Theo tin báo Washington Post, sau khi nhận cho phó tổng thống Amrullah Saleh lãnh đạo chính phủ gọi là hợp hiến hợp pháp Afghanistan tạm cư ở Panjshir, căn cứ địa cha truyền con nối của mình, Ahmad Massoud đã lên tiếng yêu cầu Mỹ viện trợ. Nhưng Washington đã im lìm. Có thể hiểu được điều này vì trước hết tổng thống Mỹ Biden đã quyết định không có lý do gì để tiếp tục dính líu vào Afghanistan sau 20 năm trong bãi lầy tốn kém đó và đã dứt khoát rút hết quân đi.
Là nhà chính trị kỳ cựu, ông Biden dư biết rằng cuộc tấn công khủng bố 911 của Osama bin Laden là để trả thù Mỹ ủng hộ triệt để chính sách bành trướng Do Thái ở Trung Đông, lấn lướt các nước Hồi giáo Ả Rập. Ông Biden hiểu và có thể đồng ý với chiến tranh mà ông Bush con ở tư thế lãnh đạo nước lớn, mở ra trừng phạt chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo không giao nộp bin Laden cho Mỹ lẩn trốn trong vùng rừng núi Tora Bora của Afghanistan. Trong suy nghĩ này, yếu tố Taliban chống Do Thái có phần tác động nhưng không phải là quan trọng vì tuy Mỹ và Do Thái là hai nước đồng minh nhưng không phải vì thế mà Mỹ nhất thiết phải là thù địch với Afghanistan trong vòng tay Taliban, khi hai nước cách xa nhau cả trên chục ngàn cây số, và Afghanistan chỉ là một nước nghèo lạc hậu sống nhờ nông phẩm và tiểu công nghệ. Nghĩa là không có nhiều trao đổi giao thương với Mỹ. Chưa kể rằng đường thông thương duy nhất chỉ là hàng không vì Afghanistan là một nước nằm giữa Iran ở phía Tây, Pakistan phía đông và nam, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan và một biên giới ngắn chừng dăm chục cây số với Tầu phía bắc. Cho nên, nhìn từ xa sự thù địch giữa Do Thái và Taliban là chuyện giữa hai bên. Ông Biden là người Công giáo, chẳng cần quan tâm. Một điểm quan trọng khác là tổng thống Biden không có con rể Do Thái như ông Trump để mà toàn tâm toàn ý phục vụ ý đồ Do Thái như Trump. Thêm vào đó, những chính phủ Afghanistan được Mỹ chăm lo xây dựng đủ mặt kinh tế xã hội quân sự suốt 20 năm, mà không đứng vững được trước những quân Taliban nghèo nàn lạc hậu thì một tỉnh Panjshir dù có địa thế hiểm trở quá lắm cũng chỉ có thể là một hang ổ quậy phá, chứ khó mà đảo ngược tình hình.
Có những suy nghĩ cho rằng Mỹ không trực tiếp ra mặt giúp đỡ, nhưng sẽ không ngăn cản các nước Ả rập giàu có thân Do Thái, như Saudi Arabia, Qatar, UAE, Bahrain vân vân… tung tiền và người dưới danh hiệu những nhóm ISIS đánh phá thời chiến tranh Syria mà Do Thái chủ trương, và khởi động bởi tổng thống Hoa kỳ Barack Obama tháng 3 năm 2011. Với chiêu bài ủng hộ những cuộc biểu tình của dân Syria đòi hỏi tự do dân chủ và cải thiện đời sống theo trào lưu Mùa Xuân Ả Rập chống độc tài, đã bị Assad đàn áp tàn bạo. Những đánh phá này đã tàn lụi với sự can thiệp của không lực Nga tháng 9/2015 khi tổng thống Syria al-Assad mất 4/5 lãnh thổ. Nhờ thế Assad tồn tại tới nay. Lập trường của Nga ủng hộ Bashar al-Assad cho tới nay không đổi, và có căn cứ hải quân ở hải cảng Tartus và không quân ở Hmeinim thuộc Latakia trên bờ Địa trung Hải, thành ra mọi toan tính hoạt động kiểu xưa đều sẽ bị dập tắt nhanh chóng.
Ngày thứ hai 6 tháng 9/2021, hãng thống tấn AP loan tin rằng Panjshir đã bị quân Taliban chiếm giữ, nhanh chóng chẳng khác gì cuộc tiến chiếm Kabul, tuy rằng đường vào thung lũng Panjshir là độc đạo. Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid xác nhận điều này một cách lịch sự, rằng chúng tôi đã định điều đình để thảo luận về vấn đề hợp tác nhưng không được cho nên phải tiến quân. Điều ngạc nhiên là phi trường quốc tế Hamid Karzai ở Kabul trong tay Taliban đã hoạt động trở lại với một số chuyến bay quốc nội của hãng hàng không nhà nước Ariana Airlines. Báo Washington Post ngày thứ hai loan tin là Saleh đã chạy sang Tajikistan và Ahmad Massoud kêu gọi trên facebook toàn dân Afghanistan nổi dậy chống Taliban. Massoud cũng tố giác rằng Taliban không thay đổi gì cả mà đã trở thành tàn bạo hơn, triệt để hơn, đáng ghét hơn và cuồng tín hơn. Taliban đã giết một số kỷ lục dân chúng và lực lượng chống đối, trong đó có người trong gia đình ông. Để sang bên những tuyên bố của các phía đối nghịch thường là có tích cách thổi phồng mà chỉ nhìn tất cả những diễn tiến thì có thể thấy dường như đại đa số dân chúng Afghanistan đón nhận lực lượng Taliban một cách dễ dàng, trừ một thiểu số cộng tác với chính quyền tổng thống Ghani và Mỹ cuống cuồng chạy theo phi cơ vận tải C17 để hy vọng được chở đi. Ngoài ra, lực lượng Taliban nói chung đã tỏ thái độ khá là hòa hoãn, không để lộ ra những nét hung bạo tàn ác như những tin tức trước đây mô tả. Về phía Mỹ thì ngoại trưởng Tony Blinken khi được hỏi bao giờ sẽ công nhận chính phủ Taliban thì đã nói rằng còn dài, Tổng thống Biden cũng cho ý kiến tương tự. Nói cho rõ thì, Mỹ không sẵn sàng công nhận một chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo. Bình thường, thì người ta biết rằng ai cũng phải có thời gian để nguôi cái đau thất bại.
Với cuộc chiếm đoạt nhanh chóng Afghanistan của Taliban, sư tan rã mau chóng của lực lượng chống đối Taliban ở Panjshir, sự ra đi không nuối tiếc của Mỹ, để lại một số võ khí và quân dụng to lớn trị giá hàng tỉ đô la, ấn tượng tạo ra cho người theo rõi là sức mạnh quân sự của Mỹ tuy kể là to lớn vô địch, nhưng sức mạnh mềm để chinh phục xem ra còn cần phải cải thiện nhiều.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(ngày 6 tháng 9/2021)