Nghe nhạc Kháng Chiến nhân tháng 8 tưởng niệm Đông Tiến (Tuệ Vân)
Read moreNghe nhạc Kháng Chiến nhân tháng 8 tưởng niệm Đông Tiến (Tuệ Vân)
Kháng chiến quân Việt Nam.
Your Custom Text Here
Kháng chiến quân Việt Nam.
Nghe nhạc Kháng Chiến nhân tháng 8 tưởng niệm Đông Tiến (Tuệ Vân)
Read moreBà Tống Mỹ Linh
Thân tặng các phụ nữ đã đứng bên cạnh cuộc đời của tôi
Thời xa xưa trong các sách bàn về Tướng Mệnh Học, người ta chỉ đề cập 2 yếu tố KHẢ ÁI và KHẢ HỈ để mô tả những đặc trưng của người phụ nữ.
Những phụ nữ khả ái là những phụ nữ đẹp nhưng người đàn ông thích yêu thương chiều chuộng nâng niu nhiều hơn là nghĩ đến chuyện mây mưa. Nữ diễn viên điện ảnh Audrey Hepburn của Thụy Điển và nữ ca sĩ Ngọc Lan của người Việt Hải Ngoại là 2 hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ dễ thương khả ái.
Những phụ nữ khả hỉ là những phụ nữ đẹp nhưng khi nhìn ngắm vào những phụ nữ này người đàn ông luôn nghĩ đến chuyện mây mưa. Nữ diễn viên Marylyn Monroe của Hoa Kỳ và nữ diễn viên Brigitte Bardot của Pháp là 2 hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ khả hỉ.
Read moreTôi chưa (và có lẽ không) có cơ hội nào để trở lại Pleiku. Ngày xưa, tôi chỉ ghé lại thành phố bụi đỏ này một đôi lần ngắn ngủi, như chỉ một thoáng chợt đến chợt đi, chưa hề làm quen với một “em Pleiku má đỏ môi hồng”nào. Ngoài Đồi Đức Mẹ, nơi đơn vị đóng quân một tháng, cả một tháng “gió lạnh mưa mùa”, tôi chỉ còn nhớ cái quán rượu trong Khu Chợ Mới, nơi anh bạn Biệt Động Quân đưa tôi đến để tìm những cơn say, và một ngôi trường được dùng làm cô nhi viện, nơi có sœur Anna xinh đẹp, đã gợi lại trong tôi hình ảnh của những đồng đội đáng mến mà vắn số như Nguyễn Phú Hùng Em. Tôi da diết nhớ đơn vị xưa, thời chúng tôi còn trai trẻ, nhớ từng khuôn mặt bạn bè đã nằm lại trên các chiến trường xưa hay đang lưu lạc muôn phương, tiếc thương cho cuộc tình đẹp của những người lính trẻ, lãng mạn, thơ mộng, nồng nàn nhưng sớm chia lìa đớn đau bởi cuộc chiến tranh oan nghiệt.
Read moreNhững trạm tiếp cư cho người Việt tỵ nạn ở Galang (thập niên 1980-90)
Ngồi trong tiệm Hiển Khánh Đa Kao nhâm nhi ly chè sen đá lạnh Lộc mời sau khi nghe nàng trình diễn ca vũ trong buổi sinh hoạt văn nghệ ở trường ra, Thúy Ngọc giật mình khi nghe Lộc hỏi “Thúy Ngọc có bao giờ nghĩ đến chuyện xuất ngoại không?”. Nàng biết Lộc để ý đến mình, có thể là mê mình, từ lâu, khi mới vào phân khoa Kinh thương ở đại học Minh Đức. Nên bình thản trả lời: “Không. Trước đây, có dịp xuất ngoại nhưng Thúy Ngọc không đi. Hồi đó có người du học sinh ở Pháp về nghỉ hè gặp Thúy bị coup de foudre đến nhà xin cưới rồi hai vợ chồng đi Pháp sống. Thúy từ chối. Vì đã quá hài lòng với đời sống được thương chiều săn sóc từng chút một trong gia đình, cho nên không muốn mạo hiểm đến một xứ lạ xa xôi ngôn ngữ phong tục khác biệt”. Tuy nghĩ đó là một cơ hội thăng tiến cho Thúy nhưng mợ Thúy không ép. Cho nên chuyện đó bỏ qua. Bây giờ đâu còn là lúc nói chuyện xuất ngoại nữa”. Yên lặng. Một lát Thúy hỏi “Tại sao tự nhiên anh hỏi chuyện xuất ngoại?”. Yên lặng. “Tại muốn biết ý Thúy Ngọc trước khi đến nhà xin phép Mợ ”. “Thì Lộc đến hỏi ý kiến mợ Ngọc đi”.
Read moreGửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang
tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư.
NGÔ THẾ VINH
Read moreGiáo sư Nguyễn Xuân Khoan và bác sĩ Trần Xuân Dũng (từ trái sang phải tấm hình)
Từ 'Thời Đại Của Tôi' đến 'Sống Chẳng Còn Quê' (Nguyễn Xuân Khoan)
Read moreCÁO PHÓ (kỹ sư Lê Tường Khánh từ trần)
Read moreÔng Ted thốt lên mừng rỡ:
- Ôi tốt quá! Thật không ngờ. Khi cha ta sống thì ta không thèm để ý. Đến khi cha ta mất, khát khao muốn biết gốc gác thì không biết hỏi ai. Gần đất xa trời ta cứ ôm hận không biết tổ tiên mình.
Quân nhẹ nhàng:
- Dạ, ông cho cháu địa chỉ mới, cháu gởi cuốn gia phả và bản dịch tiếng Anh cho ông ạ.
Ông Ted sung sướng cười lanh lảnh:
- Nhân quả, Phật pháp tuyệt vời làm sao. Nếu ta ham tiền thì đâu thể gặp cháu. Cháu cho ta món quà vô giá!
Ông cười to, nói tiếp:
- Một ông Việt ở Mỹ mua đồ của ông Nhật ở Mỹ, rồi ông Việt lại nhờ bạn Việt ở Nhật dịch tiếng Nhật ra tiếng Việt, ông Việt lại dịch ra tiếng Mỹ... Chuyện như một giấc mơ, cháu nhỉ!
Quân phấn khởi cười với ông:
- Dạ, cháu đến giờ nhìn chiếc tủ thờ vẫn tưởng đang mơ ông ạ. Ông và cháu có một giấc mơ rất đẹp.
Ông Ted cười khoái chí:
- Điều đẹp nhất là giấc mơ của chúng ta có thật. Phật pháp nhiệm mầu quá, cháu nhỉ...
Read moreNhạc sĩ Từ Công Phụng (sinh năm 1942)
Tối hôm qua ngày 2 tháng 4/2024 tôi có thêm một cháu nội, Nova Xuân Anh. Mẹ tròn con vuông. Bây giờ tôi mới được xem hình cả nhà nó ở trong bệnh viện. Bố mẹ và chị nó: Vinh, Thảo và Soleil Bảo Anh. Thảo hơi xanh, Vinh tươi tỉnh và Soleil thì nhẹ nhàng liên tục hôn lên trán và vuốt tóc nó. Bảo Anh đã được con gái lớn của tôi, Bích Ngọc, từ Los Angeles bay về phụ giúp hai em trông nom cháu trong những ngày đầu bận rộn. Con gái thứ hai của tôi, Quỳnh Dao ở Berlin Đức quốc đang bận công việc chưa sang được, nhưng hai ba tháng nữa sẽ sang và sẽ ở dài ngày. Hai vợ chồng con gái út của tôi (AJ và KT) ngay khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa ở Philadelphia thì đã bay về kiếm việc ở Thành phố gió với tôi. Nhưng đành ở lại Philadelphia vì chỉ ở đó mới có chỗ cho cả hai vợ chồng, với hai con gái Ramona Anh Thư và Noemi Minh Thư, đã bắt đầu đi học. Được cái may là trong đại gia đình tôi, từ ông bà trở xuống đến các cô dì chú bác anh em con cháu đều rất thân gần quấn quýt thương mến nhau.
Tất cả những chuyện này đã xóa sạch những suy nghĩ cay chua của tôi về cuộc đời khi hàng ngày bị tràn ngập bởi những tin tức và hình ảnh giết chóc tàn khốc trong cuộc chiến Isreal Palestine, những sỉ mạ nhau tranh thắng của các phe chính trị đối nghịch Mỹ. Những tuyên bố giả đạo đức thô kệch của các nhân vật chính trị từ đáy lòng biết rằng con người bận rộn mờ mắt trong xã hội giàu mạnh mà trên tờ giấy bạc có mấy chữ ‘IN GO(l)D WE TRUST’ dễ xúc động vì những chuyện chó chết, mèo mất chung quanh hơn là những vấn đề sâu xa nhân bản. Và cũng may mắn, một người bạn đồng tù cải tạo ở Vancouver BC đã chuyển cho tôi nguyên vẹn bài ca tôi không biết tên mà tôi chỉ nhớ loáng thoáng vài chữ và lơ mơ âm điệu vì biết từ đã lâu. Rất phiêu bồng lãng mạn lâng lâng tình cảm. Đó là bài “Mùa Xuân trên đỉnh bình yên” do nhạc sĩ Từ Công Phụng sáng tác và hát.
Xin chia xẻ cùng các bạn có thì giờ. Mời nghe cho biết.
Trần Xuân Ninh (tối ngày 3 tháng 4/2024)
Read morelươn (nguồn hình internet)
Về một trường hợp “lươn ngắn mà chê trạch dài, thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm”
Read moreRead moreNgồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ tốt nghiệp y khoa đại học Sài gòn trước năm 1975, làm việc ở bệnh viện Nhi đồng đường Sư Vạn Hạnh. Bác sĩ Ngọc không bỏ chạy khỏi Sài gòn trong cuộc đổi đời tháng 4/1975 và tiếp tục yên lặng làm việc. (Vì có thân nhân cật ruột ở cấp chức quyền lực trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Ông bắt đầu có một số bài viết chung chung được phổ biến lai rai và một Trang Nhà Đỗ Hồng Ngọc sau khi nhà nước ngưng chủ trương Bác đi “Tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” mà dân chúng nói lái là “bi đát”, (vì đói, mà tiếng Việt bình dân mô tả là “rã họng” hay “trắng mắt”). Xin kính mời quý vị và các bạn đọc một bài viết mới đây của bác sĩ ĐHN, một người đặc biệt may mắn, được chuyển đi trên một nhóm thân hữu Email mà người cho lên mạng BTVC nhận được.
Read moreThăng trầm của đất nước rồi sẽ qua và trở thành lịch sử. Điều đáng quan tâm là chúng ta đã sống thể nào, sống ra sao trong giòng sử đó, vậy thôi.... (PDH ngày 8/3/2024)
Read morePhiladelphia (nguồn hình Internet)
Tina lái chiếc xe thuê ở phi trường đi theo những con đường trên triền đồi mãi mới đến được cái địa chỉ trên vùng cao Pennsylvania, nhìn ra biển xanh. Căn nhà là một cái biệt thự giữa một khoảnh đất rộng, cây cối vườn tược trông nom tuơm tất. Walter đon đả mở cửa đón khách. “Thank you for coming. It has been a long time since I left California”.
Read moreĐiều Ngự Giác Hoàng (nguồn hình Internet)
Quảng, người chồng do dự đã lâu nhưng sau cùng thì đã quyết định lên tiếng. Hiền, người vợ đang nằm nghiêng úp thìa quay sang một bên, thở đều đặn. Quảng đặt tay lên vai Hiền. Không thấy động tĩnh gì. Quảng khẽ lay. “Ngủ rồi hả? Sao mà dễ ngủ thế?”
Read morenguồn hình; Huỳnh Anh Trần Schroeder
Nghe tin anh về thăm quê và muốn gặp tôi, tôi vui mừng chảy nước mắt, những giọt lệ tưởng đã khô giòng từ sau ngày đất nước đã mất vào tay những người gọi là anh em của bờ kia vỹ tuyến.
Lê đôi nạng gỗ qua đường đê và lối đất đỏ đường làng đến quán anh nhắn sẽ gặp, lòng tôi bồn chồn bao nỗi ứơc ao của ngày xưa.
Read moreTừ 90 năm nay tại thị trấn nhỏ nghỉ mát Menton ở vùng Riviera Pháp quốc, giữa Monaco và biên giới Ý đại lợi, có truyền thống diễn hành xe hoa kết bằng trái chanh và cam ( La Fête du Citron). Năm nay để đón mừng Thế vận hội mùa hè 2024 tổ chức tại Paris, Menton đã dùng 140 tấn cam và chanh kết thành những hình ảnh lực sĩ và đuốc thế vận. Chủ đề năm nay là Thế vận hội Từ Cổ Xưa tới Ngày Nay (Les jeux Olympiques de l’ Antiquité à nos jours). Kéo dài từ 17 tháng 2 đến mồng 3 tháng 3/2024. Xin mời quý vị và các bạn xem 4 hình xe hoa đặc biệt này.
Read moreGiáo sư Trần Huy Bích
Người viết gặp anh Trần Huy Bích cuối năm 1956, niên khóa 56 - 57, khi anh cùng với Ban Văn Nghệ trường Chu Văn An đi các lớp để nói về tờ Đặc San Xuân của trường, và khuyến khích mọi người viết cho đặc san. Khi tờ báo in xong, tôi gặp lại anh lần thứ nhì. Anh đến lớp tôi để tuyên dương anh Nguyễn Gia Phái về bài thơ "Chu Văn An Mến Yêu" được đăng trên tờ Đặc San Nhựa Sống. Bài thơ của một học sinh đệ lục nói về kỷ niệm và mộng ước dưới mái trường.
Read moreNhạc Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy. Tiếp theo, Lê Diễm Chi Huệ giới thiệu chủ đề thảo luận: Mầu sắc Biệt ly trong Thi ca và Âm nhạc
Read more