Trong nước vừa mới phát hành một bộ sử VN gồm 15 tập, từ đầu cho tới năm 2000. Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam đã gọi đây là bộ thông sử, và giới thiệu nguyên văn như sau: “Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm 15 tập, diễn giải lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, là công trình trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (cấp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), do Viện Sử học là cơ quan chủ trì. Bộ sách được tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học biên soạn. Bộ sách đã chọn lọc và sắp xếp trật tự niên đại, thời đại một cách logic, khoa học và hợp lý; đồng thời đã chú trọng việc bổ sung những kết quả nghiên cứu mới nhất của các ngành khoa học xã hội và nhân văn như: Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Tôn giáo học, Văn hóa học…
Đây là bộ Thông sử Việt Nam lớn nhất, đồ sộ nhất từ trước đến nay. Bộ sách có giá trị lớn về lý luận, thực tiễn và xã hội, với nội dung phong phú, toàn diện, nhiều tư liệu mới, có giá trị, bố cục chặt chẽ, được trình bày có hệ thống. Sách đã được trao Giải vàng sách hay”.
Truyền thông trong nước đã nhất tề phổ biến lời giới thiệu này, kèm theo những bình diễn các điểm kể là đặc biệt và thực hiện những cuộc phỏng vấn các tác giả trách nhiệm để quảng cáo cho tập sách nhà nước sản xuất này. Tại hải ngoại, các chương trình tiếng Việt của các đài phát thanh ngoại quốc, các báo chí cũng như cơ quan truyền thông Việt Nam hải ngoại cũng đã sao chép trích dẫn và thêm thắt này nọ vào để lôi cuốn người đọc.
Xin trích dẫn vài câu trên một tờ báo hải ngoại như sau:
“Lần đầu tiên, có một bộ sách Lịch sử VN dày 15 tập của nhà nước CSVN chịu nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn.
Và không gọi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, trong khi chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...
Báo Tuổi Trẻ gọi đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN.”
Tiếp theo là những bàn tán, nhận định của các chính trị gia, các nhà trí thức và bình luận gia hải ngoại. Nói ra thì nhiều, nhưng rút lại có thể xếp thành hai loại. Một là chê bai sự ngu dốt, sai lầm của cuốn sách. Hai là chú ý đến cái ý nghĩa chính trị của của cái điểm mới mà báo VC Tuổi Trẻ nêu ra. Là “không gọi chính quyền VNCH là ngụy quân ngụy quyền như trước, trong khi chỉ đích danh quân Trung quốc xâm lược VN”.
Chê bai sự ngu dốt hay sai lầm trong việc sản xuất bộ sách là công việc của những nhà hàn lâm, chẳng tạo quan tâm bao nhiêu của dân thường. Trong hoàn nhiễu nhương hỗn loạn kéo dài của VN, ý nghĩa chính trị của các dữ kiện trình bày được chú ý hơn. Đó là hiện tượng “không gọi chính quyền VNCH là ngụy quân ngụy quyền như trước” mà báo VC Tuổi Trẻ nêu ra vì coi là điểm mới, và được nhắc lại bàn tán trong một số giới hải ngoại. Khẳng định này với ý nghĩa suy rộng chính trị hoang tưởng, đã mau chóng bị chỉ ra là sai, không chỉ bởi những người trong cuộc chịu trách nhiệm hoàn thành bộ sách, mà còn bởi một số người theo rõi thời cuộc trong nước cũng như hải ngoại. Sự chú ý đến ý nghĩa chính trị này cũng đã khiến cho quyển sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức năm 2013 được ồn ào giới thiệu ở hải ngoại. Huy Đức tên thực là Trương Huy San, cán bộ VC được nhà nước cho sang Mỹ học về truyền thông. Huy Đức đã viết quyển sách theo cách trình bày học được của Mỹ là đưa dữ kiện hai chiều, có suôi có ngược, khác với lối tuyên truyền VC cổ điển một chiều. Vì thế đã có vài nhà trí thức và một số cơ quan truyền thông tiếng Việt hải ngoại rối rít ca tụng là “khách quan, công bằng” nhất từ trước đến nay. Nhưng khi có người chỉ ra rằng những dữ kiện, những phát biểu của các nhân vật VC đã được lọc lựa hay cắt xén hay trích ra từ những hoàn cảnh và thời điểm về sau này và được xếp đặt để tạo ấn tượng là những phát biểu ở giai đoạn 1975 thì những thổi phồng tuyên truyền bị xẹp lép và quyến sách mau chóng đi vào quên lãng.
Thấy được cái xảo thuật truyền thông VC học được của Mỹ để lừa gạt là điều cần thiết. Nhưng quan trọng hơn có lẽ là phải nhận ra được cái mặc cảm vừa tự tôn vừa tự ti ở khá nhiều người bên thua cuộc. Cái mặc cảm phức tạp này biểu hiện ra trong sự hoan hỉ trước tin kỷ niệm đâu đó trong nước những quân nhân hy sinh tại Hoàng Sa, trong những suy diễn về việc VC cho trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa, trong sự loan truyền những video giả việc cải táng và xây mộ cho những tử sĩ ở đồi Charlie vân vân… Hoan hỉ chỉ vì tự nhủ mình thua trận nhưng VC phải công nhận gián tiếp sự anh hùng của mình! Nó cũng biểu hiện ra sự hãnh diện ở một số thành phần hay đem ra khoe rằng VC chửi mình, để gián tiếp quảng cáo sự hiên hữu của mình mà chẳng có mấy ai biết. Nghĩ cho kỹ, cái mặc cảm phức tạp này chỉ là do tình trạng yếu kém tự thân. Kể cũng đáng thương. Và không nên phê phán làm gì tội nghiệp. Mà chỉ cần biết rằng VC công nhận hay không thì VNCH vẫn là VNCH. Cũng không cần quan tâm đến những ngôn từ sỉ mạ của VC đối với VNCH cho mục đích tuyên truyền hay hả giận. Cũng như không cần quan tâm đến những lời tự xưng dương lố bịch của chúng, như “đỉnh cao trí tuệ loài người”.
Bởi vì thử hỏi có bao giờ mà một con người bình thường đi sủa thi với chó? Đối với chó nếu muốn, thì phải dậy bảo nó (nhân tiện xin nói rằng ở Mỹ một giờ trả cho người dậy chó mất từ 100 đến 300 đô la). Nghĩa là vừa dùng cái thức ăn nó thích mà ở VN thời xưa miền Bắc có nhiều ở ngoài đồng, để dụ, hay là dùng roi vọt mà trừng phạt nó, hoặc vuốt ve khuyến khích nó, tùy hoàn cảnh. Không có khả năng như thế hay là không có thì giờ quan tâm đến thế giới của chó thì tốt hơn hết là mặc kệ cho nó sủa chán rồi thôi.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Ngày 9 tháng 9/2017