Thời phong kiến có thể hiểu câu này để đào tạo con người phục vụ cho xã hội trên bảo dưới nghe.
Khi có văn hóa Pháp xâm nhập, và từ thời chính quyền Miền Nam Cộng Hòa, câu thành ngữ trên hầu như là nền tảng trong các trường học: -Đào tạo con người tốt kết hợp với tài năng phát triển thì trở thành người có ích cho xã hội.
Sau năm 54, không biết ngoài Bắc dưới mái trường XHCN còn nghe câu này không hay chỉ là “Đạo đức cách mạng”, “Trung với đảng hiếu với dân”!
Nội chữ trung với đảng, hiểu ở đây là đảng cs, thì thấy có gì không có lợi với đảng là phải đi báo cáo. Con người còn đạo đức không thì nhìn qua quá trình xây dựng con người XHCN chúng ta đã quá hiểu.
Năm 75, chữ Tiên học lễ hậu học văn của miền Nam theo ý nghĩa tích cực, xin nhắc lại để khỏi bị hiểu sai: “Đào tạo con người có Đức kết hợp với sự phát triển tài năng để phục vụ xã hội”, đã biến mất để thay vào bằng cách đào tạo con người XHCN.
10 năm sau thấy không xong họ mới đưa “Tiên học lễ hậu học văn” trở lại nền giáo dục với tính cách “Khẩu hiệu” hơn là đào tạo.
Đã là khẩu hiệu thì không thể là bản chất.
Muốn tiên học lễ hậu học văn đúng bản chất của nó thì phải để cho con người được phát triển trong một xã hội tự do.
Mấy ông thầy bàn bên VN đòi bỏ hay không cái câu khẩu hiệu này, chẳng có ý nghĩa con mẹ gì nếu không thay đổi bản chất xã hội.