Tối thứ Hai, sau khi đáp xuống sân bay Tengel tại thủ đô Berlin - Đức Quốc Hoàng Chi Phong đã được báo Bild mời tham dự buổi liên hoan Bild100 trước khi gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại Đức Heiko Mass và chàng thanh niên 22 tuổi này đã có những phát biểu kêu gọi sự ủng hộ của nước Đức và thế giới. Nội dung kêu gọi đã được báo Bild ghi lại như sau:
—————————-
"Trước tiên tôi xin cảm ơn lời mời của báo Bild. Tôi xin lỗi đã đến trễ. Cảm ơn sự kiên nhẫn của quý vị và xin quý vị thứ lỗi cho tôi đã đến trong bộ dạng này. Tôi đã bị giam cầm 24 tiếng đồng hồ rồi tiếp theo ngồi 12 tiếng trên máy bay và vừa mới đến Berlin.
Cách đây 36 tiếng tôi còn đang trong đồn cảnh sát. Tôi đã bị nhốt và không biết chừng nào tôi sẽ được thả ra. Thật là một vinh dự cho tôi khi được đến nơi này và chuyển tiếp những gì tôi biết cũng như có thể trình bày với quý vị việc người dân Hồng Kông đã kiên nhẫn và quyết tâm đấu tranh như thế nào. Xin cảm ơn !
Nhờ sự làm việc cật lực của nhóm đại diện pháp lý tôi mới được thả sáng nay và lên máy bay. Xin quý cho tôi mạn phép nói lời cảm ơn đến những cộng sự đã giúp đỡ tôi và điều hành mọi thứ bất kể họ đang ở Hồng Kông hay tại Berlin. Họ đã tận tình giúp tôi và nhờ vậy tiếng nói của người Hồng Kông đã được lắng nghe.
Nếu so với những người cùng xuống đường với tôi, những kẻ đã mạo hiểm đánh đổi tính mạng và một tương lai đầy hứa hẹn cũng như có thể bị cảnh sát bắt bất cứ lúc nào, bị tấn công và bị hành hạ thì những gì tôi nếm trải chả có gì gọi là đau đớn.
Tôi bị bắt 8 lần, bị truy nã và bị khởi tố 3 lần. Tôi chỉ ở tù 100 ngày. Bạn tôi, Edward Lương, người đã đấu tranh cho sự tự do và độc lập của Hồng Kông, đã ngồi từ 7 năm. Cái mà tôi phải trả thì so với điều đó chả là gì.
Có một điều tôi phải nói rõ ràng với tất cả quý vị. Tôi không phải là lãnh đạo của phong trào này và tôi tự hào nói lên rằng tôi chỉ là một tham dự viên và là một người hổ trợ. Ở Hồng Kông chúng tôi không cần người lãnh đạo. Chúng tôi đoàn kết và đồng lòng với nhau.
Nhiều người đã đến và nói với tôi: "Xin chân thành chúc mừng Joshua !". Thủ tướng Hồng Kông Carrie Lam cuối cùng đã tuyên bố tuần trước rằng Luật dẫn độ đã được rút lại hoàn toàn. Nhưng tôi cho đó không phải là một thắng lợi vì người Hồng Kông đã trả một cái giá quá đắt cho một bước rất nhỏ.
Dù con số 2 triệu, gần một phần tư dân số đã xuống đường, nhưng bà Thủ tướng Hồng Kông đã khẳng định chúng tôi không có vai trò gì trong xã hội và luôn kết án những người biểu tình đã bạo loạn. Chúng tôi đương đầu với dùi cui, bình xịt hơi cay, hơi cay, túi đậu và đạn cao su đã nhắm vào đầu chúng tôi. Đội cứu thương, phóng viên, dân chúng giờ đây là một phần trong cuộc sống thường nhật của chúng tôi.
Trong 3 tháng qua đã có hơn 1200 người biểu tình bị bắt và bị khởi tố. Trong đó cảnh sát đã áp dụng vũ lực tàn bạo và quá mức. Nhiều người Hồng Kông đã tự tử để thể hiện tâm huyết của họ. Vì sự tàn bạo của cảnh sát mà 2 công nhân trẻ đã bị mất đi một phần thị giác. Nhiều cô gái đã kể họ bị cảnh sát dùng bạo lực tình dục để trấn áp.
Đó là những con số trần trụi, nhưng đó là bạn bè, gia đình mà chúng tôi yêu mến và lo lắng. Nếu ai từng thấy bạn bè chết như thế nào, gia đình bị tổn thương ra sao thì sẽ hiểu được cái giá quá đắt và không thể hồi phục được nữa thì việc nhượng bộ của Carrie Lam chả là gì cả.
Nếu chúng tôi ngừng đấu tranh thì sẽ không còn ai bắt buộc Tổng thống Tập Cận Bình cũng như Carrie Lam phải chịu trách nhiệm cho hành động sai trái của họ, cho việc vì phạm nhân quyền và cho bạo lực của cảnh sát. Đó là lý do căn bản mà chúng tôi tiếp tục đấu tranh. Chúng tôi tin rằng đó chỉ là một mưu kế tranh thủ thời gian nhằm tạo ra ảo tưởng về hòa bình trước ngày Quốc khánh Trung Quốc vào mùng 1 tháng 10.
Nếu chúng tôi ngừng lại và mặc cho họ thành công thì sự quan tâm của thế giới sẽ giảm đi và vấn nạn chính trị sẽ kéo dài mãi. Xin cho tôi trình bày rõ ràng rằng: "Chúng tôi đang đứng giữa thế giới tự do và sự độc tài của Trung Quốc. Nếu chúng ta đang sống trong thời chiến tranh lạnh mới thì Hồng Kông là Berlin mới. Hồng Kông hiện này là chiến trường của hai ý thức hệ trái ngược và khác nhau: Tự do, dân chủ và nhân quyền đối chọi với độc tài, không tôn trọng quyền căn bản.
Tôi hy vọng thế giới sẽ hiểu rằng người Hồng Kông xứng đáng được hưởng dân chủ. Chúng tôi tiếp tục đấu tranh với khẩu hiệu: "Hãy đứng về phía Hồng Kông !". Đó là một khẩu hiệu đơn thuần. Chúng tôi kêu gọi thế giới tự do ủng hộ chúng tôi chống lại chế độ độc tài Trung Quốc. Người Hồng Kông chúng tôi thực hiện cuộc chiến cam go này không chỉ cho chúng tôi mà cho cả thế giới.
Ngay nơi đây tôi tha thiết xin quý vị hãy ủng hộ người dân Hồng Kông và đúng về phía Hồng Kông. Chiến thắng của Hồng Kông tôi coi như là chiến thắng của thế giới tự do. Đây là một cuộc chiến đầy khó khăn chống lại tổng thống, người mà giờ đây tôi gọi là Hoàng đế Tập. Trong cuộc chiến này chúng tôi như châu chấu đá voi vậy. Chúng tôi sẽ đấu tranh cho tới khi có tự do bầu cử, bởi người Hồng Kông là những kẻ tiên phong chống lại sự cai trị độc tài của Hoàng đế Tập. Tôi hy vọng ngày đó sẽ đến và chúng tôi sẽ thành công. Xin cảm ơn sự hổ trợ của quý vị. "
(Bản dịch từ DT Trinh)
--------------------------------
Joshua Wong: „Wir stehen zwischen der freien Welt und Chinas Diktatur."
Auf Einladung von „Bild“ hält sich der Hongkonger Aktivist Joshua Wong derzeit in Berlin auf. Beim BILD100-Fest am Montagabend hielt er eine Rede, die wir im Wortlaut dokumentieren.
Zunächst einmal danke ich „Bild“ für die Einladung. Die Verspätung tut mir leid. Danke für Ihre Geduld, und bitte entschuldigen Sie den Zustand, in dem ich mich jetzt befinde. Ich wurde festgenommen und war 24 Stunden lang inhaftiert. Anschließend saß ich 12 Stunden lang im Flugzeug und bin gerade in Berlin angekommen.
Vor 36 Stunden war ich noch auf der Polizeiwache. Ich war in Haft und war mir nicht sicher, wann ich freigelassen werden würde. Es ist mir also wirklich eine Ehre, hierherzukommen und einige meiner Erkenntnisse weiterzugeben und Ihnen erklären zu können, wie geduldig und entschlossen die Menschen in Hongkong in unserem Kampf sind. Danke.
Dank viel harter Arbeit meines juristischen Teams wurde ich heute Morgen freigelassen und konnte einen Flieger nehmen. Bitte lassen Sie mich an dieser Stelle allen meinen Kollegen danken, die mir geholfen haben, alles umzuorganisieren – egal, ob sie in Hongkong oder Berlin sind. Sie haben mir wirklich sehr geholfen und ermöglichen es, dass die Stimme der Menschen in Hongkong gehört wird.
Im Vergleich zu meinen Mitdemonstranten, die ihr Leben und ihre vielversprechende Zukunft riskieren, und die jeden Tag mit Verhaftungen durch die Polizei, mit Angriffen und Misshandlungen zu rechnen haben, kann meine Erfahrung noch nicht einmal als Leiden bezeichnet werden.
Ich bin achtmal verhaftet und dreimal strafrechtlich verfolgt und angeklagt worden. Ich habe lediglich 100 Tage im Gefängnis verbracht. Mein Freund Edward Leung, der für die Freiheit Hongkongs kämpft und für seine Unabhängigkeit eintritt, saß bereits sieben Jahre im Gefängnis. Der Preis, den ich bezahle, ist nichts dagegen.
Eine Sache muss ich Ihnen allen deutlich sagen. Ich bin kein Anführer dieser Bewegung, und ich sage mit Stolz, dass ich lediglich einer der Teilnehmer und Unterstützer bin. In Hongkong brauchen wir keine Anführer. Wir stehen solidarisch und einheitlich zusammen.
1200 Verhaftungen, Suizide und sexuelle Gewalt
Viele Leute kamen zu mir und sagten: „Herzlichen Glückwunsch, Joshua!“ Hongkongs Regierungschefin Carrie Lam erklärte letzte Woche endlich, dass das Auslieferungsgesetz vollständig zurückgezogen wird. Ich halte das jedoch nicht für einen Sieg, da die Menschen in Hongkong einen hohen Preis für diesen kleinen Schritt gezahlt haben.
Trotz der Zahl von zwei Millionen, fast einem Viertel der Einwohner, die auf die Straßen gingen, behauptete die Regierungschefin Hongkongs, dass wir keine Rolle in der Gesellschaft spielen und verurteilte immer wieder Gewalt durch Demonstranten. Wir stehen Schlagstöcken, Pfefferspray, Tränengas sowie Bean-Bag- und Gummigeschossen gegenüber, die auf die Köpfe der Demonstranten gerichtet sind. Ersthelfer, Journalisten und Bürger gehören nun zu unserem Alltag.
In den letzten drei Monaten sind mehr als 1200 Demonstranten verhaftet und angeklagt worden, wobei die Polizei brutale, exzessive Gewalt anwendete. Mehrere Hongkonger nahmen sich das Leben, um ihre Hingabe an die Sache zu demonstrieren. Zwei junge Berufstätige verloren einen Teil ihrer Sehkraft aufgrund von Polizeibrutalität. Demonstrantinnen sagen, dass die Polizei mit sexueller Gewalt gegen sie vorgegangen ist.
Das sind nur die blanken Zahlen, aber das sind Freunde und Familien, die wir lieben, und um die wir uns sorgen. Wenn man gesehen hat, wie Freunde gestorben sind, wie Familien verletzt wurden, und dass der Preis so hoch und unwiederbringlich ist, ist Carrie Lams Rückzieher in diesem Zusammenhang bei Weitem nicht genug.
Wenn wir jetzt aufhörten zu protestieren, könnte niemand Präsident Xi Jinping sowie Carrie Lam und ihre Regierung für ihre Missetaten, Menschenrechtsverletzungen und Polizeibrutalität zur Verantwortung ziehen. Das ist der Grund, weshalb wir unseren Kampf fortsetzen. Wir glauben, das ist bloß Taktik, um sich Zeit zu kaufen und vor dem chinesischen Nationalfeiertag – das heißt dem 1. Oktober – die Illusion eines Friedens zu erwecken.
Ein Sieg für die freie Welt
Wenn wir jetzt aufhören und sie Erfolg haben lassen, könnte die internationale Aufmerksamkeit für das Problem abnehmen, und die politische Krise könnte andauern. Lassen Sie mich klarstellen: Wir stehen jetzt zwischen der freien Welt und Chinas Diktatur. Wenn wir in einem neuen Kalten Krieg leben, so ist Hongkong das neue Berlin. Hongkong ist jetzt das Schlachtfeld für zwei sehr verschiedene, gegensätzliche Ideologien: Freiheit, Demokratie und Menschenrechte gegen eine Diktatur, die die Grundrechte nicht achtet.
Ich hoffe einfach, dass die Welt verstehen wird, dass die Menschen in Hongkong die Demokratie verdienen. Wir setzen unseren Kampf mit unserem Motto fort: „Stand with Hong Kong!“ (Steht auf Hongkongs Seite). Das ist aber mehr als ein bloßer Slogan. Wir drängen die freie Welt, uns im Widerstand gegen das autokratische chinesische Regime beizustehen. Wir Hongkonger tragen diesen schweren Kampf nicht nur für uns selber aus. Er betrifft uns und die Welt gleichermaßen.
An dieser Stelle möchte ich Sie alle bitten, meinen Hongkonger Mitbürgern beizustehen und auf Hongkongs Seite zu stehen. Was ich als Hongkongs Sieg betrachte, wäre ein Sieg für die freie Welt. Es ist ein schwerer Kampf gegen den Präsidenten, den ich jetzt Imperator Xi nenne. In diesem Kampf sind wir wie David gegen Goliath. Wir werden den Kampf bis zu dem Tag fortsetzen, an dem es freie Wahlen gibt, denn die Hongkonger sind diejenigen, die ganz vorne stehen im Kampf gegen eine autoritäre Herrschaft und sich der Unterdrückung durch Imperator Xi widersetzen. Ich hoffe, dass dieser Tag kommen wird und wir erfolgreich sein werden. Danke für Ihre Unterstützung.