Theo số liệu của Worldometers tính tới tối 02/09 thì Việt Nam có non 487k nhiễm, số ca tử vong 12.138 ca (theo số liệu nhà nước VN chưa chắc là số liệu thật), nhưng trong đó hơn 259k ca hồi phục. Còn tại Thái Lan, số ca nhiễm tới hơn 1 triệu 2 ca, và ca tử vong cũng xấp xỉ với Việt Nam, và số ca hồi phục của Thái rất cao hơn một triệu ca. Trong khi đó Việt Nam thì ca tử vong cao mà hồi phục cực kỳ thấp.
Khi hỏi về nguyên nhân hệ số tử vong ở Việt Nam bỏ xa thế giới, thì nhiều chuyên gia đưa ra một nguyên nhân nghe mà rùng mình đó là do cách chống dịch cực đoan của đám ngạo nghễ, đã gây ra cho Y tế quá tải, thiếu oxy, không có sự can thiệp của y tế là nguyên nhân chính gây ra số ca tử vong cao như thế.
Sau một thời khống dịch bệnh với những nổ lực ban hành lệnh giới nghiêm, ngày 01/09 vừa qua Thái Lan đã chấp nhận sống chung với dịch.
Ở Thái Lan, cách chống dịch của họ theo phương pháp khoa học, rất bài bản. Họ không tập trung F0 một nơi gọi là khu cách ly như Việt Nam, họ càng không tập trung F1 để tìm FO mà bóc tách. Vì thế đã giảm tải gánh nặng cho y tế, khi ai nặng thì chuyển vào viện, do hỗ trợ thuốc men tại nhà, cùng với CP tung các gói hỗ trợ hàng tỷ đô cho mọi người Dân, từ khách sạn, tới nhà máy, tới nông Dân vì thế ca tử vong rất ít so với ca nhiễm, và khi nhiễm họ hồi phục rất nhanh chóng.
Trái ngược hoàn toàn với Thái, Việt Nam cố gắng tập trung F0, F1 vào một nơi, từ không có bệnh thành bệnh, bệnh nhẹ do thiếu y tế can thiệp, thiếu thuốc men, thiếu đề kháng nên bệnh trở nặng và tử vong là vì vậy.
Chưa kể CP Việt Nam tung các gói hỗ trợ chỉ làm màu, trên hình thức, thực tế người Dân nhận gói hỗ trợ đó đa số là qua tivi là chính.
Cùng với ngày Thái Lan chấp nhận sống chung với dịch, thì ông Thủ tướng PMC tụ tập một nhóm gọi là nhà khoa học lại để lấy ý kiến chống dịch, không biết các nhà khoa học, chuyên gia nói gì? Ông TTg có tiếp thu không? Người ta chỉ thấy mỗi ông chuyên gia ấy được ông PMC tặng cho mỗi người một bình (hũ ) tôi nhìn nó giống như cái hũ đựng tro cốt ấy. Không biết để làm gì?
Sự thất bại của CP Việt Nam trong việc chống dịch gây cho Việt Nam bung và toang đó là hậu quả của sự coi thường tri thức.
Một hệ thống chính trị luôn dùng công an và tuyên giáo để thay cho những người có chuyên môn và nhà khoa học thi hành sứ mệnh chống dịch.
Từ đầu dịch tới bây giờ, nhà cầm một mặt dùng tuyên giáo để lu loa là nhà nước có sự quan tâm, còn những ý kiến trái chiều họ cho là chống phá và mặt khác dùng công an đe dọa những tiếng nói phản biện cả trên mạng lẫn dưới đường phố. Một sự việc mới đây mà tuyên giáo phải ngậm ngùi làm cho cư dân mạng một trận cười hả hê đó là hôm 18/08 trên chương trình Đối diện: Chống virus tin độc (20h10 ngày 18/8, VTV1) VTV nói rằng ý kiến ‘’sống chung với dịch là một âm mưu thủ đoạn tàn nhẫn của thế lực thù địch…’’ nhưng 10 ngày sau đó, chính miệng ông thủ tướng Phạm Minh Chính lên đăng đàn kêu gọi nên sống chung với dịch.
Và những ngày qua, ta thấy nhà cầm quyền luôn sử dụng công an, họ đem cả súng ống ra đường để đe dọa và trấn áp Dân.
Mặc dù bệnh nhân kêu ca, tìm y tế từ đêm tới sáng không thấy đâu và tử vong, nhưng Dân ra đường thì công an và súng ống chĩa vào đầu bất cứ chỗ nào cũng không thiếu, y tế thì thiếu chứ công an thì đầy.
Năm ngoái QH ra nghị quyết rót cho đài VTV hàng trăm tỷ, rót cho công an số tiền 98 ngàn tỷ, nhưng chi cho y tế chỉ hơn 9,8 ngàn tỷ.
Một quốc gia mà xem công an hơn y tế thì đó là quốc gia gì? Nếu không phải công an trị? Sức khỏe công Dân sẽ là thước đo năng lực của thể chế chính trị, y tế kém bởi do nền chính trị độc tài yếu kém, thích súng ống hơn sức khỏe của Dân.
Những ngày này ở trên quê hương Việt ta thấy, cặp đôi tuyên giáo cộng công an làm việc gần như cật lực, họ như cặp bài trùng, là đóng vai trò chủ chốt trong công tác chống dịch.
Họ xem ý kiến chuyên gia các nhà khoa học có chuyên môn dịch tễ như là kẻ thù, để sau đó chính họ phải cúi đầu lăn bò trên các ý kiến mà họ từng chỉ mặt đặt tên là ‘’tin độc hại’’ ấy.
Đất nước mà giương họng súng và dùng tuyên giáo như một giải pháp để chống dịch ngạo nghễ thì dịch bệnh làm sao mà giảm? số tử sao mà không tăng?