Trong vài tuần gần đây có những cảnh báo là Nga có thể can thiệp, công phá mạng internet và mạng xã hội để ảnh hưởng vào bầu cử Mid Term vào tháng 11, 2018. Sự việc gây rối loạn tới cử tri và bầu cử vào một quốc gia là việc các cường quốc thường hay nhúng tay vào để tạo ảnh hưởng vào chính quyền mới có những chính sách mới có lợi ích cho quốc gia mình. Nhưng tại sao lần bầu cử tổng thống nước Mỹ 2016, Nga lại chủ động khai thác tối đa mạng Internet và mạng xã hội để tấn công mạnh mẽ. Ứng cử viên tổng thống, bà cựu phu nhân bị ảnh hưởng nặng nề.
Có phải Putin và ban lảnh đạo tranh cử của ông Trump đã thông đồng với nhau để hạ bệ bà Hillary? Putin có thù vặt gì với bà Hillary? Hay bà Hillary là mục tiêu dể nhất? Chúng ta thử sơ lược lại những ngày đầu của thập niên 90 sau khi Liên Xô sụp đổ để tìm hiểu Putin từng là cựu sĩ quan KGB có thể đã có những tư tưởng dân chủ tiến bộ. Nhưng sau những biến cố trên thế giới sau khi 9/11 đến nay, Putin như là cái gai trong mắt, đương đầu với Hoa ky trong những vấn đề thế giới.
Vladimir Putin là một thanh niên, đã được huấn luyện tại cơ quan mật vụ Nga Xô, KGB, coi Mỹ là kẻ thù. Nhiệm vụ đầu tiên của Putin không phải là gián điệp bí mật, KGB nghĩ Putin thích hợp với phản gián hơn và gửi Putin đến Dresden, Đông Đức. Putin coi nhiệm vụ phản gián ở Dresden, là một thất vọng vì Putin muốn trở thành một điệp viên bí mật suốt cuộc đời của mình.
Chính ở Đông Đức Putin đầu tiên đối mặt với cuộc xung đột giữa Nga và Hoa Kỳ. Các phong trào phản kháng bây giờ có thể đạt đến một thời điểm quan trọng. Đại tá Vladimir Putin đã nhìn thấy một khoảng khắc khi bức tường Berlin sụp đổ đánh dấu sức mạnh suy yếu của Liên bang Xô viết. Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu sụp đổ trước mắt và sự kết thúc của Nga Xô là một sự sỉ nhục cho Putin.
Trong nước Nga mới, Putin đã phải tự đổi mới mình. Cựu sĩ quan KGB trở thành một nhà hoạt động chính trị và là một người viên chức trong chính quyền mới. Vào cuối những năm 99, Putin được coi là một người trung thành, giành được sự tính nhiệm của Boris Yeltsin. Ngày 9 tháng 8 năm 1999, Yeltsin bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng chính phủ Liên bang Nga. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1999, Yeltsin bất ngờ từ chức vì sức khoẻ và vì các thành viên trong gia đình ông Yeltsin bị tình nghi và có thể bi truy tố tội tham gia hối lộ liên cang Mabetex Group. Theo Hiến pháp, Putin trở thành Quyền Tổng thống tạm thời. Vào tháng 3 năm 2000 Putin đắc cử tổng thống Liên bang Nga.
Ngay sau lễ khánh thành của Tổng thống George W. Bush, Putin đã gặp Bush tại Slovenia vào tháng 6 năm 2001. Sau đó Tổng thống Bush mời Putin viếng thăm trang trại Prairie Chapel Ranch. Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm trang trại Prairie Chapel Ranch rộng 1,600 mẫu Anh. Cựu đại tá KGB, người có phần lớn của một sự nghiệp gián điệp ở phương Tây, cùng Bush đi chung xe pick up dạo cảnh, câu cá bàn việc chính trị. Đối với Putin, chuyến đi cũng nhằm mục đích củng cố sự thay đổi địa chính trị của ông đối với phương Tây và thuyết phục người Mỹ rằng nó là thật. Putin biết đã đến lúc xây dựng một mối quan hệ mới và chôn vùi Chiến tranh Lạnh. Putin đã hứa những gì phương Tây muốn nghe về cải cách kinh tế ở Nga và hợp tác chính trị ở Afghanistan, trong khi tránh né những khác biệt lớn vẫn chia hai bên Mỹ Nga về phòng thủ hoả tiễn.
Mặc dù sự ấm áp được thể hiện giữa hai nước ngay từ đầu, các mối quan hệ đã nguội đi đáng kể sau biến cố 9/11 và cuộc xâm lược Iraq của Mỹ vào năm 2003 hạ bệ Sadam đàn em của Mỹ mà chính Nga chống đối mạnh mẻ. Đánh dấu một bước ngoặt các mối quan hệ bắt đầu chua. Sau đó Putin tin rằng Cuộc cách mạng da cam năm 2004 ở Ukraine là kết quả của âm mưu CIA.
Trong nội bộ, các cuộc nội loạn đòi chủ quyền ở Checnia, vụ tấn công một trường học ở thị trấn nhỏ Beslan và các cuộc cách mạng phổ biến ở ba nước cộng hòa Georgia, Ukraine, Kygyzstan thuộc Liên Xô trước đây đã cho thấy sự thuyên giãm ảnh hưởng của Nga. Putin cho rằng đây là những nỗ lực của Hoa Kỳ và các mật vụ tình báo, cài đặt trong các nước mới thành lập hậu Sô Viết là để kiềm chế Nga. Putin nhìn thấy một mối đe dọa cho liên bang Nga ngày càng tăng,
Tháng 2 năm 2007, ở Munich, Đức, trong lúc nói chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo phương Tây, Putin mạnh mẻ cảnh cáo Hoa Kỳ đã vượt quá hạn quyền lực áp đặt lên các quốc gia khác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và nhân đạo theo xu hướng dân chủ có lợi cho Hoa Kỳ. Trong lúc họp báo Putin tuyên bố với truyền thông "Tôi là người duy nhất sẵn sàng đứng lên đối đầu Hoa Kỳ." đánh dấu sự chống đối Hoa Kỳ mạnh mẻ của Putin.
Năm 2008–2012: ở hậu trừơng làm thủ tướng, Putin đã cùng tổng thống Dmitry Medvedev thay đổi hiến pháp cho Putin tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba va ngắm ngầm trang bị và tổ chức những cuộc công phá mạng intenet, và mạng xã hội. Các cuộc công phá ban đầu nhắm vào các quan chức chính phủ Mỹ từ năm 2007. Các mục tiêu bao gồm một số các nhà quản lý lĩnh vực chiến dịch (campaign) Obama năm 2008, cũng như các phụ tá toa Bạch ốc, các quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng, Năng lượng v.vv. Các cuộc tấn công vào email, các trường đại học và công nghiệp tư nhân. Vũ khí ưa thích của người Nga là cái gọi là email "lừa đảo" (Phishing), trong đó người nhận được mời nhấp vào liên kết, mở ra cánh cửa cho những kẻ tấn công.
Năm 2009, Barack Obama đến Washington. Một trong những thách thức đối với Barack Obama là tìm cách kiểm soát Nga. Nội bộ Nga có nhiều phát triển cần chú ý. Nền kinh tế Nga bắt đầu xuống dốc gay ra do giá dầu sụp đổ, và những thay đổi Hiến pháp Nga được lên kế hoạch có thể đưa Putin trở thành tổng thống suốt đời. Đồng thời, Nga đang đe doạ nhắm vào các hệ thống chống hoả tiễn phòng thủ của Mỹ ở Đông Âu với các hoả tiễn tầm ngắn.
Obama muốn có bộ mặt chính sách đối ngoại mới với Nga, đã ủy thác công việc "tái thiết lập" ngoại giao này cho bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton. Ngoại trưởng Clinton đã gặp Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga tại Geneva.
Ảnh hưởng Arab Spring:
Tổng thống Hosni Mubarak, một đồng minh Hoa Kỳ, người từng giúp làm môi giới thuyết phục các quốc gia Ả Rập khác tham gia vào quá trình hòa bình và bình thường hóa quan hệ của họ với Hoa Kỳ từ chức. Nội chiến ở Syria bùng nổ vào tháng 3, 2011 sau các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 15 tháng 3, 2011 tại thủ đô Damascus, đòi hỏi cải cách dân chủ và thả tù nhân chính trị.
Ở Libya, Ngoại trưởng Clinton là người ủng hộ mạnh mẽ về sự thay đổi chế độ ở Libya (như Trump). Bà đã xây dựng một liên minh quốc tế để hạ bệ đồng minh của Putin, nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi.
Vào cuối năm 2011, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Moscow ngay bên ngoài Kremlin. Đây là các cuộc biểu tình lớn nhất được tổ chức ở Nga tại Moscow kể từ cuộc cách mạng dân chủ tháng 8 năm 1991. Các cuộc biểu tình xẩy ra do có tin đồn đảng của Putin đã lên kế hoạch bầu cử quốc hội, gian lận cử tri.
Bà Clinton tuyên bố ủng hộ các cuộc biểu tình lo ngại nghiêm trọng về việc tiến hành cuộc bầu cử bên Nga. Ngoài ra có nhiều nguồn tin từ Kremlin là Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cung cấp quỹ và phương tiện cho phe đối lập của Nga để họ xuống đường biểu tình. Đồng thời, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ chỉ đơn giản là thúc đẩy dân chủ, chứ không phải cố gắng hướng dẫn kết quả.
Những biến cố từ 9/11, Mỹ tấn công Afgannistan, xăm chiếm Iraq, lật đổ Lybia, nội chiến Syria, biểu tình lật đổ chính quyền dưới khẩu hiệu dân chủ cho Putin biết điều này có ý nghĩa là ở một thời điểm nào đó, nó sẽ là lần lượt đến Putin, sự thay đổi của chế độ sẽ đến. Và điều này trở thành nỗi sợ hãi cho chế độ Putin. Putin kết luận rằng Hoa Kỳ, khi có thể, sẽ sử dụng quyền lực và đòn bẩy để lật đổ các nhà lãnh đạo mà Hoa Kỳ không đồng ý.
Ngoài ra, nó cho biết sự đầu tư của bà Clinton trong sứ mệnh của Libya, gián tiếp ủng hộ phe đối Putin. Bà Clinton cho kết quả ở Lybia là một thành công lớn cho bản thân để lót đường tranh cử cho bà năm 2016. Nhưng với Putin, bà Clinton đã vượt qua giới hạn, đe doạ đến quyền lực và sự tồn tại của ông ta.
Mùa bầu cử tổng thống 2016, ngoài việc tung tin gây rối loạn tới cử tri và bầu cử, giữa hai ứng cử tổng thống, Trump và bà Clinton, mục tiêu của Putin được chọn quá dễ dàng.
Cuộc tấn công chiến dịch tranh cử của bà Clinton bắt đầu trong bằng một “phishing” email gửi cho John Podesta, chủ tịch campaign của Hillary Clinton.
"Chào John. Có người chỉ sử dụng mật khẩu của bạn để đăng nhập vào Google account của bạn."…. Sau đó hàng loạt dữ liệu liên quan đến bà Clinton được công bố qua Wikileak.
Còn việc Trump thông đồng với nhau Nga để hạ bệ bà Hillary gần hai năm, điều tra đặc biệt viên Mueller vẫn chưa hội đủ chứng cớ để buộc tội tổng thống Trump, ngoài việc xử phạt Alexander Van Der Zwann 33 tuổi người Hà Lan 30 ngày giam với tội man khai và đột nhập văn phòng luật sư cá nhân của tổng thống Trump ngày thứ Hai 04/09/2018. Riêng ông Paul Manafort, cựu chủ tịch tranh cử (từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2016) của tổng thống Trump, đã bị bắt giữ và bị kết án 8 tội âm mưu lừa gạt Hoa Kỳ, rửa tiền, không đăng ký làm vận động hành lang cho nước ngoài, đưa ra tuyên bố sai cho các nhà điều tra v.v.
Liệu ông Trump có thoát cái tội “Collusion” không, bầu cử Mid Term tháng 11 năm nay sẽ biết.