 219 euro
- Đối với con thứ ba: 225 euro
- Đối với cháu thứ tư và mỗi trẻ bổ sung: 250 euro mỗi cháu
Tiền trợ cấp trẻ em được chuyển hàng tháng vào tài khoản ngân hàng ghi trong đơn.
*
Quyền lợi người tị nạn khi bị bệnh:
Việc chăm sóc sức khỏe cần thiết sẽ được đảm bảo. Những chi phí chăm sóc y tế bao gồm chi phí vận chuyển và chuyển tiếp đến các bệnh viện đặc trị khác ở Đức sẽ được chính phủ Đức chi trả.
*
Quyền lợi của người tị nạn khuyết tật, người cần được chăm sóc:
Những người đã trốn khỏi Ukraine được hưởng các quyền lợi trong 18 tháng đầu tiên, bao gồm các quyền lợi được xem là cần thiết để đảm bảo sức khỏe hoặc để trang trải các nhu cầu đặc biệt. Các cơ quan có thẩm quyền của các tiểu bang sẽ đáp ứng các nhu cầu đặc biệt theo từng trường hợp của mỗi cá nhân: khuyết tật, cần được chăm sóc.
Sự chăm sóc này sẽ vượt ra ngoài phạm vi thông thường, các cá nhân sẽ được cấp các hỗ trợ y tế hoặc hỗ trợ cần thiết khác hoặc nhận các dịch vụ chăm sóc.
*
Quyền lợi tiêm chủng corona:
Những người tiêm vaccine Sinovac hay Sputnik, sau 28 ngày, có thể tiêm miễn phí loại vaccine được lưu hành ở Đức. Không đòi hỏi thẻ bảo hiểm y tế và giấp phép cư trú.
*
Những người bị bệnh và bị thương từ Ukraine có thể được đưa sang điều trị tại các bệnh viện của Đức:
Chính phủ liên bang và các tiểu bang đón những người bị bệnh và bị thương từ Ukraine sang Đức điều trị, với một số lượng lớn các bệnh lâm sàng và người bị thương.
Khi máy bay đến Đức, bệnh nhân sẽ được phân phối đến các bệnh viện chuyên khoa ở Đức.
*
Những người tị nạn Ukraine bị tổn thương do chiến tranh được điều trị tâm lý:
Các dịch vụ cần thiết để điều trị các bệnh cấp tính và tình trạng đau đớn, như cung cấp thuốc và băng bó phải được đảm bảo. Bên cạnh đó cũng như các dịch vụ khác để phục hồi hoặc giảm nhẹ bệnh tật hoặc hậu quả của bệnh tật, cũng đều phải được cung cấp. Về cơ bản, các trải nghiệm về chiến tranh, một cuộc chạy trốn mà bao gồm cả việc bỏ những người thân ruột thịt ở lại, là một gánh nặng tâm lý cực độ cần phải được điều trị.
Đối với trẻ vị thành niên không có người đi kèm từ Ukraine hoặc những người đã bị tra tấn, hãm hiếp hoặc chịu đựng các hình thức bạo lực về tâm lý, thể chất hoặc tình dục nghiêm trọng khác, luật tị nạn quy định rõ ràng rằng: các hỗ trợ y tế hoặc hỗ trợ cần thiết khác sẽ được bảo đảm.
*
Nguồn:
https://de.statista.com/.../kriegsfluechtlinge-aus-der.../
https://mediendienst-integration.de/.../ukrainische...
https://www.arbeitsagentur.de/ukraine
https://www.arbeitsagentur.de/familie.../ukraine-kindergeld
https://www.bundesgesundheitsministerium.de/faq...