Cái vụ ăn mừng chiến thắng tại Ukraina vào ngày 9-5 của Nga coi như phá sản.
Đây là ngày kỷ niệm chiến thắng của Nga chống lại Đức quốc xã trong thế chiến 2, được coi là ngày lễ lớn nhất của quốc gia kể từ thời Liên Xô cũ.
Đúng ra ngày chiến thắng Đức của quân đồng minh là 8 tháng 5 sau khi Đức đầu hàng vô điều kiện, nhưng Stalin không hài lòng với việc ký kết văn kiện đầu hàng ở Reims, Pháp. Do đó, văn kiện đầu hàng được ký một lần nữa tại Berlin vào ngày hôm sau, và Liên Xô đã coi ngày này trở thành ngày kỷ niệm.
Khi thấy bị sa lầy trong cuộc chiến xâm lược; ngày 27-4, Putin bóng gió không loại trừ sử dụng vũ khí nguyên tử chiến lược nếu Châu Âu gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraina; tuy nhiên ngay khi bản phân tích của NATO cho thấy, chỉ cần 95 giây sau khi Nga bấm nút nguyên tử, thì Moskva và St Petersburg thành bình địa; bộ trưởng ngoại giao Nga liền xuống giọng. Như vậy cũng biết sợ!
Quân đội Ukraine bằng cách nào đó sẽ ngăn chặn bước tiến tấn công của quân đội Nga ở phần phía đông và phía nam, đồng thời sẽ muốn mở một cuộc tấn công đảo ngược vào tháng 5 này sau khi nhận vũ khí hạng nặng từ Hoa Kỳ và Châu Âu.
Khi quân đội Ukraine chuyển sang tấn công, các mục tiêu lựa chọn sẽ là các đơn vị hậu cần của Nga phụ trách tiếp tế nhiên liệu và lương thực, hoặc đơn vị dự bị pháo binh, tên lửa phòng không, công binh, đạn dược.
Mấu chốt mà quân đội Ukraine có thể tấn công thắng hay bại là dựa vào số lượng máy bay không người lái Switchblade, Phoenix Ghost, UAV Puma cùng các loại phóng lựu và vũ khí bắn đạn pháo dẫn đường như lựu pháo Howitzer 155mm, có thể bắn 4 phát/phút và nhắm trúng mục tiêu cách xa gần 30 km. Các hệ thống tên lửa có laser dẫn đường được trang bị trên các chiến đấu cơ nhưng cũng có thể phóng từ mặt đất hoặc các phương tiện khác. Chưa kể hỏa tiễn Stinger và Javelin đã tham chiến.
Trong tình hình thế trận bế tắc, ngay cả khi quân đội Nga bị đe dọa và ra lệnh bởi Putin, những người lính Nga sẽ không lao trận một cách liều lĩnh nếu trực giác họ nghĩ rằng điều đó sẽ mang tới cái chết
Vì thế, vũ khí drone (máy bay không người lái) sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt các đơn vị hậu cần yểm trợ tác chiến của các binh chủng đồng thời tham gia đánh ở tiền tuyến khiến những người lính Nga chiến đấu trên mặt trận hoảng sợ lo rằng, họ sẽ bị cô lập và bị tiêu diệt nếu hỏa lực của pháo binh yểm trợ đàng sau, các loại vũ khí phòng không bảo vệ bầu trời, các đơn vị tiếp tế đạn dược, hoặc đường liên lạc và rút lui về hậu tuyến không được bảo đảm.
Khi sự hoảng sở khiến họ đi ngược lại với mệnh lệnh, sẽ nghĩ đến việc trốn thoát, hàng phòng thủ dễ dàng bị phá hủy.
Đó là điều phổ biến trong lịch sử chiến tranh.
Trong khi đó theo cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Ishiba Shigeru, nếu giả định tồi tệ nhất là việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật được Nga ưu tiên; thì Nhật, quốc gia duy nhất trên thế giới từng bị bom nguyên tử, chúng ta phải tiếp tục bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ở mặt khác, có thể cần lưu ý rằng các quốc gia khác ngoài Nhật Bản không nhất thiết coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều cấm kỵ. Không thể nói đã có sự công nhận quốc tế rằng, nó là một loại vũ khí không bao giờ được sử dụng.
Và nếu Nga quyết định sử dụng cái gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ thì Nhật sẽ phải cần xem xét lại lý thuyết “răn đe bằng vũ khí hạt nhân” một cách nghiêm túc. Có nghĩa cuộc xâm lược của Nga nên là cơ hội để mở đường cho các vấn đề an ninh mà Nhật Bản đã trì hoãn ngay cả việc sửa đổi ba nguyên tắc phi hạt nhân phải được thảo luận ngay.
Nói thẳng, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, Nhật cũng sẽ sẵn sàng phát triển thứ vũ khí này để bảo vệ lãnh thổ.
Ngán gì nhau!