Người xưa đã nói :" Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". Câu danh ngôn này, vào bất cứ thời điểm nào, vẫn là một phương kế hữu hiệu, giúp cách giải quyết cho nhữngngười đang bị dồn vào chân tường, trước một tập thể đầy quyền lực, vô phương chống chọi.
Ngày 25 tháng 8, bà cựu Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã vắng mặt không lý do, tại phiên tòa của Tòa án tối cao Thái Lan, để nghe phán quyết cuối cùng, về việc bà có tội hay không, trong vụ trợ giá lúa gạo cho nông dân, khi bà còn tại chức. Vụ trợ giá này đã khiến chính phủ Thái Lan thất thoát hàng tỷ đô la.
Trong các phiên xử trước, bà đã khẳng định mình vô tội và tự nhận " chỉ là nạn nhân của một trò chơi chính trị, được sắp xếp tinh vi".
Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra sinh ngày 21 tháng 6 năm 1967, trở thành vị thủ tướng thứ 28 của Thái Lan, sau khi đắc cử năm 2011. Bà là con út trong gia đình giàu có và thế lực tại Chiang mai, có 9 anh chị em, và là em ruột của Thủ tướng Thaksin Shinawatra, cầm quyền từ năm 2001 tới 2006. Ông Thaksin đã trốn ra nước ngoài, sau khi bị quân đội đảo chính năm 2006. BàYingluck là nữ Thủ tướng đầu tiên, và trẻ tuổi nhất của Thái Lan. Bà bị Quốc Hội truất phế ngày 7 tháng 5, năm 2014 vì bị buộc tội lạm dụng quyền lực.
Sự vắng mặt của bà trong phiên tòa ngày 25 tháng 8, đã gây chấn động giới cầm quyền Thái Lan. Theo báo The Nation, vào 10 giờ sáng ngày 25 tháng 8, cảnh sát trưởng của cơ quan di trú của tỉnh Sa Kaeo đã ra chỉ thị khẩn cấp cho các quan chức kiểm tra chặt chẽ các xe cô trên đường dời khỏi Thái Lan. Theo chỉ thị, các cảnh sát và binh sĩ phải mở cửa tất cả các xe cộ, và kiểm tra từng hành khách bên trong xe, để đề phòng trường hợp cải trang hay trà trộn, nhất là những xe mang biển số Campuchia.
Ông Benjapol , cảnh sát trưởng Sa Rakeo cũng kêu gọi sự trợ giúp của Tư lệnh đội biệt kích 2, tướng Nirot Thongmuan, Tư lệnh quân đoàn 19, và chủ tịch huyện Arayaprathet, để cùng tiếp tay, kiểm tra các tuyến đường biên giới trong địa bàn.
Trong khi đó, Thủ Tướng Prayut Chan-o- Cha đã tích cực chỉ đạo các cơ quan an ninh trung ương kiểm tra các tuyến đường thóat hiểm để tìm ra tông tích của bà Yingluck. ông nói: "trước đó, ông rất vui mừng khi được thông báo là bà Yingluck sẽ hiện diện tại phiên tòa ngày 25 tháng 8."
Cục trưởng cục di trú, Nathathorn Prousoontom khẳng định: "cho tới giờ này, không hề có hồ sơ nào của bà Yingluck xin dời khỏi Thái Lan, thông qua bất kỳ chốt kiểm soát di trú nào, kể cả những chốt ở sân bay hay ở biên giới."
Bà Yingluck đã bị cấm dời khỏi Thái Lan kể từ ngày 19-5-2015, khitòa án bắt đầu thụ án vụ kiện chống lại bà. Ông lý luận rằng, nếu bà Yingluck bổ trốn theo đường hàng không, bằng máy bay riêng, thì hồ sơ về chuyến bay sẽ xuất hiện trong cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục di trú. Tuy nhiên, nếu bà bỏ trốn theo đường bộ, vượt qua biên giới, thì sẽ không có dữ liệu gì lưu lại.
Hiện tại, chính quyền Thái Lan đang nháo nhào đi tìm kiếm bà Yingluck. Nhưng con chim xanh đã bay ra rồi ! Bặt vô âm tín, biết đâu mà tìm?
Sự biến mất của bà Yingluck Shinawatra, làm người ta nhớ tới sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh, chủ tịch công ty dầu khí và phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang tại Việt Nam. Trịnh xuân Thanh bị kết tội đã làm thất thoát nhiều tỷ đồng của các công ty nhà nước, và điểm gây ngạc nhiên là mặc dù có tội, Trịnh xuân Thanh vẫn liên tiếp được thăng quan tiến chức. Trong khi tòa án đang thụ lý, thì bất ngờ, Trịnh xuân Thanh biến mất khỏi Việt Nam vào tháng 9 năm 2016. Dư luận đồn đãi rằng Trinh xuân Thanh đã được một lãnh đạo quyền lực ở VN.... bốc ra khỏi VN đúng thờii điểm. Sau đó ít lâu, người ta thấy các bài viết của Trinh xuân Thanh đăng trên mạng điện tử, thông qua blogger Người Buôn Gió ở Đức, mạt xát Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong, và vạch trần cơ cấu tham nhũng, chia chác, cắt xén của các lãnh đạo chính quyền, trong cơ quan dầu khí Petro Viet Nam. Trinh xuân Thanh bị chính quyền Việt Nam bắt cóc tại Berlin ngày 23 tháng 7, và ngày 28 tháng 7, đã lên truyền hình Việt Nam nhận tội, nói là tự ý mình về VN trình diện chính quyền. Nhưng chính quyền Đức đã có đủ bằng cớ về chuyện bắt cóc, và sự kiện này đã gây sứt mẻ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Những hiện tượng đào thoát ra khỏi nước, vì lý do này, hay lý do khác, không thiếu gì trên quốc tế, nhưng mỗi vụ, lại có những nguyên nhân và hoàn cảnh khác nhau. Trịnh xuân Thanh chỉ là con chốt thí trong vụ tranh chấp quyền lực, thanh toán lẫn nhau của các lãnh đạo Việt Nam. Con chốt này vô cùng cần thiết, vì nắm hết những tang chứng, vật chứng, để kết tội những tên chóp bu, những mục tiêu người ta muốn triệt hạ, bởi vậy, lãnh đạo mới phải cho người sang tận Đức, để bắt cóc về, dù biết làm thế sẽ gây rắc rối ngoại giao.
Bà Yingluck Shinawatra sinh trưởng trong gia đình giàu có và quyền lực, nhưng lại có người anh là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, mang tai tiếng, đã bị quân đội lật đổ sau một vụ đảo chính, và ông cũng đã trốn ra ngoại quốc. Như vậy, bà không thiếu gì kẻ thù, rình mò những sơ hở, để loại bà ra khỏi chính trường.
Sự biến mất của Trịnh xuân Thanh, cũng như của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã làm cho 2 chính quyền phải ...điên đầu. Ai cũng biết, một cá nhân, một gia đình không thể nào làm nổi chuyện này! Cần có một kế hoạch tinh vi, sắp xếp chu đáo, thi hành đúng thời điểm, của một nhóm người có vị trí cao, quyền lực mạnh, mới làm nổi.
Đó là ai ? Xin hãy chờ xem ! Và chắc chắn là chúng ta sẽ không phải chờ lâu !
Đoan Nghi
8/2017