Hiện nay các thông tin về dịch cúm T được các vị lãnh đạo thành Hồ đưa ra thông qua báo chí đăng tải, có thể nói là loạn xì ngầu.
Không biết đây là vô tình hay hữu ý, nhưng người dân càng nghe càng bối rối, chẳng biết đâu mà lần.
Nên nhớ đây là những phát ngôn của các vị lãnh đạo thành phố lớn nhất nước với hơn 10 triệu dân mà báo chí chuyển tải đến người dân, chứ không phải phát ngôn của các bà hàng tôm hàng cá ngoài chợ.
Thứ nhất: Từ ngày 23/8, có phong tỏa hay không?
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 21/8, dưới tiêu đề Người dân TP.HCM “ai ở đâu ở yên đó” viết:
“Từ ngày 23-8, TP.HCM sẽ quyết liệt thực hiện nguyên tắc "ai ở đâu ở yên đó" trong 2 tuần, thực hiện quy định giãn cách xã hội, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp...”.
(https://tuoitre.vn/nguoi-dan-tphcm-ai-o-dau-o-yen-do-ra...)
Thế nhưng trên báo VietnamNet ngày 21/8 có bài: “TP.HCM không thực hiện tình trạng khẩn cấp trong 2 tuần tới”.
Thông tin này được ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM khẳng định trong cuộc họp báo chiều nay (21/8).
(https://vietnamnet.vn/.../tp-hcm-hop-bao-thong-tin-ve...)
Việc “ông nói gà bà nói vịt” như này chứng tỏ các vị đang tranh cãi nhau ì xèo, chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Có phải đây là lý do mà anh Phong phải rời thành Hồ ra “ngồi chơi xơi nước” tại ban KTTƯ không?
Thứ hai: Ai đưa lương thực và nhu yếu phẩm đến cho người dân khi thực hiện “Ai ở đâu ở đó”?
Báo Tuổi Trẻ ra hôm 20/8 có bài: “Lực lượng chức năng sẽ mua giúp 100% nhu yếu phẩm, mang đến từng hộ dân TP.HCM”.
Bài báo viết: “Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo TP.HCM cho biết trong 2 tuần tới, 100% nhu yếu phẩm sẽ được lực lượng chức năng đảm nhiệm và tiếp cận đến từng người dân”.
(https://tuoitre.vn/luc-luong-chuc-nang-se-mua-giup-100...)
Thế nhưng báo Sài Gòn giải phóng ngày 21/8 lại viết: “Các gói hỗ trợ sẽ do Tổ công tác đặc biệt phát tới tận người dân trong thời gian giãn cách”.
Theo đó: “Các gói hỗ trợ không phải do quân đội phân phát như một số báo đăng tải mà do Tổ công tác đặc biệt sẽ phát tới tận người dân. Khi TP chuẩn bị xong sẽ chuyển xuống quận - huyện, phường - xã - thị trấn để chuyển tới người dân. Người dân chỉ đi ra lấy các gói hỗ trợ đó và nhận 1 tuần/lần”.
(https://www.sggp.org.vn/cac-goi-ho-tro-se-do-to-cong-tac...)
Việc đưa nhu yếu phẩm đến dân thì việc gì phải tranh nhau?
Nên nhớ đây là mua giúp, nghĩa là người dân phải trả tiền.
Nhưng giá cả thế nào, có chặt chém như Bách Hóa xanh hay không thì không nghe ai nói đến.
Trong một gia đình, khi vợ chồng bất hòa, không thống nhất ý kiến mà nói lung tung thì người ta gọi là ông nói gà bà nói vịt.
Trong một thôn xóm, khi các vị lãnh đạo không thống nhất ý kiến mà phát ngôn mỗi người một kiểu thì gọi là trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Vậy ở đây nên gọi là gì? Có mưu mô gì không?
Vì người dân đã chứng kiến nhiều cái bất ngờ đã xảy ra theo kiểu…úp sọt, có thể tóm tắt như một giáo án như sau:
Bước 1: Lộ tin đồn. Bước 2: Lan tin đồn. Bước 3: Phủ nhận tin đồn. Bước 4: Thực hiện lời đồn.
Đùng một cái “ai ở đâu ở yên đấy”, cứ như thiết quân luật, song đùng một cái người dân vùng xanh được phát phiếu đi chợ.
Đùng một cái “di biến động dân cư”, kiểm soát, khai báo di chuyển, song đùng một cái ngưng, song lại đùng một cái quản lý hoạt động của đội ngũ người giao hàng (shipper). Song lại đùng một cái ngưng không cho shipper giao hàng ở thành phố Thủ Đức và Quận 7… .
Đùng một cái gom dân đi test nhanh rồi cấp tập tiêm chủng trong khi dịch ngấm sâu trong cộng đồng, dẫn đến trở thành nguồn lây lan dịch bệnh, do vệ sinh an toàn dịch tễ kém và thiếu chuyên môn.
Đùng một cái gom hết F0, F1 đi cách ly, rồi đùng một cái cho cách ly tại nhà, nhưng chăng giây kín, khi cần cấp cứu gọi cũng khó thấu.
Nói chung cứ đùng một cái tạo ra các hoảng loạn không cần thiết. Dân vừa gồng gánh dịch lại thêm những ngày khổ vì hoang mang… .
Chỉ nói việc cấm người dân không ra khỏi nhà từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, mà không dám gọi đó là giới nghiêm.
Chỉ nói lệnh “ai ở đâu ở đó”, nhưng không dám nói là phong tỏa. Ông Phan Nguyễn Như Khuê giải thích đây chỉ là “nâng cao hơn các giải pháp giãn cách xã hội”, ôi…hài biết chừng nào.
Chính quyền không cho biết biện pháp hạn chế mới sẽ kéo dài bao lâu, nhưng vẫn yêu cầu người dân không được mua gom lương thực.
Câu hỏi đặt ra là, kể từ ngày bắt đầu thực hiện CT16(9/7) đến hôm nay (22/8) đã là 44 ngày, mà tình hình dịch bệnh chẳng những không giảm mà ngày một tăng. Vậy sau khi hết đợt phong tỏa 2 tuần tới đây, mà dịch vẫn “phát triển ổn định” ( mượn cách nói của ông Huỳnh Phong Tranh), thi các vị sẽ làm gì tiếp theo, có tiếp tục phong toả nữa, phong tỏa mãi không?
Vì vậy nên ông Nguyễn Sinh Sự có thơ rằng:
“Tổ cha con chữ lập lờ
Làm cho bao kẻ dại khờ đảo điên”.
Mà có lập lờ thì mới có thể lươn lẹo và luồn lách được, phải không quý zị?
tn 22/8