Olympic năm nay, ai cũng thấy Trung Quốc áp đảo thế giới bộ môn bóng bàn; cứ tưởng môn này là quốc kỹ của họ. Chỉ trừ huy chương vàng cặp đôi hỗn hợp lọt vào tay chủ nhà, còn lại tất cả các nội dung khác như đơn nam, đơn nữ; đôi nam, đôi nữ; đồng đội nam, đồng đội nữ; TQ đều thu tóm.
Nhưng 63 năm trước...
Ở thế vận hội Tokyo 1964, bóng bàn chưa được đưa vào nội dung thi đấu. Tuy nhiên trước đó 6 năm, Á Vận Hội 1958 (Asian Games); Nhật Bản với lợi thế đang đứng đầu thế giới về môn bóng bàn và là nước chủ nhà, đã đưa môn thể thao này vào chương trình tranh tài để kiếm huy chương.
Tuy nhiên biến cố lớn xảy ra.
Đoàn thể thao Việt Nam đưa 4 bốn tay vợt: Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Lê Văn Tiết sang Nhật tham dự.
Trong đó phải kể đến danh thủ Mai văn Hòa từng thắng nhà vô địch Đông Dương (Thời thuộc địa Pháp, 3 nước VN, Lào, Campuchia được gọi là Liên bang Đông Dương) năm 15 tuổi. Huy chương vàng đơn nam Á Châu 2 năm liền (1953, 1954); HCV đôi nam Á Châu cùng tay vợt Trần cảnh Được (1953, 1957); Huy chương vàng đồng đội nam Châu Á 1957.
Thế nhưng danh thủ Tanaka Toshiaki đang là đương kim vô địch thế giới. Nhật Bản vẫn hy vọng vào HCV trước một Việt Nam bị xem là nước yếu.
Thật ra đoàn Việt Nam có tới 5 tuyển thủ, ngoài 4 vị kể trên còn có tay vợt Nguyễn Kim Hằng. Để tuyển chọn người đi Á Vận Hội, Tổng cuộc bóng bàn tổ chức thi đấu nhằm lấy 4 tuyển thủ có thành tích cao nhất. Lê văn Tiết đang là vô địch quốc gia 1958, ưu tiên vé 1; 3 người giành thứ hạng cao nhất trong cuộc thi đấu là Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Nguyễn Kim Hằng được vào danh sách chính thức; Mai văn Hòa lọt sổ vì đứng thứ 5. (Chứng tỏ tài năng bóng bàn VN lúc đó thật kinh khủng).
Tới ngày sắp đi thi đấu, ông xếp Tổng nha Thanh Niên (Cơ quan như Tổng cục TDTT) không thấy tên Mai Văn Hòa áp lực tổng cuộc bóng bàn phải đưa tuyển thủ Hòa vào
Theo hồi ký ông Đinh Văn Ngọc - Chủ tịch Tổng cuộc bóng bàn miền Nam lúc đó kể lại: “Thế là sóng gió bùng lên. Tổng Nha tìm mọi cách ngăn cản để đoàn tuyển thủ bóng bàn không được lên đường, nếu không có mặt Mai Văn Hòa. Cuối cùng để tránh sự đổ vỡ, tôi khuyến cáo anh em trong ban chấp hành tạm thời nhượng bộ, tuy nhiên danh nghĩa đi thi đấu của Mai Văn Hòa là "vớt thêm" chứ không phải là do tuyển chọn".
"Khi có mặt đầy đủ tại Tokyo, ông Ngọc duyệt lại một lần nữa, cân nhắc từng cá nhân từ tâm lý thi đấu, tài ba đến kinh nghiệm và phải còn ăn ý khi đánh đôi. Nguyễn Kim Hằng tuy xếp cao hơn trong thi tuyển, nhưng về kinh nghiệm quốc tế bị nhận xét là yếu hơn nhiều so với Mai Văn Hòa. Thế là ông Ngọc bàn với thủ quân Chu Văn Sáng, thay vì ý định trước là chọn ông Hằng thì để ông Hòa đánh chính thức. Quyết định này bị ông Hằng phản ứng rất mạnh, nhưng “Vì danh dự của đất nước, tôi vẫn giữ nguyên quyết định mới này” (Trích trong bài báo TN)
Thế là VN với bốn tay vợt nói trên đã thắng lần lượt trước Philippines 5-1, Đài Loan 5-1, Iran 5-2, Hong Kong 5-1 và Nam Hàn 5-2. Hồi đó giải đồng đội đánh theo thể thức 9 trận đơn với mỗi bên 3 tuyển thủ đấu chéo nhau, bên nào thắng trước 5 trận là chiến thắng. Đặc biệt danh thủ Lê văn Tiết chỉ để thua 1 trận duy nhất trong 14 trận.
Chung kết, VN đưa ra 3 tuyển thủ Hòa, Tiết, Được trong khi đội Nhật cũng tung ra thành phần mạnh nhất của mình gồm đương kim vô địch thế giới Tanaka, cựu vô địch thế giới nhiều năm liền Ogimura, và cây vợt số hai của Nhật lúc đó là Tsunoda. Nhật nắm chắc phần thắng vì trước đó một năm, tại giải vô địch thế giới ở Thụy Điển, đội Nhật đã hạ VN 5-3. Vì vậy, Liên đoàn Bóng bàn Nhật mời Hoàng thái tử Nhật tới dự khán và theo kế hoạch sẽ trao HCV.
Trận đầu, Mai văn Hòa thắng Tsunoda 2-1. Trận 2, Ogimura gỡ hòa bằng chiến thắng 2-0 trước Trần cảnh Được. Trận thứ ba Lê văn Tiết hạ Tanaka 2-0. Trận 4, Ogimura hạ Hòa 2-1. Trận thứ năm, Tiết hạ Tsunoda 2-0. Trận thứ sáu Được hạ Tanaka 2-0; dẫn trước 4-2. Không thể để hạ gục dưới tay vợt VN, đại cao thủ Ogimura thắng Tiết 2-1. Trận thứ tám, vô địch thế giới 1958 Tanaka gặp vô địch Á Châu 1954 Hòa với hy vọng thắng trận này để gỡ hòa 4-4 cho chủ nhà, sau đó trận quyết định sẽ diễn ra giữa Được và Tsunoda. Tuy nhiên, với lối chơi công thủ xuất thần, Hòa đã xuất sắc hạ Tanaka 21/17, 21/18. Đội VN đoạt huy chương vàng trong nước mắt của các đối thủ.
Chưa hết, trong trận chung kết đôi nam sau đó; cặp Hòa –Được đã hạ cặp của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) để lấy thêm huy chương vàng thứ hai và cặp Tiết- Liễu đoạt được huy chương đồng.
Bạn hỏi tôi nếu lúc đó có Trung quốc tham dự thì sao?
Chắc chắn là họ cũng không có cửa đoạt HCV của Việt Nam. Vì 1 năm sau đó ở giải vô địch thế giới 1959, Việt Nam đồng hạng 3 với Trung Quốc (trong khi Nhật Bản vô địch).