Chỉ một trận đại dịch quét qua, mà những bất cập trong xã hội hiện rõ như một bức tranh sắc nét không tì vết. Nó rõ tới mức lâu nay ta nghe những người ít quan tâm xã hội, họ tạo ra một vỏ bọc thờ ơ với chính trị cũng phải thốt lên rằng ‘’tôi không bao giờ tin đảng, nhà nước nữa’’. Và sau những lời thốt ra nghẹn ngào và rất thật ấy, họ quyết sinh tử để đào thoát về quê nhà, có người ở tận Cao Bằng, có người ngoài Trung, cũng có người tận mũi Cà Mau… tránh xa cái thành phố đầy thương đau ấy, chôn vùi những giấc mơ chưa kịp thực hiện, mà trước khi những người nhập cư bước chân đến vẫn còn mơ mộng về một tương lai xán lạn ở phía trước. Qúa đau thương, mất mát và sự chịu đựng đã quá nhiều, cho dù cuộc sống tốt hơn ở quê gấp nhiều lần, và lời hứa hẹn, lời mời của thành phố cũng không thể níu chân họ ở lại.
Mấy ngày qua, làn sóng chạy dịch lần thứ (..n..) xảy đến lại một lần làm cho dư luận cảm thấy đau xót, có khi chạm tới nỗi đau tận cùng. Những sắc thái quan tâm mỗi người lo lắng mỗi cách, có người theo dõi livestream từ đêm tới tận 5h sáng vẫn chưa ngủ, có người khóc, nhói trong tim có, có người nước mắt chảy dài khi thấy hàng rào kẽm gai và lực lượng chốt chặn lạnh lùng không cho người lao động về quê… tạo cho ta thấy rõ sự bất lực.
Sự bất lực đó đã thể hiện rõ không phải do người Dân, không phải do tôi, hay chúng ta… mà nó đến từ những quyết sách rơi từ cung trăng do những kẻ cầm quyền quẳng xuống.
Dư luận đang có những ý kiến trái chiều về việc người lao động tháo chạy khỏi vùng tam giác kim cương (SG-ĐN-BD). Có ý kiến kiến mong mỏi nhà nước hãy hỗ trợ tối đa và có những chính sách đãi ngộ để sửa sai mới mong níu chân họ lại. Và bên cạnh đó, cũng có ý kiến hãy để cho người lao động về đi, cho họ về với quê nhà, có cháo ăn cháo, có rau ăn rau để sống vẫn ổn hơn, vẫn tốt hơn nơi đầy rủi ro cao.
Nếu phân tích theo hai ý kiến như trên, thì ta chỉ thấy tương lai trước mặt chỉ là của quá khứ. Vì về quê thì có thể thất nghiệp tràn lan, kéo theo bao hệ lụy mà xã hội khó mà giải quyết ngay lúc này. Và, cho dù nhà nước có đứng ra hỗ trợ hết mức để níu chân người lao động ở lại thì cũng quay trở lại tháng ngày trước đây, vẫn nhiều rủi ro, nếu may gặp đại dịch khác tương tự thì lại vòng xoay này cứ lặp lại.
Thoát ra cuộc tranh luận, để ta cần thấy vấn đề mà những thảm họa liên tiếp đang diễn ra là biểu hiện của phần ngọn vấn đề. Tôi đang tự hỏi, cũng là đại dịch, diễn ra khắp trên thế giới không loại trừ quốc gia nào, mà tại sao duy nhất Việt Nam lại có những câu chuyện thương đau, và xót xa đến vậy? 2 vợ chồng lao động bao nhiêu năm mà không có lấy nổi một xu dính túi phải bán đôi bông tai?
Phải chăng lương ở nước ta quá thấp?
Việt Nam là một quốc gia chủ yếu bán thô tài nguyên, bán đất và bán sức người rẻ mạt. Lao động ở Việt Nam chủ yếu tham gia vào lĩnh vực gia công hàng hóa như giày da, linh kiện điện tử hay nội thất, may mặc… nếu cũng làm một số ngành này ở Taiwan hay Mã Lai thì thu nhập ít nhất cao gấp 6- 8 lần. Như vậy lương ở Việt Nam quá thấp, có khi thấp nhất Đông Nam Á, mà có khi thấp nhất hệ mặt trời.
Với đồng lương trung bình 6-7 triệu làm 8h, nếu tăng ca lên 10 tới 12 tiếng cũng chỉ chục triệu. Với mức sống như hiện nay khi đồng tiền mất giá do lạm phát, cũng như chịu thuế phí quá cao quá nhiều, một mặt hàng có khi bị áp 2 vòng thuế, một vòng có khi bị đánh cả chục loại thuế, phí, vậy nên, người lao động Việt Nam đã làm hết sức nhưng đổi lại không đủ chi. Họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thiên tai hay đại dịch xảy đến. Và bằng chứng không có quốc gia nào trên thế giới lâm vào cảnh bi đát như ở Việt Nam trong đại dịch đang xảy ra là một minh chứng khó mà chối cãi. Đó là chưa kể, các quốc gia khác CP có các gói hỗ trợ thật chảy vào túi người Dân họ, Còn Việt Nam, CP có tung nhiều gói hỗ trợ đấy.. nhưng đa số chỉ nhận trên tivi, một số khác thì được chia cho dòng họ các quan, Dân chỉ còn cái nịt.
Một quốc gia phát triển đồng nghĩa với việc làm chủ khoa học công nghệ, thế nhưng, bao nhiêu năm qua Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội khi chấp nhận làm thuê làm mướn bằng việc kêu gọi FDI, và ‘’xuất khẩu lao động’’, cùng với đó làm bãi thải của các công nghệ lạc hậu, tưởng mua mấy công nghệ nước ngoài tự làm được là bằng người ta, đâu phải, mình mua cái bỏ đi của người ta, đã là sau họ cả 50 năm… lạc hậu dẫn tới kém phát triển là hậu quả của việc không coi trọng ‘’Con người’’ là yếu tố chủ chốt. Con người ở đây là người tài giỏi, trong bộ máy cai trị ở Việt Nam vận hành theo kiểu ‘’hồng phúc của Dân tộc’’, và chạy theo cơ chế đảng lãnh đạo tuyệt đối toàn diện đã loại bỏ những người tài giỏi và những quyết sách ban ra sao có lợi cho nhóm lợi ích, chứ không phải phục vụ người Dân.
Vì vậy, khi cơ chế chính trị còn độc quyền lãnh đạo không có đối lập, loại bỏ người tài thì Việt Nam sẽ mãi mãi thụt lùi và lạc hậu, luôn chạy theo cái bóng của những quốc gia khác. Và người lao động dù cho hôm nay hỗ trợ tiền hỗ trợ thuê nhà đảm bảo một thời gian thì sau cùng, họ cũng phải trả lại cho những kẻ tham lam đang nhóm họp, lúc mà họ chìa ra một đồng để cho Dân coi có vẻ quan tâm, cũng là lúc họ đang vẽ một kế hoạch để thu lại chính chúng ta 10 đồng.
Vì khi, quyền lực rơi vào tay bọn cướp, thì làm sao nó tốt với mình. Khi chúng tỏ ra tốt với ta, thực ra là lúc chúng vỗ béo ta mà thôi. Dĩ nhiên, cái lẽ ở đời, cái gì vỗ béo mà không thịt bao giờ?