Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại thôn 5 xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, khi bước đi phải nắm tay một nhà sư và bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nói lên điều gì? Nó nói lên một điều mà bản thân ông Trọng không thể che dấu. Đó là, ngoài vấn đề sức khỏe không tốt, đi cần chỗ vịn, người ta còn thấy được ông Trọng đã lo xa cho hậu sự của ông. Là nếu chẳng may đột quỵ, như đã có lần xẩy ra, giữa buổi sinh hoạt và ra đi bất ngờ thì trong giây phút cuối cuộc đời, trong tiềm thức ông hy vọng là được nghe hết bài kinh sám hối từ miệng một nhà sư.
Ước vọng trên của ông Nguyễn Phú Trọng tuy nhiên không phải là một điều riêng rẽ. Nó đã được nhìn thấy nơi các lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua. Những hình ảnh đi chùa, làm từ thiện, hướng về tâm linh như một hình thức mua chuộc để xin xóa đi tội lỗi của họ đã gây ra cho đất nước cho dân tộc và ngay cả những đồng chí của họ. Những hình ảnh của các lãnh đạo lớp trước như Trần Đại Quang, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, hay Nguyễn Xuân Phúc, vân vân, được đưa lên mạng thành kính dâng hương cầu nguyện, không thiếu.
Nếu đây là những suy nghĩ thật của các lãnh đạo Việt Cộng trong tuổi về chiều, hiểu rằng một ngày họ sẽ ra đi, thân xác và sự nghiệp của họ sẽ tan theo cát bụi, nhưng ảnh hưởng của việc họ gây ra cho đất nước, cho dân tộc vẫn tiếp tục kéo dài trong oán hận của người dân khắp nước, thì những ngày tháng cuối của cuộc đời họ thật là đáng sợ vì luôn phải sống trong cảm giác không bình an. Ngoài những tội lỗi vì hại dân hại nước họ phải đền trả khi sang thế giới bên kia. Con cái, gia đình của họ cũng sẽ phải gánh chịu những hệ quả do cha ông đã gây ra. Luật Nhân quả cuộc đời không chừa một ai!
Là những người phải sống hàng ngày với cái vòng kim cô của đảng đang phải đeo trên đầu, với những ma vương Bộ Chính Trị, muốn thoát ra thì là thật khó, thật nguy hiểm, nhưng với quyết tâm thì sự việc không phải là không làm được. Con người khác nhau là lý trí và lý tưởng. Sống và chết chỉ có một lần. Và vì thế chỉ có những con người Đặc biệt mới có chỗ đứng trân trọng trong Sử sách và trong lòng Dân tộc. Chính cũng lẽ đó mà đã có câu: Đồ tể buông đao thành Phật. Nghe tưởng thậm xưng, nhưng thực ra là chỉ rõ cái ranh giới ngăn cách rất nhỏ như sợi tóc giữa Thiện và Ác, giữa Ngộ và Mê.
Tuệ Vân
Ngày 21 tháng 11 năm 2021.