Chuyện 39 người Việt nam đại đa số từ vùng Nghê An Hà tĩnh bị chết trong một chuyến nhập lậu vào Anh quốc trên một chiếc xe thùng đông lạnh đóng kín bị khám phá khi tới vùng Essex thủ đô nước Anh London đã tạo xúc động đầu tiên trong dư luận Anh. Các giới chức lãnh đạo Anh đã tuyên bố sẽ tìm cho ra thủ phạm vụ buôn người nô lệ mới này. Sự xúc động này dễ hiểu. Trong một xã hội yên bình ổn định như nước Anh, mấy chục người chết cóng, với những dấu tích vật lộn vùng vẫy trước khi chết, dù là trong tình trạng nhập lậu bất hợp pháp đi nữa thì cũng không thể không tạo mối thương tâm. Một trong những yếu tố gây xúc động có lẽ vì trong số người chết có cô gái trẻ mặt hoa da phấn tên là Phạm Thị Trà My ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Bởi vì trong số người chết có tám phụ nữ, mà không có mấy ai để ý nhắc đến tên tuổi gốc tích. Càng thương cảm vì cô Trà My đã để lại trên điện thoại khôn trước khi chết mấy lời xin lỗi chuyến đi không thành công và từ biệt bố mẹ, nói rằng cô không thở được.
Dư luận Việt Nam thì khác nhau. Chính thức thì phát ngôn viên bộ ngoại giao nhà nước Hà nội Lê Thu Hằng 10 ngày sau khi tai nạn bi khám phá cũng lên tiếng kết án tình trạng buôn người. Báo trong nước Tuổi trẻ có bài đổ tội ngang ngược và ngu xuẩn cho chính sách di dân phi nhân của Anh đã gây ra chuyện nhập cư lậu khiến cho có người chết.
Lại cũng có những người kết án tình trạng nghèo khổ, thiếu công ăn việc làm dưới chế độ VC đã là nguyên nhân khiến xẩy ra tình trạng rời bỏ nước ra đi bi thảm như vậy. Nhưng luận cứ này rõ ràng là thiên lệch chống Cộng, không dựa trên thực tế, vì thế không được chú ý. Bởi vì những người nhập lậu này đều không phải là dân nghèo, cơm không có mà ăn áo không có mà mặc để phải liều mạng tha phương cầu thực. Ngược lại, tất cả đều có nhà cửa sự sản để cầm cố vay mượn, hoặc là có quen biết với hệ thống cán bộ quyền lực thối nát để có thể móc ngoặc vay ngân hàng nhà nước 7- 8,000 đô la của chương trình xuất cảng lao động, mà cộng lại cho đủ số tiền 30,000 bảng Anh trong kế hoạch thực hiện chuyến nhập cư lậu sang Anh quốc kiếm tiền nhanh chóng bằng nghề trồng cần sa. Riêng Phạm Thị Trà My thì đã từng làm việc ở Tokyo, du lịch thăm New York chụp hình dưới tượng Nữ Thần tự do. Trà My cũng như người anh Phạm Mạnh Cường, và người tình đều là dư luận viên, trong đám đàn áp dân biểu tình chống dự luật đặc khu. Cường rành nghề đi bar uống rượu ngoại, hút xì gà, chụp hình khoe trên facebook. Vừa nghe tin 39 người chết chưa rõ tên tuổi, Cường đã nhanh chóng lên web quyên tiền đưa xác Trà My về nước , nhưng đã phải ngưng quyên tiền vì bị lật tẩy. Tất cả những tin tức này loan đi trên mạng giang hồ điện tử đã làm cho chuyện 39 người chết cóng nhanh chóng chìm lỉm tại hải ngoại. Nhất là khi người ta biết đa số là dân Nghệ An Hà Tĩnh là vùng căn cứ địa của “bác Hồ vĩ đại”, từng được sách vở của đảng và nhà nước ghi lại rằng đã từng đấu tranh thành lập Sô Viết Nghệ Tĩnh từ thời Pháp thuộc. Vụ tai nạn bi thương 39 mạng chết này, tức là “thương tai” đã biến thành một vụ “tai tiếng” (scandal) trong dư luận chung hải ngoại và trong số những người biết nghĩ trong nước, ngoài đám đông đảo chỉ quen bia rượu tối ngày và chỉ mê chúi đầu vào xem các cuộc đá bóng tròn và thấp thỏm chờ đợi kết quả đội tuyển Việt Nam tranh giải quốc tế
Cái tình trạng éo le này quả có làm cho một vài người suy nghĩ. Trong đó có Vương Trí Nhàn ở Hà nội, một nhà báo quân đội chuyển thành nhà nghiên cứu văn hóa xã hội ngồi nghiền ngẫm tìm cho ra nguyên cớ. Kết quả là bài viết ngày 15 tháng 11/2019, dài trên 2000 ngàn chữ, về “cách kiếm sống của con người và triết lý ẩn sau cách kiếm sống đó”. Từ cái nguyên tắc nền tảng của mọi người là “kiếm sống bằng bất cứ giá nào”, Vương Trí Nhàn suy ra một nhận định triết lý đáng chú ý, là “chỉ có những việc không làm được chứ không có những việc không được làm”. Triết lý này nghĩ cho cùng không phải là sai quấy, vì nếu đem ra áp dụng đứng đắn thì tức là khuyến khích con người phát huy tối đa tài năng của mình. Nhận định thứ hai mà tác giả đưa ra là đổ lỗi tất cả cho chiến tranh. Đây là điều khó chấp nhận. Bởi lẽ có nhiều nước trải qua chiến tranh tàn khốc. Như Đức, Nhật, Pháp, mà dân không có lối ứng xử như dân Nghệ An Hà Tĩnh. Dù rằng báo chí có ghi lại rằng sau thế giới chiến thứ hai Đức bị tàn phá khủng khiếp. Dân không có gì ăn. Đàn bà con gái Đức chỉ cần một thanh chocolat, một bao thuốc lá, một mẩu bánh mì, là sẵn sàng ngửa mình cho lính thắng trận sử dụng. Ngoài ra, Nghệ An Hà Tĩnh là vùng không trực tiếp chịu chiến tranh và không được nghe biết các quan điểm tư tưởng thực dân đế quốc tư bản đồi trụy nào khác, ngoài hệ thống tin tức từ các loa thông tin đầu làng cuối xóm của đảng và nhà nước, từ năm 1945 đến nay. Nói khác đi thì đó là vùng cái nôi của con cháu bác Hồ, được đào luyện theo nguyên tắc bác Hồ chỉ dạy để thành “con người mới xã hội chủ nghĩa”. Nếu mà công nhận thực tế lịch sử này, thì câu hỏi ắt phải nẩy ra cho mọi người là: Phải chăng cái thương tai 39 mạng tiêu vong và nhiều thảm nạn khác trước đó, như Formosa mà các lãnh đạo quyền lực tại chỗ có trách nhiệm tạo ra, cho dân Nghệ An Hà Tĩnh, là kết quả của sự biến thái của những con người mới xã hội chủ nghĩa 70 năm đào tạo khi tiếp xúc với thế giới tư bản bên ngoài?
Sau khi miền Nam sụp đổ tháng 4/1975, nhiều người miền Nam không chịu được chính sách trấn áp để thi hành lời dậy của bác Hồ “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” liều chết vượt biển bằng mọi giá mà số sống sót hỏa lực biên phòng và công an cũng như bão tố và hải tặc, tính ra chỉ khoảng trên dưới 50% theo các lượng giá dè dặt thế giới. Số này đã được gọi là thuyền nhân, mà đa số là tay trắng và chẳng biết gì mấy ngôn ngữ, cũng như thói tục các nước chấp nhận cho định cư vì lý do nhân đạo. Và đã trở thành hạt nhân cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại, đóng góp ít nhiều cho nước chủ nhà. Chỉ tiếc là một số nơi đã trở thành điểm đến cho những thùng nhân mà ý đồ là “kiếm sống bằng bất cứ giá nào, trong thời gian ngắn nhất” như Vương trí Nhàn đã chỉ ra.
Duyệt lại hết tất cả các dữ kiện như vậy, thì không thể nào chấp nhận cái luận cứ “Chiến tranh là nhân tố chủ yếu chi phối khuôn mặt của xã hội Việt Nam trong suốt trường kỳ lịch sử”. Nghĩ cho đàng hoàng tử tế thì phải thấy rằng khuôn mặt của xã hội Việt Nam là gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất là những người “nín thở qua sông” để tồn tại, ở miền Bắc thì từ 1954 và ở miền Nam thì từ 1975 đến nay. Không có sưu tầm thống kê để rõ con số những người này nhưng chắc chắn không ít. Thành phần thứ hai là những “nhân dân”nòng cốt của chế độ, như dân Nghệ Tĩnh và “những con người mới xã hội chủ nghĩa” ngoài Nghệ Tĩnh đào tạo bởi những lãnh đạo được xưng tụng là“đỉnh cao chế độ loài người”, theo lời bác Hồ dậy dỗ, để mà tin tưởng chính mình cũng là ưu việt. Khi do hoàn cảnh được tiếp xúc với ánh đèn mầu rực rỡ của xã hội tiêu thụ tư bản thuộc hệ thống văn minh Do Thái Thiên chúa giáo Hollywood, những hạng công cụ quen sống với trình diễn dàn dựng và giáo dục xã hội chủ nghĩa này, rất dễ thích ứng để trở thành những mẫu hình Trà Mi phấn son lòe loẹt và Mạnh Cường rành rọt bia rượu xì gà để nghĩ rằng cuộc sống trong video với phim ảnh Hollywood và ngoài đời thường chẳng khác gì nhau. Thế là trên mạng điện từ người ta thấy Trà Mi mặt hoa da phấn trong kimono trên đường phố Nhật, chụp ảnh kỷ niệm thăm tượng nữ thần tự do New York, rồi bay vù sang Pháp, để từ Âu châu với kinh nghiệm móc nối và hiểu biết đỉnh cao trí tuệ, tin tưởng bước vào xe thùng đông lạnh sang Anh quốc, với ý đồ kiên quyết quơ tiền mau chóng trong kỹ nghệ cần sa. Nhờ thế chuyến đi không may này đã được chú ý, và tiếng Việt giầu thêm hai chữ “thùng nhân”. Trong khi trước đây nhiều người chi tiền bằng đường giây tương tự để rời bỏ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bay qua Trung quốc rồi băng rừng vượt núi qua Nga và các nước Trung Á, hiểm nghèo không kém, 10 phần chết 9, chẳng mấy ai biết, nếu không có một phụ nữ sống sót đang ở New York nhân vụ này kể lại.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(ngày 30 tháng 11/2019)