・Nữ lực sĩ điền kinh Hòa Lan, Sifan Hassan, gốc Ethiopia, cùng cha mẹ chạy lánh nạn và được định cư ở Hòa Lan từ 12 năm trước, trở thành nhà vô địch trên đường đua 5.000m; vào chung kết cự ly 1.500 và Thứ bảy tới cô còn có nội dung chạy 10.000m ở trận chung kết với hy vọng đoạt hattrick vàng cho quốc gia Bắc Âu.
・Trong khi đó nữ lực sĩ Athing Mu đã giúp Hoa Kỳ đoạt tấm huy chương vàng chạy cự ly 800m với thành tích 1 phút 55 giây 21. Huy chương đầu tiên ở nội dung này sau hơn nửa thế kỷ. Cô là người thứ 2 trong lịch sử sau huyền thoại Madeline Manning, từng đoạt HCV tại Mexico 1968.
・Thompson-Herah của Jamaica trở thành nữ hoàng nước rút khi về nhất 200m với 21 giây 53 tối 3/8, thu tóm trọn bộ hai chiếc HC vàng danh giá nhất của điền kinh nữ Olympic Tokyo; 100m và 200m.
・Túc cầu nữ Canada khởi sắc sau trận hạ Ba tây ở tứ kết và Mỹ ở bán kết để vào chung kết cùng Thụy Điển, quốc gia đã hạ Nhật và Úc.
2 kỳ thế vận hội trước đây, Canada liên tiếp giành huy chương đồng, cuối cùng cũng tiến tới được trận tranh huy chương vàng Thế vận hội.
・Nam lực sĩ đô vật Yabiku Shohei đã đánh bại Mohammad Ali Geraei của Iran hạng 77 cân với tỷ số 13-3 đoạt huy chương đồng nội dung Greco-Roman. Đây là huy chương vật thứ 2 của Nhật.
・Bên Nữ, Kawai Yukako đã đem huy chương vàng quý giá đầu tiên về cho đoàn đô vật Nhật Bản sau khi hạ lực sĩ TYNYBEKOVA của Cộng hòa Kyrgyz ở trận đấu gay go tối nay với tỉ số 4-3.
Chị của Yukako là Risako thi đấu ở hạng cân 57 kg vào bán kết thắng MAROULIS của Mỹ; xác định thêm huy chương vàng hoặc bạc trong trận chung kết ngày mai.
・Ở trận bán kết boxing hạng ruồi nữ, Namiki Tsukimi (Lực lượng Phòng vệ), lần đầu tiên tham dự Thế vận hội, đã để thua Crusteva (Bulgaria), rất tiếc là không thể tiến tới trận chung kết. Vì không có vị trí thứ 3 playoff, Namiki xác nhận đạt được huy chương đồng.
・Nhật tiếp tục khuấy động môn thể thao mới, trượt ván địa hình công viên.
1 tuần trước đây, cả nam lẫn nữ của Nhật đều đã đoạt huy chương vàng ở nội dung “Đường phố” thì lần này, 3 cô gái trẻ Nhật Bản lại đứng đầu bảng xếp hạng với những cú trượt, đi kẽ trên thanh chắn, nhào lộn trên không... thật táo bạo, trong đó có vận động viên nhí mới 12 tuổi Hiraki Kokona. Nếu 57 năm trước, nữ tuyển thủ bơi lội Takemoto Yukari 13 tuổi là lực sĩ trẻ tuổi nhất trong lịch sử Nhật thì lần này Hikari phá kỷ lục về tuổi tham dự Olympic.
Nữ tuyển thủ 19 tuổi Yosozumi Sakura, rank số 2 thế giới đã trở thành tuyển thủ đoạt huy chương vàng đầu tiên của nội dung thể thao. Kinh khủng hơn, bé Hikari Kokona lấy huy chương bạc chỉ cách huy chương vàng đàn chị 1.05 điểm, trở thành nữ động viên trẻ tuổi nhất của Nhật đoạt huy chương, phá kỷ lục của bé Nishiya Momiji 13 tuổi 10 tháng. (HCV trượt ván đường phố) mới đạt tuần trước.
Hạng 3 là Brown, Anh Quốc; cô Okamoto Misugu 15 tuổi đang được xếp thứ hạng 1 của thế giới nhưng chỉ đứng hạng tư Olympic, khóc sướt mướt.
-Dưới đây là một bình luận của khán giả trên mạng tin tức thể thao Yahoo:
“Theo dõi môn này mới thấy tinh thần thể thao của các cô gái thật tuyệt với, không có sự đố kỵ mà thay vào đó các em đã vui vẻ thi triển các kỹ thuật khó khăn; các đối thủ đều khen ngợi nhau và nhắc nhở tôi rằng đó mới chính là niềm vui thuần túy của thể thao. Ngay cả khi bị ngã hay thất bại, các em vẫn cổ võ nhau cố gắng. Tiếc là Okamoto đã không lấy được huy chương nhưng thật cảm ơn các em đã đem đến cho người lớn thêm nhiều động lực”.
・Đội tuyển bơi nghệ thuật của Hy Lạp gặp xui! Ủy ban tổ chức Thế vận hội Olympic ngày 4 đã thông báo có bốn vận động viên bơi nghệ thuật Hy Lạp và một thành viên bị dương tính. Lần đầu tiên làng thế vận phát sinh ổ dịch năm người. Cho tới thời điểm hiện tại, tính luôn thành viên Olympic làm việc ở ngoài, tổng cộng khoàng 322 ca đã xác nhận lây nhiễm.
・Việt Nam chia tay thế vận hội sau khi không đạt được thành tích nào đáng kể. Từ 2008-2016; Việt nam liên tiếp có huy chương mà chiếc HCV của Hoàng xuân Vinh bộ môn bắn súng ở Rio là cao trào. Điều này cho thấy, thể thao VN vẫn còn trông chờ vào tài năng cá nhân hơn là có chiến lược đào tào dài hơi trong khi các quốc Đông Nam Á như Thái, Indonesia, Phillippines, hay xa hơn chút, Đài Loan, đều kiếm được huy chương đủ màu.
Buồi chiều, trận đấu bóng rổ nữ Nhật –Bỉ tràn đầy kịch tính. Cho đến phút giây cuối cùng, Nhật tưởng chừng đã dừng bước như những lần thế vận trước đây.
Kể từ Olympic 1976, đứng thứ 5 trong 6 đội tham dự; Nhật chưa bao giờ đi vào được bán kết. Đang đứng hạng thứ 10 thế giới, vẫn dưới cơ đối phương Bỉ, hạng 6; các cô gái phương Đông đã chơi một trận để đời.
.Nhật dẫn điểm ở 2 hiệp đầu, Bỉ vùng lên hiệp 3, sang hiệp 4 thắng ngược 85-83 khi trận đấu còn 16 giây. Bóng trong tay Hayashi; từ ngoài vòng bán nguyệt cô tung lên, banh lọt vào rổ ghi 3 điểm cho Nhật thành tỉ số 86-85 kết thúc trận đấu như phim.
Lần đầu tiên nữ bóng rổ Nhật vào vòng tranh chấp huy chương.
Bóng chày (Baseball) Nhật đụng địch thủ khó chịu Hàn quốc ở bán kết. Hai đội kìm nhau 2-2 đến hiệp 8 thì tuyển thủ số 1 Yamada quất cú Hit ngàn cân lấy 1 lúc 3 điểm đưa Nhật vào chung kết. Hàn quốc sẽ đấu với Mỹ, ai thắng sẽ gặp lại Nhật tranh huy chương vàng.
Bóng bàn Nam bán kết, Nhật có trận đấu quá gay go trước Đức. Cặp Mizutani –Niwa thua trận đầu, tuyển thủ gốc Trung quốc Harimoto thắng trận đơn kế tiếp; Mizutani lại để thua trận đơn thứ 2; Harimoto thua 2 set đầu trước Franziska, gỡ lại được 2 set sau và thắng set cuối trong đường tơ kẽ tóc. NIWA giải quyết trận thứ 5 với Ovtcharov; không qua nổi đối thủ qua kinh nghiệm. Nhật chấp nhận tranh huy chương đồng với Hàn quốc.