Trong Hội Nghị Trung Ương 8, được tổ chức tại Hà Nôi, từ ngày 2 tới ngày 6 tháng 10, toàn bô Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ngày 3 tháng 10 đã đồng thuận với tỷ lệ 100%, đề cử Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nhà nước, với phương án "nhất thể hóa" hai chức danh cao nhất của nhà nước Việt Nam, là Tổng Bí Thư Đảng, và Chủ tịch nhà nước.
"Nhất thể hóa" là đặt 2 chức vụ dưới sự điều hành của một người.
Theo quy tắc, sau khi Chủ Tịch Trần Đại Quang từ trần, Quốc Hội sẽ họp để bỏ phiếu chọn một Chủ Tịch mới thay thế. Nhưng lần này, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có sự đề cử từ Đảng, thì tất nhiên Quốc Hội phải thông qua, vì vị trí của Đảng cao hơn Quốc Hội, và hơn nữa, các nghị viên Quốc Hội đều là do đảng đề cử, thì việc bầu bán lần này, chỉ là vấn đề hợp thức hóa.
Sau khi tin "nhất thể hóa" được loan ra, thì đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Tung hô mau mắn nhất, là ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội. Ông phát biểu: Tôi ủng hộ, nếu Tổng Bí Thư được bầu làm Chủ tịch nước, vì đây là phương án tốt nhất trong tình hình hiện tại. Niềm tin của nhân dân đặt vào Tổng Bí Thư ngày càng mạnh mẽ. Đây là thời điểm đã chín muồi....". Các ý kiến khác, có tính cách khách quan hơn, và không phải là không có lý. Người ta lý luận rằng "nhất thể hóa" là phương cách thực dụng để giảm bớt nhân sự, cho bộ máy cai trị bớt cồng kềnh. Có người còn đi xa hơn, đề nghị áp dụng "nhất thể hóa" toàn quốc, từ trung ương tới tận xã ấp, tức là hai chức Chủ Tịch Ấp và Bí Thư Chi Bộ Ấp gom thành một. Như vậy, thì chính quyền sẽ giảm bớt được một số đông nhân sự, và công quỹ cũng tiết kiêm được một số tiền không nhỏ. Có người lý luận rằng, "nhất thể hóa" còn làm dễ dàng về phương diện ngoại giao. Chức vụ Bí Thư Đảng, chỉ có ở các nước Cộng Sản. Các nước bên Âu Mỹ, không có chức vụ này, nên khi ông Nguyễn Phú Trọng qua ngoại quốc, không có người "đồng vị ", tức là chức vụ "ngang bằng xổ ngay" với ông để đón tiếp, như lần ông qua Pháp mới đây, chỉ có một ông Thứ trưởng.. quèn ra đón. Nếu như ông Trọng vừa làm Tổng Bí Thư Đảng, vừa làm Chủ Tịch nhà nước, chức vụ của ông sẽ ngang hàng với bất cứ Tổng Thống nào trên thế giới, kể cả ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình. Cũng có người lý luận rằng Đảng và chính quyền là hai hệ thống song hành. Đảng có nghị quyết, chính quyền có hiến pháp, nhưng Đảng có quyền lực lấn áp cả chính quyền. Hiến pháp có mặt chỉ để trang trí cho chế độ. Bấy lâu nay, bao nhiêu lần hiến pháp, như quyền" tự do ngôn luận", bị vi phạm một cách công khai và thô bạo, mà người ta vẫn làm lơ. Nay nếu gom 2 chức vụ cho một người điều hành, thì dễ dàng quyết định và cũng được thi hành nhanh chóng hơn, tránh được những sự đụng chạm, lấn cấn giữa 2 bên.
Nhiều người cũng nêu ra những sự kiện "nhất thể hóa" trong lịch sử cận đại như Gorbachev bên Nga, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình bên Trung Quốc, Fidel Castro bên Cuba. Mọi chuyện đều diễn tiến tốt đẹp, và dưới thời Đặng tiểu Bình, Trung Quốc còn thăng tiến mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những ý kiến phản đối, thì cho rằng "nhất thể hóa" là giao cho một người, kiêm nhiệm 2 chức vụ cao, sẽ nắm quá nhiều quyền lực trong tay, không cơ quan nào kiểm soát nổi. Tại các nước dân chủ, đa đảng, thì các đảng sẽ kiềm chế quyền hạn của Tổng Thống, và kiểm soát lẫn nhau. Ở các nước Cộng Sản, chỉ có một đảng duy nhất, mà ông Nguyễn Phú Trọng đang làm Đảng trưởng, lại kiêm thêm chức vụ Quân Ủy Trung Ương, rồi bây giờ lại kiêm luôn chức Chủ tịch nhà nước. Ấy là chưa kể Quốc Hội cũng nằm dưới tay ông, vì các nghị viên Quốc Hội đều do Đảng đề cử ra. Như vậy thì ông sẽ quyền khuynh thiên hạ, như một ông vua..đỏ.
Để diễn tả về thể chế ở Việt Nam, người ta hay phát ngôn "Đảng và nhà nước", hoặc "Đảng và chính quyền". Nay Đảng và chính quyền hợp nhất là một, thì gọi là gì? Hơn nữa, nếu muốn "nhất thể hóa", thì cần phải sửa hiến pháp, vì hiến pháp đã quy định vị trí và nhiệm vụ của Chủ tịch nhà nước, mà không có liên hệ gì tới Đảng. Rồi người ta cũng thắc mắc: "nhất thể hóa" chỉ áp dụng trong giai đoạn của ông Trọng, hay vĩnh viễn? Liệu sau khi ông Trọng dời chức vụ, thì người kế nhiệm sẽ còn được "nhất thể hóa", hay chức vụ lại được phân đôi và phụ trách bởi hai người?
Nhiều người phê bình về nhân cách của ông Nguyễn Phú Trọng, và cho là ông không xứng đáng được giữ 2 chức lớn như vậy. Bản chất tham quyền cố vị của ông quá rõ ràng. Năm nay ông đã 74 tuổi, còn được mệnh danh là "Trọng Lú", tức là tinh thần của ông kém minh mẫn. Cả cuộc đời ông chỉ là nhà giáo, loanh quanh trong việc " Xây dựng Đảng", chẳng có tài cán gì hơn người. Khi ra ứng cử chức Tổng Bí Thư khóa 12, ông đã tuyên bố, vì cao tuổi, ông chỉ làm nửa nhiệm kỳ, rồi sau sẽ rút lui, để người khác thay thế. Nhưng tới nay, ông đã ở quá nửa nhiệm kỳ, mà cứ ung dung tại vị, quên cả lời phát ngôn khi ra ứng cử. Người ta còn nhắc lại, ngày 9 tháng 5 năm 2015, trước mặt một số đại biểu, ông đã phát biểu: "Bí thư mà kiêm chức Chủ Tịch nhà nước thì to quá. Ai mà kiểm soát ông nổi?" Ngày nay, ông lại rắp tâm thâu tóm thêm hành pháp vào trong tay, thì ai kiểm soát được ông?. Theo lời phát biểu của một vị Giáo sư trong nước thì: " kiêm hai chức này phải là người thực tâm yêu nước, yêu dân tộc, có trí tuệ, có đức độ, có tài ba. Người đó, nhất định không thể là ông Nguyễn Phú Trọng. vì ông tuổi tác đã cao, mà trí tuệ thì hạn hẹp. Hơn nữa, với chủ trương thân Trung Quốc, thì giao cho ông " nhất thể hóa" là cơ nguy cho đất nước. ..".
Nói tóm lại, "nhất thể hóa" còn gây nhiều tranh cãi, và còn tốn nhiều giấy mực. Sự kết hợp hai chức vụ dưới sự điều hành của một người cũng không phải hoàn toàn xấu. Tuy nhiên, điều quan trọng, là làm sao tìm ra người có đủ tiêu chuẩn để lãnh nhiệm vụ đó?
Sự kiện "nhất thể hóa" và việc ông Nguyễn Phú Trọng nhận được 100% đồng thuận của các đại biểu đề cử vào chức vụ Chủ Tịch, ngay sau Chủ Tịch nhà nước Trần Đại Quang vừa từ trần, chứng tỏ cái giả thuyết Trần Đại Quang" chết theo lập trình" là có phần đúng. Ông Trọng đã bày mưu tính kế, dồn Trần Đại Quang vào chỗ "phải chết đúng thời điểm", dọn sẵn chỗ trống cho ông "nhất thể hóa", đúng theo đường lối của quan thầy Tập Cận Bình.
Đã 74 tuổi, còn tham quyền cố vị, lại dùng mọi thủ đoạn để thâu tóm quyền lực. Liệu ông Trọng còn lo chuyện đội đá vá trời được bao lâu nữa?
Hoàng thế Hiển
10/2018