Cuộc điều trần của ông James Comey cựu giám đốc FBI trước ủy ban tình báo thượng viện đã qua đi, không để lại nhiều ấn tượng mạnh cho những người theo rôi sau khi ánh sáng truyền hình tắt. Tổng thống có quyền bãi nhiệm giám đốc cơ quan tình báo FBI, như chính ông James Comey tuyên bố. Nhưng cái cách thực hiện chuyện này của ông Trump cùng với những giải thích tiếp theo của Bạch cung chĩa vào ông Comey và nhân viên FBI nói chung, đã tạo ra những phản ứng. Điều này ông Comey đã nói ra trong buổi điều trần rằng “Chính phủ đã bêu xấu tôi, và quan trọng hơn, là bôi xấu FBI khi nói rằng cơ quan trong tình trạng lộn xộn, vì điều hành kém. Đây là những lời dối trá, đơn giản và trắng trợn”. Vụ này đã là chất liệu để tạo những bàn tán tiêu cực liên tục trên truyền thông giòng chính chống ông Trump và đã bị ông gọi là “truyền thông tin giả thất bại” cũng như không ngần ngại nêu tên công khai.
Những bàn tán kéo dài nhắc đi nhắc lại này đã tạo cho quần chúng theo rõi truyền thông giòng chính nói chung, một số ấn tượng về ông Trump. Thứ nhất là ông Trump đã bãi nhiệm ông Comey vì ông đã không chịu nghe ông Trump bỏ vụ điều tra mối liên hệ giữa Nga với cựu cố vấn hội đồng an ninh quốc gia của ông Trump là tướng Michael Flynn. Hành động này là một hành động phạm tội “cản trở công lý” có thể dẫn tới sự bãi chức tổng thống. Thứ hai, là ông Trump đã dụ dỗ ông Comey làm tay chân trung thành cho mình, mà không được. Hàm ý rằng đây cũng là việc sai trái. Thứ ba là ông Comey đã bị đuổi vì đã d cho điều tra về âm mưu toa rập giữa các cộng sự viên của ông Trump với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống. Về điểm này, trong cuộc điều trần, ông Comey đã nói “Theo suy nghĩ của tôi thì tôi đã bị bãi chức vì cuộc điều ra về Nga. Tôi bị bãi chức, là một cách nào đó, để thay đổi – hay là một nỗ lực để thay đổi cái cách mà cuộc điều tra về Nga đang tiến hành”. Nhận định này là một nhận định cá nhân của ông Comey, cũng tương tự như nhận định trên truyền thông giòng chính tin giả. Đồng ý với nhận định này hay không là tùy ở từng người chống đối, hay ủng hộ Donald Trump. Về mặt pháp lý thì luật sư Marc Kasowitz của ông Trump đã bác bỏ bằng một văn bản rằng “tổng thống đã không hề qua hình thức hay nội dung ra lệnh hay gợi ý cho ông Comey ngưng điều ra bất cứ ai.” Tin ai, tin ông Comey hay tin ông Kasowitz dĩ nhiên là thuộc thẩm quyền của một bồi thẩm đoàn, nếu có triệu tập.
Không đi thêm vào những chi tiết mất thì giờ không cần thiết. Ở đây nói tổng quát thì những trình bầy của ông Comey khá là chừng mực và chọn lựa, để mà tạo ấn tượng khách quan nhằm tạo tin tưởng. Đó là nguyên tắc “chính trị phải đạo”, tuy rằng ông không khỏi có những nhận định nhắm vào con người Donald Trump, vì phản ứng đối với việc bị bãi nhiệm. Sự chừng mực này đã nhận thấy trong vụ điều tra về sự xử dụng điện thư riêng của bà Hillary Clinton. Cũng như được thấy trong mấy tháng làm việc trong chính phủ Trump cho tới ngày bị bãi nhiệm. Thái độ “chính trị công chức” này thích hợp cho những hoàn cảnh chính trị ổn định chung chung, chống đối nhau vừa phải như từ thời Obama trở về trước. Nó không còn thích hợp trong hoàn cảnh tranh chấp Donald Trunp Hillary Clinton, khi ông Trump là một người ở ngoài cơ chế, đi vào cơ chế không có sự tán thành của cơ chế (cả Dân chủ lẫn Cộng hòa). Đó là lý do tại sao ngoài các nhà chính trị còn có cả hệ thống truyền thông giòng chính tiếp tục chống đối Donald Trump ngay sau khi ông thắng cử. Trong tình trạng như thế, Donald Trump dù muốn dù không cũng phải thủ thế. Những người phải đạo chính trị không có chỗ ở vòng cộng tác cao cấp nhất. Cho nên ông Comey đã phải ra đi.
Những phát biểu của ông Comey trong cuộc điều trần do đó đã được diễn dịch tùy theo lập trường người nghe. Nhưng không thuyết phục được quần chúng mới. Và cuộc điều trần đã không trả lời cho những giả thiết truyền thông giòng chính và những nhà chính trị chống Trump đưa ra như vấn đề liên hệ với Nga, vấn đề cản trở công lý. Nghĩ cho sâu hơn nữa thì tất cả nhửng điều này cho tới nay chỉ là câu hỏi và chưa phải là bằng cớ mà ngay chính ông Comey cũng không có và do đó không thể đưa ra. Chứ không phải lả thương quý gì ông Trump. Tất cả là đổ vào đầu người phụ trách điều tra hiện nay là ông Robert Mueller. Kết quả ra sao, thì từ xa khó mà nói vì nó tùy thuộc vào khả năng vận động và trả giá chính trị hai bên.
Một hệ quả không hay cho truyền thông tin giả CNN là đã phải cải chính tin hãng đưa ra khẳng quyết rằng ông Comey sẽ phủ nhận lời ông Trump cho biết rằng ông Comey đã khẳng định rằng tổng thống đang không bị điều tra trong vụ liên quan với Nga. Tại cuộc điều trần, ông Comey nhận rằng có nói như thế!
Qua những tin tức và bình luận trên truyền thông giòng chính tin giả thì cuộc chiến với ông Trump chưa chấm dứt. Nhưng hiện đang có những suy diễn ai thắng ai thua, mà kết luận là ông Trump thua về chính trị nhưng thắng về pháp lý. Nói khác đi thì đã không có yếu tố nào để buộc những tội ông Trump đã bị coi là phạm phải. Chuyện bãi nhiệm ông Trump đã trở thành chuyện xa vời, tuy vẫn có người nhất quyết tiến thêm.
Thủ lãnh phe chống đối ở thương viện là thượng nghị sĩ Schummer đã lên tiếng đòi ông Trump công bố bản ghi âm cuộc nói chuyện với ông Comey hồi tháng 2/2017 mà ông Trump hàm ý trên tweeter là có. Dù có hay không thì đây chỉ là đòi hỏi tầm phào, vì những điều ông Comey nói đã đủ cho thấy sự việc và con người ông Comey. Bản ghi âm cuộc nói chuyện không thêm bớt gì. Truyền thông giòng chính chuyển sang bàn tán một cách dè bỉu về thái độ của Bạch cung, cũng vẫn qua những tiết lộ của các nguồn tin dấu tên. Và bắt đầu chê bai những cung cách công bố kém cỏi các chính sách mới mà đáng lẽ ra có thể là tạo nhiều chú ý thuận lợi cho ông Trump.
Có thể nói rằng ông Trump là tổng thống Mỹ hiện đại đầu tiên mà truyền thông giòng chính châm chích kỳ cùng, trong thời gian tranh cử cũng như sau khi thắng cử nhậm chức. Cho tới nay thì mọi sự từ Trump đều là xổ toẹt. Có phải đây là vì bản tính cá nhân của ông Trump hay là vì những lý do nào khác? Có thể cần sẽ xét đến câu hỏi này trong một dịp khác.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Ngày 9 tháng 6/2017