Putin tặng không Phần Lan và Thụy điển cho NATO sau khi cuộc xâm lược Ukraina phô bày bộ mặt quân sự bạc nhược.
Tất cả ngoài dự đoán của "đại đế"; vì nếu cuộc chiến này giải quyết trong vòng 2 tuần thì sẽ không có chuyện khối NATO có thêm 2 thành viên quan trọng.
Báo Yomiuri lên bài xã luận như sau:
・Trong khi mối đe dọa của Nga gia tăng, cuộc huấn luyện quân sự chung "Mũi tên 22" giữa quân đội Phần Lan và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được tổ chức từ ngày 2 đến 13 tại khu huấn luyện quân sự Tây Nam Phần Lan.
Tổng quân số tham gia huấn luyện 3.500 quân với khoảng 150 xe tăng và xe bọc thép. Chương trình huấn luyện nhằm cải thiện mức độ tương tác, phối hợp chiến thuật với quân đội Mỹ, Anh, Estonia và Latvia thành viên NATO.
Một binh sĩ Phần Lan tham gia cho biết: "Chúng tôi phải chuẩn bị đối phó với Nga, quốc gia có biên giới và đồng thời hiện có các hoạt động quân sự trên đất Ukraine. Tuy nhiên chúng tôi không lo lắng; chúng tôi có những thiết bị vũ khí tốt nhất".
Phần Lan thay đổi chính sách trung lập và xin gia nhập NATO do các mối đe dọa từ Nga trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và tình hình xung quanh an ninh của châu Âu thay đổi đáng kể.
Đơn vị xe tăng Phần Lan ẩn nấp trong khu vực rừng tuyết đã phát ra âm thanh gầm rú với lệnh tín hiệu radio, đồng thời tiến về phía "kẻ thù". Đây là một cảnh trong cuộc huấn luyện quân sự chung "Arrow 22".
Liệu có thay đổi gì nếu Phần Lan gia nhập NATO?
“Sẽ không có gì thay đổi”. Đại tá Reinel Kuosmanen, chỉ huy trưởng cho biết: “Chúng tôi đã huấn luyện với các đối tác NATO trong nhiều năm, và giờ chúng tôi chỉ đóng dấu “NATO’ stamps”.
Lực lượng quân đội với khả năng tác chiến cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO là "lực lượng tức thời" của NATO có khả năng đối phó sự gây hấn từ Nga. Thụy Điển, một quốc gia láng giềng, dự kiến sẽ gia nhập NATO cùng với Phần Lan. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, trong chuyến đến thăm diễn tập ở Phần Lan, đã hoan nghênh: "liên minh càng lớn thì liên minh càng mạnh”.
Phần Lan đã mất khoảng 10% đất đai của mình trong Thế chiến thứ hai sau khi thua trong cuộc chiến với Liên Xô. Giữ “trung lập” mà không gia nhập NATO là một căn bản chính sách quốc phòng nhằm ngăn chặn sự xâm lược của Nga (Liên Xô). Vì thế mối quan hệ của Phần Lan với NATO trước đây giới hạn ở mức đối tác.
Tuy nhiên, chứng kiến tình hình hiện tại ở Ukraine, Phần Lan nghiêng về nhận định quyền tự vệ tập thể của NATO là cần thiết để bảo vệ đất nước.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö, người đã có nhiều cuộc hội đàm với Tổng thống Putin và được cho là "nhà lãnh đạo thân cận nhất với Putin ở các nước phương Tây", cho biết trong cuộc họp báo ngày 11-5, "Nếu gia nhập NATO thì Putin là người đã gây ra điều này". Chính Nga đã thúc ép Phần Lan.
Việc chuyển đổi chính sách quân sự cũng tiềm ẩn rủi ro. Dự kiến sẽ mất vài tháng đến một năm kể từ khi đơn xin gia nhập NATO được phê duyệt chính thức. Trong thời gian đó, áp lực quân sự từ Nga sẽ gia tăng.
Trước những lo ngại này, Thủ tướng Anh Johnson đã đến thăm Phần Lan và Thụy Điển vào ngày 11-5 và ký một tuyên bố an ninh hứa hẹn hỗ trợ quân sự nếu cả hai nước bị Nga tấn công. Hoa Kỳ và Đức cũng đã tuyên bố tham gia vào "đảm bảo an ninh" và NATO cũng đang chuẩn bị chấp nhận điều đó.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 12-5 cho biết: "Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc phòng Nga".
Theo Interfax, Hải quân Nga đang tập trận tại vùng biển Bắc Cực trong hai ngày 12-13.
Trước đó, một máy bay trực thăng quân sự của Nga đã xâm phạm không phận Phần Lan khi bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen kiểm tra hoạt động huấn luyện chung với NATO. Rõ ràng là Nga đang phát đi thông điệp cảnh báo.
Nếu Phần Lan gia nhập NATO, biên giới giữa các nước thành viên NATO và Nga sẽ dài hơn đáng kể so với hiện tại, và khu vực kiểm soát của NATO từ Vòng Bắc Cực đến Địa Trung Hải sẽ được kết nối từ bắc xuống nam. Mất đi vai trò vùng đệm Scandinavia, Nga có thể trở nên dễ bị tổn thương và dễ bị đẩy lùi hơn.
Phần Lan có tầm quan trọng lớn về địa chính trị đối với Nga. Sở chỉ huy của Hạm đội Bắc Dương và các cơ sở của các đơn vị tác chiến điện tử đều tập trung trên Bán đảo Kola, phía tây của Nga dọc theo biên giới. Thành phố lớn thứ hai, St.Petersburg, chỉ cách biên giới Phần Lan khoảng 140 km.