Thật tình là trong tuần lễ vừa qua tin tức chẳng có gì đáng nói. Bởi vì quyết định bãi chức tổng thống của hạ viện, gay nhất đối với nhân vật số một nước Mỹ là tổng thống Donald Trump đã đưa lên thượng viện suốt cả tuần rồi, với những lời qua tiếng lại nghe cũng vậy mà không nghe cũng vậy. Nhưng kết quả thì ai cũng biết là sẽ bỏ phiếu vất quyết nghị sang bên, và ông Trump thì vẫn tiếp tục là ông Trump ngồi ở phòng bầu dục Bạch cung. Và nói năng linh tinh tha hồ với cái miệng thổi lửa, lúc nào cũng có chừng trên dưới 40% dân Mỹ rặt và Mỹ giấy hoan hô nhiệt liệt. Trong cái tình trạng này thì lôi thêm 10% nữa để được tái cử nhiệm kỳ hai không phải là việc khó khăn, nhờ cái cương vị cầm đầu hành pháp có thể ban phát ân huệ đủ loại cho bất cứ ai. Nhìn từ một góc khác thì cái miệng kỳ thị của Trump và các biện pháp vì người giàu của Trump cũng tạo vô số các phản ứng ghét bỏ dứt khoát trong giới chính trị cũng như trong đám dân thường. Do đó người chống Trump lớn miệng không ít. Điều này có thể nhìn thấy trong số đông đảo các ứng viên tranh cử tổng thống với Trump mà lập trường phản ảnh các xu hướng quần chúng trái nghịch trong xã hội đa dạng đa diện Hoa kỳ đang trong tình trạng phân hóa khó thể thỏa hiệp. Không thỏa hiệp được vì thực trạng kinh tế tài chính xã hội eo hẹp, không còn như xưa, ít nhất là so với hậu bán thế kỷ 20. Nói thẳng cho dễ hiểu là do thực tế cái bánh nhỏ đi trong khi miệng ăn tăng lên.
Nhìn toàn cảnh nội bộ nước Mỹ thì như vậy, mà trong lãnh vực ngoại giao thì cũng khối điều đáng nói. Thí dụ như kế hoạch giải quyết vấn đề tranh chấp Palestine Do Thái kéo dài mà Donald Trump gọi là “thỏa hiệp của thế kỷ” (deal of the century), được phô trương bằng cuộc gặp gỡ với thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu tại Bạch cung mà nét mặt kiêu hãnh sung sướng trông thấy khi bắt tay với ông Trump. Bởi lẽ thỏa ước coi như cho Do Thái hầu hết đất đai của vùng Tây ngạn thuộc Palestine và tạo điều kiện cho Netanyahu Do-Thái-hóa tất cả những khu định cư xây dựng đại trên đất Palestine mà các chính phủ Mỹ trước đây tuy không tích cực ngăn trở vì sức mạnh chính trị bao trùm của Do Thái, nhưng ít ra thì cũng phải không đồng ý trên nguyên tắc. Báo The Guardian của Anh có bình luận gọi thỏa ước này là một sỉ nhục, và chẳng phải là một cơ hội cho hòa bình. Vì thực tế khôi hài của sự công nhận hai nước Do Thái Palestine sống chung hòa bình mà “thủ đô của Palestine ở phía đông Jerusalem” là Abu Dis là một thành phố nhỏ xíu ở ngoại ô, nằm ngoài bức tường cao Do Thái xây lên bao quanh toàn bộ Jerusalem mà Trump đã công nhận thuộc Do Thái từ ngày mới nhận chức tổng thống. Ngay cả tổng thống bù nhìn Mahmoud Abbas của chính quyền Palestine Authority sống bằng tiền viện trợ Mỹ và Do Thái cũng phải lên tiếng phản đối, và tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ ngoại giao với Do Thái và Mỹ. Trước cái thỏa hiệp thế kỷ tồi bại này, một nhà bình luận khác trên báo The Guardian là Michael H Fuchs đã nói thẳng ra là chính sách ngoại giao của ông Trump chẳng phục vụ ai, chẳng giúp cho Mỹ, chẳng giúp cho hòa bình Palestine Do Thái, mà chỉ giúp cho ông ta, để ông trả nợ cái thế lực đã giúp ông thắng cử, là phe thủ cựu Do Thái đứng đầu là Sheldon Adelson tỷ phú sòng bài Las Vegas và tay chân là Netanyahu.
Người biết chuyện hiểu rằng Netanyahu hớn hở trong hình bắt tay với Trump bởi ông ta đang bị truy tố ra tòa vì tội tham nhũng và hối lộ. Ông mong rằng “thỏa hiệp của thế kỷ” mà Trump cho ông có thể may ra giúp ông giảm án phần nào nhờ sự ủng hộ của phe bảo thủ Do Thái. Nói khác đi quan tòa sẽ nghĩ đến công lao chiếm thêm được đất Palestine mà nhẹ tay ra án. Nghĩ cũng oái oăm. Một tổng thống đại cường trong tình trạng đang chờ xét xử bãi chức lại nỗ lực cứu một thủ tướng một nước ít người nhỏ đất nhưng trấn thủ lấn áp cả vùng Trung Đông kho dầu lửa của thế giới, sắp sửa ra tòa lãnh án vì những tội không thể chối cãi, sau những vật lộn pháp lý kéo dài. Âu cũng là hoàn cảnh úm ba la hai ta cùng một ruộc.
Nhân chuyện kiện tụng Do Thái và Mỹ, thì cũng nên nói tới một tin khá hấp dẫn khác có thể rút kinh nghiệm lý thú. Là vào sáng ngày 31 tháng giêng năm 2020, có một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Do Thái ở Michigan tên là Yehuda Yosef Adler và Jennie Adler mới nộp đơn ra tòa kiện hãng American Airlines, về tội kỳ thị tôn giáo và sắc tộc, tức là chống Do Thái (anti-semitism). Lý do là bởi họ đã bị đuổi ra khỏi máy bay vì có mùi hôi thối.
Cặp này cùng đứa con gái 19 tháng, bay từ Miami đến Detroit, mặc y phục Do thái giáo chính thống. Theo báo USA Today thì một nhân viên American Airlines đã nói rằng người theo đạo này một tuần chỉ tắm một lần. Còn hãng American Airlines đã ra một thông cáo giải thích rằng các nhân viên phi hành và nhiều hành khách đã than phiền họ có mùi hôi thối. Vì thế nhân viên đã mời gia đình này ra khỏi phi cơ. Đã lo cho gia đình này có chỗ ở và ăn uống trong một khách sạn và cho họ đi chuyến bay khác về Detroit sáng hôm sau. Thông báo khẳng định rằng không có quyết định nào của hãng trong trường hợp tế nhị này là dựa trên tôn giáo của gia đình Adler. Chi tiết mà người chồng, Yehuda Adler, cho báo USA Today biết là ít phút sau khi lên máy bay và ngồi vào chỗ thì họ được cho hay là có chuyện khẩn cấp và được mời xuống theo chỉ thị của phi công trưởng. Thông cáo cũng cho biết rằng nguồn hôi thối là từ người chồng Yehuda. Nhưng Yehuda lại quả quyết rằng là đã tắm buổi sáng. Đơn kiện nói rằng họ bị sỉ mạ bởi thông báo của American Airlines giải thích lý do họ bị đưa ra khỏi máy bay là vì có mùi hôi thối. Họ bị chấn thương tâm thần, hư hại danh tiếng cá nhân và nghề nghiệp, ăn mất ngon, ngủ không được, sợ phi trường và sợ đi máy bay. Không hiểu quan tòa sẽ xử án ra sao và vụ án có sẽ lên tới tối cao pháp viện hay không, như là Donald Trump thường làm trong trường hợp không hài lòng với phán quyết của tòa dưới.
Ai thắng ai thua trong trường hợp này thật là khó nói đối với người sống ngoài nước Mỹ, không biết sức mạnh vận động chính trị trùm lấp Do Thái ở Mỹ. Còn theo suy tính lợi hại thông thường ở Mỹ thì Yehuda sẽ thắng, nếu mà anh này quyết định đeo đuổi tới cùng. Vì trả tiền luật sư nộp đơn kiện không tốn phí bao nhiêu. Những lý do luật sư đã nêu ra để kiện đều là những lý do dẫn đến số tiền bồi thường lớn hàng triệu đô la, và chắc là sẽ thắng. Vì khoản kỳ thị tôn giáo và sắc tộc, nghĩa là chống Do Thái. Cho nên luật sư sẽ phăng phăng tiến lên đòi hỏi, để mà khi tòa xử thắng thì tối thiểu cũng lãnh một phần ba số tiền bồi thường, sau khi trừ phí tổn. Vạn nhất là luật sư là hạng xoàng, bỏ cuộc thì Liên đoàn chống Sỉ mạ Anti-defamation league Do Thái cũng sẽ không bỏ qua cho chìm xuồng.
Cho nên American Airlines sẽ tính rằng nếu kéo dài tranh chấp thì sẽ tốn tiền hơn cho luật sư, chi bằng điều đình quách cho xong, nhất là khi đã dính vào vấn đề chống Do Thái là mệt. Đó cũng là lý do tại sao hãng American Airlines sau khi đưa gia đình Yehuda Yosef ra khỏi máy bay thì đã phải thuê khách sạn cho ăn cho ở để sáng hôm sau đi máy bay khác về Detroit.
Từ vụ này suy ra thì người đi máy bay phải cẩn thận, không nên than phiền khi gặp phải người Do Thái hôi nách, thối mồm hay là có mùi, nói chung. Biện pháp đề phòng là nên mang theo dầu Nhị thiên đường, hay dầu con hổ, dầu khuynh diệp hay dầu cù là Mac phsu và khẩu trang để khi cần thì đem ra mà dùng. Có người sẽ nói giữ thái độ ngậm miệng “thủ khẩu như bình” này là không biết xử dụng quyền tự do phát biểu trong hiến pháp Mỹ. Phê bình như vậy là không để ý đến sắc lệnh Donald Trump mới ký ra lệnh cấm chê bai Do Thái trong đại học, là môi trường theo nguyên tắc có tự do suy nghĩ và thảo luận không úy kỵ, nghĩa là tuyệt đối. Nhưng điều lạ là các chính trị gia cũng như truyền thông đã không có ai lên tiếng chống sắc lệnh này của Trump. Tại sao? Có mà trời biết.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Ngày 31 tháng 1/2020