Văn Hóa của một dân tộc là gì?
Có khoảng hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ta chỉ xem xét vài định nghĩa thường đọc thấy,
Sau đây là định nghĩa, khái niệm về văn hoá của Tổ chức Văn Hóa Quốc tế (UNESCO) trong Hội Nghị về Văn Hóa Quốc Tế họp năm 1982 tại Mexico:
- Văn Hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
- Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, như tập tục tín ngưỡng...
Theo Việt Nam Văn Hóa Sử Cương (Đào Duy Anh), Văn Hóa được định nghĩa như sau: hai tiếng văn hóa chỉ chung các sinh hoạt của của một dân tộc, của một nhóm người....... Các dân tộc có sinh hoạt khác nhau nên văn hóa của các dân tộc cũng khác nhau. Vì vậy văn hóa thay đổi khi cuộc sống của con người biến thiên thay đổi. Văn hoá của chúng ta, ngày nay, có những điểm khác với văn hóa của các thế hệ trước. Văn chương, chữ nghĩa, âm nhạc cũng như tôn giáo... chỉ là một phần của văn hóa.
Tóm lại, Văn Hóa phản ảnh các sinh hoạt của một dân tộc, một nhóm người, một tập thể trên tất cả mọi phương diện. Một dân tộc, một tập hợp vô văn hóa sẽ bị đào thải hoặc bị đồnh hóa nghĩa là sẽ biến mất trên thế gian này.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Văn Hóa Việt.
Ngay từ những ngày Chủ Nghĩa Cộng Sản mới được đưa vào VN, Hồ Chí Minh và đồng bọn đã chú trọng đặc biệt đến khía cạnh văn hóa của đất nước trong tiến trình ''Cộng Sản hóa quê hương ''. Năm 1943, Trường Chinh, Tổng Bí Thư (lý thuyết gia của Đảng CS) đã vạch ra những nét chánh của chính sách văn hóa của Đảng CSVN trong Luận Cương ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA.
- mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế và văn hóa) ở đó người Cộng Sản phải hoạt động. Đảng không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà phải làm cách mạng văn hóa nữa. Người CS quan niệm có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới có thể có được ảnh hưởng đến dư luận, việc tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản của Đảng mới có hiệu quả.
- cách mạng văn hóa ở VN phải dựa vào cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện phát triển.
Năm 1948, trong kỳ Đại Hội Đảng, Trường Chinh đã có bài tham luận: ''Chủ nghĩa Mác và Cách Mạng Việt Nam', trong đó Trường Chinh nhấn mạnh về lập trường văn hóa của Đảng như sau:
- về xã hội: lấy giai cấp công nhân làm gốc
- về độc lập: lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc.
- về tư tưởng: lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử quan làm gốc.
- về sáng tác văn nghệ: lấy chủ nghĩa xã hội làm gốc.
Trong một kỳ họp các người làm văn nghệ, báo chí, Trường Chinh đã tuyên bố: ''các đồng chí đã hiến dâng con tim cho Cách Mạng, cho Đảng vậy các đồng chí phải sáng tác theo những điều đã được Đảng đề ra. Các đồng chí phải sáng tác theo tinh thần xã hội chủ nghĩa ''.
Các Đại Hội Đảng kế tiếp đều xác định sự quan trong của cách mạng văn hóa:
- tranh đấu bảo vệ học thuyết tư tưởng; đề cao thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đánh tan những quan niệm sai lầm của Triết học Âu, Á có nhiều ảnh hưởng tai hại trên nước ta như Khổng Mạnh, Descartes, Bergson, Kant, Nietzstche...
- mục tiêu của cách mạng văn hoá là xây dựng ''con người mới, con người xã hội chủ nghĩa'' như Hồ Chí Minh đã phác hoạ; '' muốn có chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa''
- phải coi quá trình xây dựng nền văn hóa mới là đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ và đẩy lùi các văn hóa phản động, đồi trụy do chủ nghĩa thực dân mới của Đế Quốc Mỹ để lại hay do các âm mưu của các lực lượng phản động
- nền văn hóa mới của ta xây dựng là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có Đảng tính, Tính Nhân Dân xâu sắc.
Đảng đã đưa ra các chỉ thị về đương lối sáng tác cho các văn nghệ sĩ noi theo: đó là sáng tác để phục vụ Đảng, phục vụ Xã Hội Chủ Nghĩa. Những ai sáng tác ra ngoài đường lối do Đảng đưa ra sẽ bị loại trừ không nhân nhượng. Vụ Nhân Văn Giai phẩm tại Miền Bắc năm 1956 là thí dụ điển hình về sự kiểm soát bằng bàn tay sắt của Đảng đối với các văn nghệ sĩ của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cộng Sản Chủ Nghĩa và Con Người Việt Nam: Trong quá trình áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản lên dân tộc, CSVN đã dùng mọi phương tiện trong đó có bạo lực giết người, dối trá, lưòng gạt ,tuyên truyền ...
Chủ nghĩa xã hội hay đúng hơn văn hóa Cộng Sản đã biến đổi Người Việt. Hơn 20 năm Cộng Sản tại Miền Bắc, hơn 42 năm Cộng Sản hóa toàn nước Việt, Văn Hóa Cộng Sản đã để lại những vết hằn cực kỳ xấu xí (cicatrices indélébiles) trên người dân Việt.
Chế độ CS đã làm thay đổi hoàn toàn con người Việt Nam. Sống ở VN Xã Hội Chủ Nghĩa, phần lớn người Việt trở nên tàn bạo, tráo trở, dối trá, vô cảm, ích kỷ. Xã hội CS là một xã hội đầy bất công, đầy những lường gạt, ăn cắp (viên chức to: ăn cắp lớn, người dân đen: ăn cắp nhỏ) Đi đâu cũng phải hối lộ (như vào nhà thương hay nhà ghét, phải hối lộ từ trên xuống dưới, từ quan Bác Sĩ đến bác Y Công ). Văn hóa ''phong bì'' trở nên phổ thông hơn bao giờ hết tại khắp mọi nơi. Người chiến binh CS khi vào Nam reo chết chóc, tàn phá, đã biểu lộ hoàn toàn bản chất tàn ác, thú vật .... của họ. Ta nhớ lại những cuộc tàn sát không gớm tay, man rợ chưa từng thấy, không còn mảy may nhân tính người nhắm vào những người dân lành vô tội tại những nơi do họ kiểm soát. Thí dụ như cuộc tàn sát dân lành ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Trên khắp Miền Nam, các người CSVN đã hành sử như những con thú hoang dã như Nhà thơ Cung Đình Tố Hữu đã viết trong quá khứ:
''Giết, giết nữa bàn tay không nghỉ.
Cho ruộng vườn , bông lúa được bền lâu
để rồi
Thờ Mao Chủ Tich, thờ Staline bất diệt''
Chính Hồ Chí Minh, lãnh tụ của CSVN cũng đã hơn một lần lộ rõ bản chất tàn bạo, thú vật của Y. Khi quyết định xử bắn Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm, một người ''ơn của Cách Mạng. Bà Cát Hanh Long đã cho Hồ và nhiều tên đầu sỏ CS khác như Phạm Văn Đồng, Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng ... tá túc, ăn ở tại nhà của Bà''. Hồ đã đội mũ, đeo râu giả để đi xem vụ giết người này như thể đi xem một vở hát chèo. Người CSVN đâu còn một mảy may lương tâm. Lương tâm của họ đã hóa đá hết rồi.
Sau ngày 30/4/1975, các người cầm đầu của Đảng CSVN như Đỗ Mười .... đã tức tốc vào Nam để chỉ huy các '' công trình ''ăn cướp, vơ vét tài sản của dân Miền Nam bằng các chiến dịch đổi tiền, các chiến dịch '' đánh tư sản'' , hay chiến dịch cướp của trắng trợn, biến toàn dân Miền Nam thành những người vô sản trong một sớm một chiều.
Cuộc ''cướp của'' nhắm vào dân Miền Nam chưa chấm dứt ở các chiến dịch đổi tiền, các chiến dịch ''đánh tư sản'', mà nó còn kéo dài cho tới những năm 80's. Các ''đồng chí CS'' cố truy lùng ăn cướp tài sản của dân Miền Nam cho tới khi họ trở thành vô sản đến cùng tỷ. Các chuyến đi vượt biển gọi là đi ''đăng ký'' do chính CS tổ chức nhằm vơ vét tận chỉ vàng cuối cùng của người dân trước khi đẩy họ ra biển trên những chiếc thuyền mong manh, sống chết mặc bay, tiền thầy (CS) đút túi. Thực là bất nhân vô cùng khi thu tiền, vàng của người dân rồi đẩy họ vào con đường chết. Lương tâm của con người CS là đây chăng? Hỡi các đồng chí CSVN!! Ta tự hỏi.
Tóm lại chủ nghĩa CS, văn hóa CS đã tạo ra một giống người khác hẳn chúng ta. Đám lãnh đạo Đảng CSVN là một lũ quỉ đội lốt người. Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao, sáng lập của Đảng CSVN là một tên cực kỳ ác độc, một con quỉ dâm dục sản phẩm điển hình của chủ nghĩa CS. Đối với Hồ, Y đã thực hiện trung thực giáo điều Các Mác: vô gia đình, vô tổ quốc của người Bolchevik, Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản.
Người dân - sau nhiều năm bị nhào nặn, tuyên truyền bởi một chế độ bất nhân, chà đạp lên nhân phẩm của con người - nên trở nên chịu đựng, chấp nhận số phận để sống còn, sống hoàn toàn bằng bản năng sinh tồn. Họ đã mất hết đảm lược, ý chí cương quyết để đứng lên đòi quyền sống xứng đáng với thiên chức của con người. Vả lại, mọi chống đối, đòi hỏi đều bị CS dập tắt ngay, không thương tiếc.
Gia đình là nền tảng của xã hội trong khi đối với người CS nền tảng gia đình cũ phải bị hủy diệt vì CS là vô gia đình. Những giá trị, truyền thống gia đình từ ngàn xưa bị CS tìm mọi phương cách để tiêu diệt thay vào đó là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa; nền văn hóa trong đó người trong cùng một gia đình tố cáo, nghi kỵ lẫn nhau. Người CS coi đạo hiếu là một xa xỉ phẩm còn rớt lại của thời phong kiến. Người ta đã thấy cảnh con tố cha, vợ tố chồng trong cuộc '' cải cách ruộng đất long trời lở đất '' của những năm 1954-1956 tại Miền Bắc nước Việt ngay sau khi CS kiểm soát toàn miền Bắc.
Tôn Giáo hòa đồng là một nét đặc thù của văn hóa Việt Nam. Cộng Sản là vô Tôn giáo. Cộng Sản coi Tôn giáo là ''thuốc phiện'' cần phải loại trừ. CS tìm đủ mọi cách để tiêu trừ ảnh hưởng của tôn giáo lên người dân. Các Giáo Hội bị CS đàn áp, họ dùng đủ mọi cách để tiêu diệt bằng những hạn chế tu học, những giáo hội quốc doanh.... Tài sản của các giáo hội bị tịch thu để các giáo hội không còn phương tiện để phát triển, giáo phẩm bị đàn áp, tù đầy. Việc đào tạo những hàng giáo phẩm mới để thay thế những người quá già hay bệnh hoạn cũng bị Chánh phủ Cộng Sản làm khó dễ, phải xin phép nhà cầm quyền. CSVN đã huấn luyện một số không nhỏ sư quốc doanh trẻ tuổi. Các sư quốc doanh này được đưa ra sống tại các CĐ Người Việt Hải Ngoại. Họ xâm nhập vào các chùa chiền VN tại Hải ngoại để hoạt động phá hoại, nhất là phá hoại lý tưởng quốc gia chống Cộng.
Những năm 50's, các người làm nghệ thuật tại Miền Bắc hoàn toàn khuất phục CS. Họ chỉ có một con đường sáng tác đó là phục vụ xã hội chủ nghĩa, phục vụ Đảng nếu muốn hiện hữu dưới vòm trời xã hội chủ nghĩa. Các thi sĩ lãng mạn nổi tiếng thời tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận... dưới sự ''dẫn đạo, chỉ huy'' của Đảng, chỉ cho ra đời những ''bài vè'' sặc mùi Bolchevik, tuyên truyền cho chế độ, ca tụng chế độ ''Cộng sản siêu việt, ca tụng Bác và Đảng''. Các nhạc sĩ nổi tiếng lãng mạn thời tiền chiến như Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Giác... đã trở thành các nhạc sĩ cho loại nhạc tuyên truyền cho chế độ. Họ không có một sáng tác nào--hay không được phép sáng tác những bài nhạc tình cảm, lãng mạn như hồi chưa gia nhập hàng ngũ những người Cộng Sản. Nhà thơ Hữu Loan, vì làm bài thơ khóc vợ ''Mầu tím hoa sim'' đã bị phê bình là lãng mạn, thiếu chiến đấu tính, thiếu Đảng tính.
Các tác phẩm sáng tác đi ra ngoài đường hướng của Đảng đều bị cấm lưu hành, tác giả bị trù ểm, tù đày, cấm sáng tác, mất hộ khẩu. Trong ngần ấy năm, dưới ''vòm trời xã hội chủ nghĩa'', các văn nghệ sĩ ở Miền Bắc vỹ tuyến 17 không cho ra đời được một tác phẩm nghệ thuật nào. CS cai trị bằng chế độ hộ khẩu nghĩa là kiểm soát mọi người bằng cách kiểm soát ''cái bao tử của người dân'' nghĩa là kiểm soát cái khả năng sinh tồn (instinct de survie ) của con người. Đảng không bao giờ cho dân chúng ăn đủ no bằng chế độ hộ khẩu. Không có hộ khẩu đồng nghĩa với ''đói'' vì không hộ khẩu sẽ không có gì để ăn. Người dân ở chế độ CS sợ nhất là bị ''cắt hộ khẩu''.
Báo chí, sách vở, các phương tiện truyền thanh, truyền hình là những cái loa của chế độ. Trong chế độ CS, không có báo tư nhân. Tất cả báo chí là của chế độ. Nghệ thuật không được vị nghệ thuật, nghệ thuật cũng không được vị nhân sinh mà chỉ để phục vụ Đảng và phục vụ chế độ.
Khi chiếm được Miền Nam, Cộng Sản đã cho hơn 1 triệu người vào các nhà tù. Tất cả các văn nghệ sĩ đều bị bắt, giam giữ. CS coi họ là những phần tử nguy hiểm cho chế độ nên cần phải vô hiệu hóa hay loại trừ. Không ai được phép sáng tác ở ngoài khuôn khổ được Đảng và Nhà Nước cho phép. Có người bị tù rất lâu như nhà thơ lãng mạn Cung Trầm Tưởng, thi sỹ Thanh Tâm Tuyền Dư Văn Tâm, Ca sĩ Duy Trác....Nhiều người đã bỏ mình trong trại tù như Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương (chỉ được thả ra lúc đang hấp hối), các nhà văn, nhà báo như Hiếu Chân, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường, nhạc sĩ nổi tiếng Minh Kỳ ..... Các bài nhạc lãng mạn của một thuở nhạc tình của Miền Nam bị CS gọi là ''nhạc vàng'' đều bị cấm đoán.
Kết luận
CS Việt Nam đã phá hủy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc để thay bằng văn hóa Mácxit-Lê nin lít, văn hóa của vô gia đình, vô Tổ Quốc. Người dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay được sinh ra và lớn lên trong một môi trường Cộng Sản , đã hoàn toàn thay đổi để trở thành những tên ăn cắp, nói dối, lừa đảo, tàn bạo và vô cảm. Những người lãnh đạo Đảng CSVN vẫn kềm kẹp dân tộc trong một thể chế đã lỗi thời, bị thế giới từ bỏ. Dân Việt vẫn ỳ ạch lội dòng nước ngược của tiến bộ văn minh trong khi các nước khác ở trong vùng trở nên những cường quốc về mọi phương diện nhứt là phương diện kinh tế. Việt Nam bây giờ rất nổi tiếng về tham nhũng, nổi tiếng vì các tệ đoan xã hội. Phải chăng đó là hậu quả của nền Văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa ''siêu việt, đỉnh cao của trí tuệ loài người''. Người dân các nước trong vùng nhìn người Việt với con mắt khinh khi. Trước năm 1975, dù phải đối phó với một cuộc chiến tàn khốc do Cộng Sản miền Bắc gay ra, Việt Nam Cộng Hòa vẫn có những tiến bộ về mọi phương diện không thua gì các nước khác ở Đông Nam Á. Viễn tượng một cuộc đổi đời ở Việt Nam vẫn còn tối tăm, xa vời ngày nào những người Cộng Sản còn ngự trị trên quê hương.
Ngày 9 tháng 8 năm 2017, trong Đại Hội Báo Chí số 10 ở Hà Nội, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng , đã tuyên bố: ''báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ của Đảng trên mặt trận tư tưởn . Mỗi người làm báo là một chiến sĩ cách mạng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với báo chí.''
Phải vài thế hệ sau khi người Cộng Sản biến mất trên quê hương, quê hương được hoàn toàn tự do, văn hóa Việt mới có thể thay đổi tận gốc để thăng hoa. Dân tộc chỉ tiến bộ, đất nước chỉ tiến bộ trong một quê hương không bóng dáng người Cộng Sản.
Nguyễn Lương Tuyền (Montréal, Canada)