(Đan Tâm)
Câu chuyện xảy ra tại sở thú Cincinnati, tiểu bang Ohio. Ngày 28, tháng 5, một câu bé trai 3 tuổi , theo mẹ đi thăm chuồng khỉ đột trong sở thú, đã hứng chí, tư động leo qua hàng rào thấp, len lỏi theo các bụi cây, và rơi vào trong chuồng khỉ đột, trước cặp mắt kinh hoàng của những người chứng kiến. Trong khi bà mẹ câu, còn đang mải mê săn sóc đứa con khác. Cậu bé rơi vào trong một lạch nước, sát bên hàng rào ngăn cách chuồng khỉ với bên ngoài. Ngay tức thì, con khỉ đột tên Harambe, 17 tuổi, nặng 400 lbs, chạy tới, nắm tay cậu bé, kéo đi. Theo như video quay được của một người chứng kiến hôm đó, thì khỉ Harambe đi rất nhanh, tay kéo theo cậu bé, nhưng không có hành động gì tác hại tới cậu bé. Nhờ ở dưới nuớc, nên cậu bé cứ bồng bềnh theo làn nước, mà không bị va chạm vào các vật cứng như cây cối, đất đá, nếu như ở trên bờ. Ngay lập tức, các nhân viên sở thú được thông báo, và tới bắn chết khỉ đột Harambe, giải thoát cho cậu bé. Cậu bé được đem vào bệnh viện, với thương tích sơ sài, không nguy hiểm tới tính mạng.
Khỉ Harambe là một loại khỉ đột hiếm quý, và đang trên đà diệt chủng, nên đựơc các nưóc văn minh tìm hết cách để bảo tồn. Cái chết của khỉ đột Harambe là một mất mát lớn cho người dân Mỹ nói chung, và cho sở thú Cincinnati nói riêng, nên đã gây dư luận ồn ào, sôi động. Công chúng khắp nơi trên nước Mỹ, bày tỏ sự bất bình, thông qua mạng điện tử và facebook…. Các “Hội bảo vệ súc vật”, “Hội bảo vệ các động vật hiếm quý”, và “Hội bảo vệ thú vật hoang dã” cùng đồng thanh lên tiếng, kết án người mẹ đã không làm tròn nhiệm vụ trông nom con cái, và đòi hỏi chính quyền phải mang gia đình cậu bé ra tòa, bắt họ đền bù cho cái chết của Harambe. Các nhân viên sở thú cũng bị trách cứ, là đã hành động quá vội vã, lẽ ra nên dùng súng bắn thuốc mê, trước khi dùng tới súng đạn, như vậy, vừa cứu được cậu bé, mà vẫn bảo toàn đuợc mạng sống của khỉ Harambe. Nhân viên sở thú thì biện bạch rằng, tính mạng cậu bé đang ở trong tình trạng nguy hiểm cấp thời, trong khi súng thuốc mê thì cần có thời gian để tác động. Hơn nữa, trong những phút đầu, có thể thuốc mê sẽ gây kích thích, khiến khỉ đột có những hành động điên rồ, khó mà lường trước đươc hậu quả.
Tin cuối cùng cho biết, cậu bé 4 tuổi đã được bình an ra khỏi bệnh viện. Người mẹ cậu bé không bị quan tòa truy tố, và hàng rào chuồng khỉ đột đã được xây cao lên 42 inches đễ giữ an toàn cho khách thăm viếng.
Ngày 21 tháng 5, ở Chile, tại sở thú Santiago, 2 con sư tử cũng bị nhân viên sở thú bắn chết để cứu tính mạng một thanh niên mang bệnh tâm thần. Anh này đã cởi hết quần áo, nhảy vào chuồng sư tử để tự vẫn, bằng cách cho sư tử xé xác. Anh ta may mắn, tuy không chết, nhưng mang nhiều vết thương trầm trọng, và đã được bệnh viện cứu sống.
Hai con sư tử này cũng là loại động vật hoang dã hiếm quý, và sở thú Santiago chỉ tổng cộng có 3 con.
Những quyết định của các nhân viên sở thú ở Cincinnati, cũng như ở Santiago, là những quyết định sáng suốt và đầy nhân bản. Dù quý giá tới đâu, mạng sống của thú vật cũng không thể so sánh được với mạng sống của con người!
Đọc 2 câu chuyện trên, trạnh nhớ tới hoàn cảnh mới đây của VN ta: cá chết hàng loạt, chết vô tội vạ, chết chất thành đống cao, kể cả các loại cá lớn, như cá voi, ở 4 tỉnh miền Trung, do nguồn nước bị nhiễm hóa chất độc hại ! Cá tuy không phải là động vật hiếm quý, nhưng cá là nguồn sống của người dân Việt Nam. Đất nước ta, 3 mặt giáp biển, số ngư dân sinh sống bằng nghề biển rất nhiều. Cả nước xôn sao, kinh hoàng, chẳng ai còn dám ăn cá, và các hải sản khác như tôm, mực, hải sâm, bào ngư, ốc biển... Các ngư dân, trong phút chốc phải bỏ nghề, treo lưới, lâm vào cảnh thất cơ lơ vận, nguy cơ chết đói ngay trước mắt. Người dân VN, cũng kinh hoàng, hoang mang, biết ăn gì bây giờ ? Muối làm từ nước biển, nước mắm làm từ cá, mắm tôm làm từ tôm, toàn những thực phẩm căn bản của người VN…. Cảnh cá chết, nước biển bị nhiễm độc hóa chất, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, và sinh mạng con người, nên đã nổ ra những cuộc biểu tình tự phát, và bị nhà nước đàn áp một cách thô bạo.
Tới nay, là đã 2 tháng trôi qua, những người lãnh đạo chính quyền không hề có một lời giải thích nghe được về nguyên nhân cá chết, cũng như đưa ra biện pháp cụ thể để bảo vệ đời sống của người dân. Có lẽ họ muốn áp dụng câu: “để lâu, cứt trâu hóa bùn….”
Ở VN, mạng sống của con vật, và của con người, đều như nhau, không mạng sống nào được tôn trọng! Con chó trung thành với chủ, con mèo tình cảm quấn quít bên chân, đều bị đập đầu làm thịt để ăn nhậu. Các loài dơi, rắn, mãng xà cũng bị chặt đầu lấy máu uống cho bổ dương. Chim cuốc bị móc mắt ăn cho sáng mắt. Người dân bị nhốt trong đồn công an, qua một đêm, hôm sau ra người thiên cổ!
Qua dư luận Mỹ sôi nổi về cái chết của con khỉ đột Harambe ở sở thú Cincinnati, người ta ngộ ra rằng: mạng sống của khỉ đột nước tư bản, còn được quan tâm nhiều hơn là mạng sống những người dân của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.
Đan Tâm
6/16