I- Lời Mở:
Nhằm phát huy văn hóa Việt Nam, trong thời đại “Toàn Cầu Hóa Văn Hóa”, nhiều người trong chúng ta có thể dễ dàng đồng ý với nhau là theo nhu cầu thời đại, cần phải có một một Chủ Đạo Văn Hóa, nhưng Đạo là gì? Khái lược về Đạo Sống Việt Nam ra sao? Sự hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam trên nền tảng nào? Thành quả và giá trị của Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi trên, trong bài tham luận này, chúng tôi xin tuần tự đề cập tới:
* Đạo là gì?
* Khái Lược về Đạo Sống Việt Nam
* Quan Niệm và phương pháp hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việ Nam
* Những cột trụ hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam
* Tác năng Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam:
(“Nguyên Động Lực”, “Vũ Trụ Quan”, “Nhân Sinh Quan, “Văn Hóa Xã Hội Quan” hay “Nhân Thế Quan, của Chủ Đạo Sống như thế nào? “)
II Đạo Là Gì?
Đạo, theo chữ Nho nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó. Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo thí dụ Thiên đạo, Nhân đạo, Trí đạo, Tâm đạo.Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên cái Lành, cái Thiện, cái Đẹp, tự nhiên trong sáng, lành mạnh và chân chính để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình cho con người. Khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là vấn đề thuộc Tôn giáo như nói đến đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay những đạo giáo khác đang lưu truyền hiện nay. Thật sự, đạo giáo hay tôn giáo chỉ là một trong nhiều Đạo khác nhau nhưng chủ yếu về tâm linh dựa vào lòng tin hay đức tin của người theo đạo giáo để khuyên con người làm lành tránh dữ. Những đường Đạo khác cũng thế , đều dẫn dạy con người cách sống, cách hành xử, cách yêu thương “cho và nhân” thể hiện Từ bi, Công Bình, Bác Ái.
Tóm lại Đạo có 3 nghĩa:
1- Đạo là con đường (nhân đạo thiên đạo) Phàm là con đường thì có tốt, xấu, thiện ác… Theo Đạo Phật, hễ còn trong vòng đối đãi thì không thể hoàn toàn rốt ráo được
2- Đạo là bổn phận: (đạo vua tôi, đạo cha con, đạo thày trò, đạo vơ chồng…) Phàm là bổn phận thì chịu ảnh hưởng của phong tục hay tập quán. Phong tục, tập quán thì mỗi vùng khác nhau. Do vậy chữ Đạo là bổn phận cũng chưa đúng với nghĩa chữ Đạo theo ngôn ngữ Phật giáo.
3- Đạo là tính tuyệt đối, là bản thể, nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. Theo Nho giáo, Đạo là “Thiên Lý” (Thiên lý tại nhân tâm= Đạo trời ngay trong lòng mỗi con người chúng ta) Phật giáo quan niệm: Đạo là “tính giác” hay Phật tính ( Ta là Phật đã thành, Chúng sinh là Phật sẽ thành) Đạo cũng là “Chân Như” “Niết Bàn”. Chữ Đạo của nhà Phật chính là đồng nghĩa với bản thể vậy (1*)
III - Khái Niệm Về Đạo Sống Văn Hóa Việt Nam
Thực ra khi nói riêng về chữ “Đạo “ như trên, dĩ nhiên là không được đầy đủ vì Đạo bao giờ cũng là “Đạo của con người” vì lẽ nếu không có con người thì cũng không có “Đạo”; hoặc “có Đạo” mà “không có con người” thì Đạo dẫu có đó, và cho dù Đạo có “linh diệu” đến đâu cũng không “liên quan gì đến con người”, nếu con người “vắng mặt” trên tái đất hay trên liên hành tinh. Do trên “Thiên Đạo” luôn gắn liền với “Nhân Đạo” (Đạo Trời” và “Đạo người” luôn gắn bó với nhau.) Tiến sâu hơn,“Đạo của con người” cũng chính là Đạo của “Sự Sống Con Người” vì “Con người” và “Sư Sống Con Người” cũng chỉ là một và luôn luôn là “Một”, trở thành “Sinh Mênh Con Người”
Chúng tôi gọi là “Đạo Sư Sống” hay nói đầy đủ là ‘Đạo Sống Con người” hay “Đạo Sống Dân Tộc Việt Nam”hay “Đạo Sống Nhân Loại” “Đạo Sống Vũ Trụ”. Vậy Sự Sống là gì? Và có thể định nghĩa Sự Sống được không?
Xin thưa ngay danh từ “‘Đạo” hay danh từ “Sự Sống” vượt lên ngôn ngữ , vượt lên trên mọi khái niệm nên không thể định nghĩa được, chúng ta chỉ có thể hiểu hay đúng hơn “cảm ứng với Đạo”, cảm ứng với “Tinh hoa Chân lý Sự Sống” bằng phương pháp “ Hội thông”….
Lão Tử nói:"Đạo khả đạo phi thường Đạo” nghĩa là: “Đạo mà nói ra được, không phải là Đạo thường" Lão Tử cũng không biết gọi tên gì cho đúng, chỉ “cưỡng danh” gọi là “Đạo”
Kinh Dịch, cho rằng: “Đạo là do 2 sức mạnh của Vũ Trụ có đặc tính đối kháng mâu thuẫn nhau là “Âm” và “Dương” đun đẩy, phối kết, bổ sung lẫn nhau mà thành “Nhất âm nhất Dương chi vị đạo” (Hệ Từ Thượng)
Theo sự khám phá, chứng nghiệm của chúng tôi, sở dĩ gọi là Đạo Sống Việt Nam hay Đạo Sống nhân loại- vì Đạo luôn tiềm ẩn trong “Nền Tảng Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống Con Người”
Cũng có người đặt câu hỏi: Phải chăng “Tinh hoa Chân Lý Sự Sống “đặt nền tảng trên triết lý “Duy Sinh”chăng? Xin thưa:
Sự Sống vốn vô duy –Không có duy- Cho dù các triết lý “Duy Tâm" “Duy Vật” “”Duy Lý” “Duy thần” “Duy Nghiệm” “Duy Sinh” hay “Duy Linh” đều là cái nhìn phiến điện về cuộc đời hay “Tinh hoa Chân lý Sự Sống Con Người”
Sự Sống là vô duy- không có duy- không những thế, “Tinh Hoa Sự Sống Con người” còn mang các yếu tính căn bản sau đây: “Sống Động” “ Biến Hóa" “Thường hằng” “Vĩnh lạc” “ Toàn thẩm” “Bao dung” “Tương tức” “Tương nhập” “Thành Toàn”…” Vượt thoát” “Giải thoát” Hiện hóa” Dung hóa” “Sáng hóa” “Sống Hóa”…)
Xuất phát từ các yếu tính căn bản trên nên Đạo Sự Sống đã được hiện thực hóa trong xã hội nhân loại qua các dạng thức hay Sống năng: (Nói theo triết lý “Tri-Hành hợp Nhất”của Triết Gia Vương Dương Minh):
• Vô cực- Thái Cực- Sống hợp nhất
• Âm- Dương- Sống hợp nhất
• Tinh Thần- Vật Chất-Sống hợp nhất
• Tri- hành- Sống hợp nhất (2*)
• Chân –Thiện- Mỹ- Sống hợp nhất (3*)
• Chân- Minh- Hoan- Sống hợp nhất (4*)
• Chân- Thiện- Nhẫn –Sống hợp nhất (5*)
IV- Quan Niệm và Phương Pháp Hình Thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam
A. Danh Từ “Chủ Đạo” và “Quan Niệm Chủ Đạo”:
A 1-Danh từ “Chủ Đạo”:
Danh từ này do Linh Mục Triết Gia Kim Định đặt ra để phân biệt giữa “Chủ Đạo” và “Chủ Thuyết” hay “Chủ Nghĩa”….
A-2: Quan niệm về Chủ Đạo Văn Hóa:
“Trước hết Linh mục Triết Gia Kim Định công nhận sự giải thích về Đạo theo kinh Dịch “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo” =Đạo là một âm một dương. Theo câu này thì Đạo phải có cả âm và dương tức phải hội nhập được cả hai đầu đối lập. Đó là điều con mắt thường thấy không thể làm được: không thể nước lửa ở với nhau hay vuông hoặc tròn, hoặc chẵn lẻ cùng nhau một trật. Vì thế cho tới nay Đạo toàn được định nghĩa theo một chiều nên kể là không có Đạo, chỉ có chủ thuyết, mà người ta gọi đại là “chủ đạo” Đấy là cái lầm giết người. Giết thực sự chứ không nói bóng bẩy chi cả ….
Hỏi tại sao thế?
Thưa là một sự tế vi ít được nhận ra, đó là khi người ta dùng có tai mắt thì chỉ thấy có vòng ngoài hiện tượng là cái vốn không thể ở cùng với nhau trong một nơi. Muốn hội nhập cần phải đi bước Tâm Tư nữa mới thấu được vào vòng trong, mới tới phần Vô của sự vật, mà có Vô thì hai chiều trái ngược mới gặp được nhau.
Nói kiểu thông thường thì phải vượt qua giai đoạn duy lý để đi vào tâm tư mới có thể đi thẳng đến đúng sự vật mà không qua ý niệm hay chủ thuyết nào, lúc ấy sẽ thấy như kinh Dịch là muôn vật đều mang trong mình một trật cả Không lẫn Có, cả Hữu lẫn Vô.Và chính ở chỗ Vô, mẫu số chung của muôn loài mà hai luồng khí trái ngược gặp gỡ. Đó gọi là Đạo. Đạo là thấy cả 2 phần Hữu và Vô trong sự vật. Như vậy Đạo chẳng qua là Cơ Cấu toàn diện của sự vật gồm cả hiện tượng lẫn ẩn tượng-là chiều kích vô biên vi tế .Trang Tử định nghĩa Đạo trong ý đó khi nói câu Đạo Vật chi Cực. Đạo là đi tới cùng triệt sự vật. Nếu đi đến tận cùng thì thấy muôn vật đều thành bởi hai luồng khí ngược chiều. Đó là điều ngày nay khoa học bắt đầu thấy như vậy: đó chính là bản tính muôn loài, khoa học kiện chứng cho lời kinh Dịch.Ta phải công nhận như thế. Và phải nhận rằng không thấy được là vì tin trọn vẹn vào tai mắt, nên con người đã không đạt Đạo.
Mà Có đạt Đạo mới có hạnh phúc:
Vì thế mà Đạo cũng có tên Minh Triết, vì Minh Triết là nghệ thuật rất cao xếp đặt việc nước việc nhà sao cho mọi người đều được hạnh phúc. Vậy theo kinh nghiệm lịch sử thì cho tới nay loài người không đạt được những điều đó. Xưa kia phần lớn dân chúng bị nô lệ. Ngày nay cũng đến phân nửa bị áp bức hết sức dã man. Đến khi nghiên cứu về triết học, ta phải giật mình nhận ra rằng căn do sâu xa, nằm trong chỗ toàn bộ triết học đều dựa trên tai mắt nên chỉ thấy có vòng ngoài. Do đó triết cũng định nghĩa sự vật theo vòng ngoài, chỉ có một chiều, bỏ mất chiều kia coi như đối kháng. Trong triết học, quen gọi đó là nhị nguyên đối kháng, bắt chọn một bỏ một. Chọn vuông bỏ tròn, chọn lẻ bỏ chẵn, chọn có bỏ không. Từ đấy xẩy ra hiện tượng này là triết học, dùng toàn những nguyên lý sự vật cho người, như nguyên lý đồng nhất: Một là một, hai là hai, không thể có trường hợp thứ ba (gọi là triệt tam) như hai mà một, một mà hai. Đó là nguyên lý dùng cho sự vật có tính cách bất động, nên cũng theo cung cách sự vật là đưa ra chủ thuyết dựa trên sức mạnh: mạnh được yếu thua. Kẻ mạnh chiếm hết tài sản, người yếu không còn chi, ngoài quyền làm nô lệ cho người có, kẻ có làm chủ, kẻ không làm nô, gây nên xã hội đầy tranh đấu. Vì chút quyền lợi vật chất mà đến nỗi coi người cùng nước như quân thù cần phải phân thây uống máu.
Đó là căn nguyên nô lệ và bất công:
Nó nằm ngay trong chủ thuyết, nhưng không một ai thấy nên số phận nô cứ bị kéo dài từ nô lệ thời Hy Lạp, La Mã, chuyển sang nông nô Trung cổ, dẫn tới Cách mạng Pháp 1789
Từ đấy cuộc tranh đấu mở ra công khai, tức có thêm trí thức nhập cuộc lại nhờ những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nên Tây Âu dần dần phá bỏ được chế độ nô lệ và đi vào được nền dân chủ. Nhưng đó không là công của Triết, cho bằng của lương tri. Triết vẫn theo con đường một chiều như trước nên chỉ là chủ thuyết vốn dựa trên ý niệm một chiều ( ý niệm bao giờ cũng một chiều) thiếu khả năng hội nhập hai đối cực nghĩa là không đạt Đạo, nên cũng không thấy căn nguyên nô lệ con người ở đâu.Thật là đi đến kết quả trái ngược hẳn với dự phóng ban đầu là phá bỏ chế độ nô lệ thì thực tế chỉ là dịch nô: Gỡ nô lệ từ Âu châu chuyển sang đầu các dân khác , sau khi đã làm cho ách đó trở thành thảm khốc hơn nhiều.
Chứng cớ là các nước Tây Âu chỉ phồn thịnh bên ngoài mà thiếu chủ Đạo nên đời sống vẫn vô hướng vô hồn.
Nước chỉ đến Hiến Pháp là cao nhất bên trên không có đạo nghĩa gì. Trong văn học không có nền triết lý nào gọi được là ưu thắng. Các đảng phái thì quanh quẩn ở tầng cương lĩnh với chủ thuyết nên cũng chỉ biết theo đường chính trị mưu mẹo trí xảo, đó là những cái biết vụn vặt mà Trang Tử bảo nếu không bỏ đi được, thì không trông có được cái khôn lớn cỡ luận đạo kinh bang tế thế, tức không đạt chủ Đạo.
Vì thế không có cách ngăn cản cộng sản đem gieo rắc ra khắp thế giới cái chủ thuyết nhị nguyên đối kháng đã được đẩy đến chỗ thái thậm, dìm non nửa nhân loại vào vòng nô lệ khổ nghèo như chưa bao giờ cơ cực đến thế.
Vậy mà chưa thấy đâu là Chủ Đạo chỉ lối thoát ra ngoài hai gọng kìm nhị nguyên đối kháng. Một là theo cộng sản thì có hướng, nhưng là hướng giết người, giết mọi tự do. Hai là theo thế giới tự do thì có tự do, nhưng lại vô hướng vô hồn.
Vì thiếu Thái Hòa nên không tìm ra được lối kiêm cả tự do lẫn có hướng có hồn.
Các nước Tây Âu tuy xưng mình là thế giới tư do nhưng thực ra mới được tự do hàng ngang xã hội, mà chưa đạt tư do hàng dọc, là đối với Trời cùng Đất: Mới có tự do tiêu cực, mà chưa đạt tự do hàng dọc tâm linh, vẫn còn nô lệ cho địa lợi một cục.Tâm lý nói đó là: freedom from, not yet freedom to
Vì thế tuy chống cộng, nhưng vì thiếu chủ đạo nên mắc đầy mâu thuẫn giết người: Chống cộng được một thì nuôi cộng đến tám chín.Vì thiếu chủ Đạo nên không hướng dẫn đời sống hiện nay để nó trôi dạt, như con tầu mới nhổ neo, nhưng đâu là bến là bờ, đâu là đường hướng thì chưa tìm ra câu đáp”
Tại Sao?
Thưa vì Triết đã không triệt,là không đi tới tận cùng triệt để. Triết Tây mới tới bờ Có, bờ Hữu, chưa hỏi bên kia Hữu có còn chi nữa chăng? Ấn Độ mới tới bờ Vô, chưa hề đặt câu hỏi bên kia bờ Vô còn chi nữa. Thế là cả hai tự giam mình trong tư duy Hữu Hay Vô thì làm chi thấy được bờ bên kia mà thiết lập nên Thái Hòa.
Mà không đạt lý Thái Hòa thì không thông đạt được cái lý nhỏ khác, như châm ngôn nói: “Nhất lý minh, vạn lý thông”. Có minh được Lý Thái Cực, thì vạn lý khác mới hanh thông. Khi lý Thái Cực không thông thì tất nại tới ảo thuật:”Thất Lý nhi nhập ư thuật” Thuật đây là các thứ chủ thuyết, các tôn giáo bái vật, các phù thủy pháp môn.
Tóm lại tất cả các phép do lý trí nhỏ hẹp bầy bịa ra đều chỉ là thuyết với lý. Đó không là Chủ Đạo mà chỉ là Chủ thuyết một chiều đầy mâu thuẫn giết người. Hiện nước ta đang chiếm giải quán quân: Bên nhà thì nghèo hèn nhất thế giới, ở hải ngoại thì tan rã nhất hoàn cầu. Ấy chỉ vì Chủ thuyết.Vì Việt Cộng đã rước voi về dầy mộ tổ, gây nên thiên sầu địa thảm dường ấy, chỉ vì nó là chủ thuyết mà không là Chủ Đạo. Nói rộng ra, cả thế giới này, đang khủng hoảng là vì chỉ toàn chủ thuyết mà không có một Chủ Đạo nào cả
B/ Phương Pháp Hình Thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt:
Có 2 phương pháp hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam:
Một là: Căn cứ trên “Biện chứng pháp” hay đúng hơn là “Dịch hóa Pháp” của Kinh Dịch để hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam. Đây là Phương pháp mà Linh Mục Triết Gia Kim Định đã đề nghị: Trong tập sách mỏng: “Thử đề nghị một Chủ Đạo cho Người Việt Lưu Vong”Linh Mục Triết Gia Kim Định dẫn giải như sau:
“Muốn hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam phải hội đủ bốn đức tính: “Văn, Lý, Mật, Sát”…Muốn là Chủ Đạo đủ khả năng hướng dẫn thế giới trhì phải có đủ bốn đức tính đó. Triết lý Tây thiếu Mật (= thấu vào vòng trong, nói vắn tắt là thâm sâu) tức thiếu Tâm linh.
Còn Nho thì xưa kia có đủ cả Mật lẫn Sát.Thế nghĩa là Nho đã hội nhập được cả âm lẫn dương. Vậy là đã có chủ Đạo. Nhưng không còn đủ cho ngày nay: Lý trí con người đã phát triển hơn xưa rất nhiều. Nho muốn còn tác động được như xưa tất phải thêm phần Sát là phân tích lý luận, nhưng lại thiếu Mật (tâm linh) nên không đạt Đạo mà chỉ là chủ thuyết hay ý hệ. Nay nếu đưa được cái Sát của triết Tây áp dụng vào cái Mật của Nho ta sẽ có một chủ Đạo hợp với tâm trạng ngày nay; lần đầu tiên trong nhân loại sẽ có một chủ Đạo như trên. Vậy mà Thái Nho đã thử tiến hành trong chiều hướng đó “Nói tóm lại vẫn theo Linh Mục Triết Gia Kim Định; “Chủ Đạo văn hóa gồm 3 yếu tố “Thái Hòa Nhân Chủ Tâm Linh”. (*6)
Hai là: Hình thành Chủ Đạo Văn Hóa theo phương pháp “Chân Nguyên Sống Tính luận” ngõ hầu theo đúng lộ trình miên viễn của“Đạo Sống” đồng thời nhịp theo trình độ tiến hóa của “Con Người Thời Đại Hôm Nay Ngày Mai”.
Phương pháp mới này của chúng tôi không hề mâu thuẫn với phương pháp “Dịch Hóa Pháp” của Linh Mục triết gia Kim Định mà là tiếp nối, sự chỉ hướng của của Linh Mục Triết Gia Kim Định, Phát Huy Đạo Sống ,Mở rộng và đi sâu hơn.
Chúng tôi quan niệm rất rõ: Đạo Sự Sống , không có ai là tác giả, và tất nhiên không có ai là Giáo Chủ, mà Đạo Sống là Đạo của Trời Đất của Vũ Trụ, mà con người có trách nhiệm, có sứ mệnh phát huy Đạo Sống, kinh dương Đạo Sống, Hiện Hóa Đạo Sống vào nhân quần xã hội sao cho Quốc Gia được vinh quang, phú cường, toàn dân được hưởng Quyền Sống, Quyền Bình Đảng, Dân Chủ, Tư Do và Quyền mưu cầu Hạnh Phúc, nhân loại được thái hòa.
V- Ba Cột Trụ Hình Thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam.
Ba cột trụ hình thành “Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam”. Đó là:
• Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống
• Triết Lý Nhân Chủ.
• Thực Thể Quần chúng Chính Trị
1-Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống:
1.1.- Tại sao gọi“Chân Lý tinh hoa sự Sống”?
Xin thưa vì muôn loại chúng sinh từ con vi khuẩn, lên các loài động vật đều có sự Sống, nhưng chỉ có Sự Sống nơi con người mới đạt đến độ Tinh Hoa, khiến cho con người trở thành thượng đẳng trong muôn vật. Thực vậy con vật dù khỏe mạnh đến đâu hay thông minh đến đâu chăng nữa, cũng không có khả năng suy tư và sáng tạo là 2 động năng chính hình thành Văn hóa. Do trên chỉ có con người mới có Văn hóa, còn con vật không bao giờ có khả năng sang tạo Ngôn ngữ, Triết học, văn hóa và Văn minh.
Từ cơ sở nhận thức trên, chúng ta có thể đi đến kết luận mà không sơ sai lầm là “Chính Chân Lý Tinh Hoa Sư Sống là bản chất của Văn Hóa “ Chính Tinh Hoa chân Lý sự Sống là Bản chất con người”. Có nhìn từ góc độ chân lý này, chúng ta mới khám phá ra nhiều điều hay lạ và kỳ diệu.
1.2.-: Sư Sống con người là điều quí giá nhất:
Không đứng trên phương diên tâm linh tôn giáo, mà đứng trên phương diện tâm lý thông thường của mọi người trên thế gian, ai ai cũng phải công nhận rằng “Không có gí quí bằng Sư Sống con người” hay “Sự Sống con người là điều quí giá nhất”. Giá trị của “Tinh Hoa Sự Sống con người “là chân lý vượt thời gian không gian”.
Thực vậy, người Đông Phương cho rằng “cái Tâm” con người là điểm tinh hoa nhất của con người … Thi hào Nguyễn Du cũng nói:
“Thiện căn ở tại lòng ta
“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
(Truyện Kiều)
Có điều chúng ta phải phân biệt rõ: Chữ Tâm có 2 nghĩa: ChânTâm (là điểm Tinh Hoa cao quí nhất của con người) và Vọng Tâm (Là ý thức, ý niệm, tư tưởng và dục vọng…) là những rung động xấu như những đám mây mù che mất Chân Tâm hay làm loạn Chân tâm, che mất “mầm thiêng”, làm loạn “Tính Giác ngô. Khoa tu Thiền gọi “Vọng Tâm” là “Tâm Viên Ý Mã” (tâm như con vượn truyền cành; ý như con ngựa không cương chạy lung tung …) còn Chân Tâm hay Bản Tâm là “Bản Lai Diện Mục”(Tức bản mặt thật ,con người thật, trước khi chúng ta sinh ra đời) .
Nói tóm lại điểm tinh hoa nhất của con người chúng tôi gọi là Chân lý Sự Sống, danh từ Đông Phương gọi là Chân Tâm, Phật Giáo gọi là Bồ đề tâm,(“tâm giác ngộ hay “Tính Giác,” Tuệ Giác” “Trí huệ Bát nhã” Duy Thức học hay Tâm Lý học Phật Giáo gọi phần tinh hoa của con người là A lại Gia thức ( (Àlaya-Vunanana) tức thức thứ 8. Duy Thức học Tây Tạng còn khám phá ra thức thứ 9 gọi là À-Mana hay Àmana Thức (Àmana-Vunanana) .Kinh Dịch gọi là Thái Cực, Thái hòa, Thiên địa chi đức hay Thần vô Phương (Thần Vô Phương Dịch vô thể- Hệ Từ Thượng) Nho giáo gọi là “Thiên Lý ” … Manh Tử gọi là “Xích tử chi tâm”(Tâm của đứa trẻ mới sinh) hay “Khí Hạo Nhiên”.Vương Dương Minh gọi là “Chí Lương tri” Lê Quí Đôn gọi là “Nhất điểm linh thông” “Danh” tuy có nhiều nhưng “Chân lý” chỉ có một .
1.3 Phát huy Đạo Sống và Diệu dụng Chân Lý Tinh hoa Sự Sống Con Người:
Như trên đã trình bầy: Điểm tinh hoa nhất của con người có nhiều tên gọi khác nhau: Người Đông Phương quan niệm: “Con người quí ở “Chữ Tâm”, “An Tâm”, “Chân tâm”, chúng tôi gọi là Chân lý tinh hoa Sư Sống”. Sở dĩ có tên gọi mới như trên, vì qua công phu “thiền quán,” khi con người thể nghiệm trong tịch lặng hay sống thiền… sẽ ngộ ra rằng chân tâm, tính giác, hay tinh hoa sự sống , cũng chỉ là một. Khi con người bặt tưởng, vượt lên “đối đãi nhị nguyên” thì thấy ngay sự sống trong ta và sự sống vũ trụ cũng chỉ là một Đúng như câu nói thời danh của triết gia Lục Tượng Sơn đời Tống: “Ngô Tâm tiện thị vũ trụ, vũ trụ tiện thị ngô Tâm”= Tâm ta hòa vào vũ trụ, vũ trụ ở trong tâm ta) hay triết lý “Nhất tức nhất thiết, Nhất thiết tức nhất” = “Một là tất cả, tất cả là một”. Khi ngộ ra chân lý này chúng ta sẽ hiểu ngay thế nào là “Kinh vô tự” hay “Kinh vô lượng nghĩa”. Khi khám phá ra Chân Lý này, con người mới thực sự hiểu đạo, sống đạo và không còn chấp vào “ngôn từ”, “không còn chấp “Ngã tướng” “Nhân tướng” “Chúng sinh tướng” hay “Thọ giả tuớng”.. như lời Phật dạy trong Kinh Kim Cang (7*) Khi khám phá ra chân lý tinh hoa sự sống là tìm ra điểm nhất quán giúp cho con người có khả năng “Diệu dụng” được chân Lý… đưa chân Lý vào “Đời Sống Dân Tộc” và “Nhân loại”, hay nói khác đi “Đưa Đạo vào Đời” Khi con người biết phát huy Chân tâm đồng nghĩa với Phát huy Đạo Sống , sẽ giúp cho con người hiểu thế nào là tình huynh đệ đại đồng và hóa giải được sự ngăn cách và kỳ thị giữa các tôn giáo. Khi con người biết tôn vinh “Đạo Sống” thì chúng ta không chỉ “Đưa Đạo vào Đời” mà kỳ diêu thay “Đạo đã nở hoa trong Đời’….
2- Triết Lý Nhân Chủ:
A- Nguồn Gốc Danh từ Nhân Chủ:
Hiện nay Tây Phương chỉ có Danh Từ Dân Chủ chứ chưa có Danh từ hay Triết lý Nhân Chủ. Vậy Danh từ Nhân Chủ bắt nguồn từ đâu và xuất hiện vào thời điểm nào tại Việt Nam? Xin thưa Danh từ Nhân Chủ xuất hiện tại Việt nam từ thời Nhà Lý thời Vua Lý Thái Tông. Ngài là vị Hoàng Đế thứ hai của triều Đại Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Cai trị trong 26 năm (1028-1054) Ngài được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, thời đại của ngài được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của nhà Lý. Nhà Vua đã thân chinh đi đánh giặc để trị an xã tắc, lại là vị Vua rất nhân từ. Năm 1049, một hôm vua Thái Tông nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra đưa nhà vua đến một tòa sen rạng ngời ánh sáng. Sau khi tỉnh dậy Vua thuật lại câu chuyện chiêm bao cho quần thần hay. Các vị cao tăng và Đại Thần đã khuyên nhà Vua dựng một ngôi chùa lấy hình tượng một bông sen để nhớ ơn Đức Quan Âm. Chùa này có tên là chùa ĐỘC TRỤ hay chùa MỘT CỘT trở thành một trong những thắng cảnh tiêu biểu cho Văn Hóa Việt Nam. (8*)
Nhà Vua ngoài danh hiệu HOÀNG ĐẾ (như tất cả các vị Vua thời quân chủ phong kiến) Song ngài còn được tôn xưng là bậc NHÂN CHỦ. Danh từ Nhân Chủ xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam kể từ đó... (Thế kỷ thứ 12) Sau này lý thuyết gia Lý Đông A lập ra chủ nghĩa Duy Dân (1940-1946) Lý Đông A đưa ra học thuyết “Tam Nhân” gồm “Nhân Bản, Nhân Chủ và Nhân Tính”.Tới thời điểm này chính Lý Thuyết Gia Lý Đông A là người đầu tiên tại Việt N am đưa Nhân Chủ lên thành chủ nghĩa hay học thuyết. Tiếp theo Lý Thuyết Gia Lý Đông A, Linh mục triết gia Kim Định, và Nhà Văn Hóa Lý Đại Nguyên đều đã viết sách tôn vinh triết lý Nhân Chủ hay Nhân Chủ Đạo.
B- Nội dung Triết Lý Nhân Chủ:
-Xác minh địa vị và giá trị cao cả, của con người trong tương quan Tam Tài: Trời Đất Người. (Thiên Địa Nhân)
-Xây dựng và phát huy Chủ Thể Con người: Con người là chủ thể trên mọi lãnh vực Văn hóa, Chính trị, kinh tế, xã hội, nhất là giúp con người được an nhiên tự tại, không bị làm nô lệ cho bất cứ một thế lực nào
- Giá trị của Triết Lý Nhân Chủ…
- Sống triết Nhân Chủ có khả năng Tập Đại Thành Triết Lý Đông Phương và Tây Phương (Đây là một đề tài lớn, rất lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ của Tuyển Tập này)
- Triết lý Nhân chủ phục vụ Quốc Dân và xây dựng Thái Hòa Nhân loại.
B.1. Xác Minh địa vị và giá trị cao cả của con người:
Bàn về địa vị và giá trị cao cả của con người, chúng ta không thể không đề cập đến Bài thơ Vịnh Tam Tài của nhà Văn Hóa Trung Thiên Dịch Trần Cao Vân mà Linh mục Triết gia Kim Định đã góp lời phẩm bình như sau:
Bài Vinh Tam Tài
Trời đất sinh Ta có ý không?
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh
Trời Đất in Ta một chữ đồng
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời chuyển Đất mênh mông
Trời che Đất chở Ta thong thả
Trời Đất Ta đây đủ hóa công.
Trần Cao Vân
Quả là một bài thơ triết lý có tầm kích mênh mông như vũ trụ. Cái tài tình của bài là từ đầu chí cuối Trời Đất Người luôn cùng xuất hiện “ba mặt một lời” xoắn xuýt trong Nhất thể uy linh.Ta hãy thưởng thức từng câu
Trời Đất sinh Ta có ý không?
Thưa không có ý nào hết, vì có ý về một cái gì thì dễ biến cái đó thành phương tiện... Đã là phương tiện thì phải qui chiếu vào mục đích mới có túc lý tồn tại. Đàng này con người là một cùng đích tự thân (fin en soi). Ví thế nói thật chính xác thì phải kể là vượt tới đợt có với không, để đi lên bình diện “Hữu nhược vô. Thực nhược hư”: Có mà như không, đầy mà rỗng. Đây mới là bình diện chân thực của con người Đại ngã tâm linh, tức bao la không gì bao quát, không còn gì ở ngoài nữa để mà đối tượng đáng cho con người phải quy chiếu tới để tìm lý do tồn tại. Vì thế nói “có ý” thì dễ sa vào “Thiện Chí” của Mặc Địch, tức dễ biến con người ra dụng cụ cho ý Trời. Hoặc nói “không có ý” thì dễ rơi vào thuyết “cơ giam” của Lão Tử “Thiên địa bất nhân” vô tình như cái máy (cơ giam) lù lù quay một cách vô tình.Vì thế khi ta nói không có ý nào hết là phải hiểu vượt ra khỏi có không thường nghiệm để vươn đến đợt “Xuất hoạt sơ nguyên” theo đó thì thiên địa với ta cùng sinh “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh” (Trang Tử). Tuy nhiên nếu cưỡng lý mà nói theo trước với sau thì Ta ỡ giữa Trời Đất hoặc như sản phẩm của cuộc linh phối (hieroganie) Đất Trời, hoặc như trung gian cho hai bên giao thiệp thông hội. Đó là sứ mạng trao cho người cũng như cho Trời cho Đất do Đạo mà ta hay gọi là Tiên Thiên Tiềm Thể nghĩa là trước cuộc đại tạo đất trời. Thực ra nói trước sau, tiên thiên, hậu thiên là lối biểu diễn của con người trong cõi hiện tượng bị lệ thuộc vào thời gian sau trước với không gian ở đây ở kia, như ở đợt Tiềm thể chỉ có một hiện tại miên trường không có sau trước gì cả.
Chưa sinh Trời Đất có Ta Trong.
Ta dây phải viết hoa, tức chính là Đại ngã tâm linh nằm trong Nhất thể mà thần thoại gọi là Bàn Cổ, không lệ thuộc Trời hay Đất nhưng là tính bản nhiên con người muôn thủa. Vậy chớ hiểu là ta bé mọn hiện tượng nhưng là Ta cao cả như câu ba:
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh.
Sánh là sánh bằng vai, không ai hơn ai kém, chẳng qua cũng là đồng xuất hoạt như nhau, kiểu này kiểu nọ đều là sức huyền vi phong phú vô biên, nhưng quy vào ba mối là Thiên Địa Nhân.
Trời Đất in Ta một chữ Đồng.
In Ta là y như Ta nghĩa là cùng tham dự vào nguồn sinh lực bao la như vũ trụ, cùng một Thể u linh siêu hình, siêu tượng, vô thanh vô xú, không thể đem lý trí suy luận vào đây mà ngo ngoe tìm hiểu: đó sẽ chỉ là trò trẻ lấy vỏ sò đòi tát cạn Trùng Dương, sinh ra những thuyết phiếm thần ứ đọng. Ứ đọng vì đánh mất “lưỡng nghi tính” nên giản lược Thực thể vô biên vào những phạm trù nhân vi (antificiel) hời hợt giả tạo làm nghẹt thở con người.
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Hãy chừa thói xấu nhị nguyên, chỗ nào cũng muốn đối tượng hóa. Ở dây là bầu khí tương giao mãi từ trên cấp vương giả không có đối tượng nào hết chỉ có chủ thể và xuất hoạt: ba chủ thể, ba xuất hoạt, ba động từ. Vậy đừng hiểu đất nứt ra Ta theo lối Đất là chủ thể đẻ ra đối tượng: hạ tầng cơ sở đẻ ra thượng tầng kiến trúc, đó không phải là Truyền Thống Tam Tài. Nhưng phải hiểu: Đất nứt Ta ra, trời chuyển động.
Ta thay Trời mở Đất mênh mông
Trong Tam tài không có mối tương quan lệ thuộc như đã nói ở câu trên, vì cả ba hội thông nơi Tiềm thể.Tuy nhiên câu này như biểu thị một sự trội hơn của Tài Nhân bao giờ cũng chiếm hai nét, còn Thiên một Địa một.Vì chúng ta đang ở trong đất của Nhân hoàng nên có thể “Thay trời để mở đất”. Đất chỉ những giới hạn mà Đại Ngã cần phải vỡ bằng tâm linh để cho con người lớn lên dần bằng tầm mức vũ trụ. Như vậy mở đất là đi sâu mãi vào tiềm thức bản năng để mở rộng vòng tâm thức bao trùm được cả vũ trụ.
Trờ che Đất chở Ta thong thả
Ta an nhiên tự tại “quân tử thản đãng đãng” việc chi phải sợ. Có đáng kể chăng là Trời với Đất. Thế nhưng Trời Đất có chống ta đâu, bố cả mà lị, trời thì che, đất thì chở, còn chi hơn nữa, nên chỉ việc ung dung phó thác: “nhân giả bất ưu, bất cụ” người giữ được đạo nhân không lo sợ, không ưu tư. “Quân tử vô nhập nhi bất tự đắc yên” người quân tử ở vào cảnh nào cũng có thể an vui. Đó là tâm thức tự nhiên đến với những ai đã hiện thực được chiều kích tâm linh nơi mình: một thứ an nhiên tràn ngập khắp thân tâm.
Trời Đất Ta đây đủ hóa công.
Khả năng hóa công đó được tóm vào câu: “khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục”. Trong cõi nhân sinh có hai việc quan trọng nhất là nuôi sống (ăn uống) và giáo hóa. Hai điều đó chỉ có con người hiện thực được chiều kích tâm linh mới đủ khả năng bao dung và tạo dựng một cách hữu hiệu: vừa liệu cho dân có ăn có mặc, mà đồng thời biết giáo hóa tức biết cải hóa để con người vươn lên đợt Đại ngã vô biên vậy (9*)
B2. Xây dựng và phát huy Chủ Thể Con người:
Hiện nay nhân loại bị đe dọa và trấn áp bởi 2 “Quốc tế nạn” : Đó là nạn độc tài ( “độc tài đỏ CS” và “độc tài trắng” do nạn “quân phiệt “ “tài phiệt “ hay “giáo phiệt”) và nạn “Khủng bố”. Chính hai ách nạn này đã trà đạp nhân quyền và phẩm giá con người, nô lệ hóa con người, đã cướp đi Quyền Chủ Thể của con người. Do trên Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam và Nhân loại có sứ mệnh, chống lại cái ác, hiện thực chế độ Tư Do Dân Chủ không những trên đất nước Việt Nam mà trên qui mô toàn cầu. Rồi từ chế độ Tư do Dân chủ, nhân loại sẽ tiến tới Thể Chế Nhân Chủ Quốc Gia và Nhân Chủ Toàn cầu. Nhằm thực hiện tiến trình trên, Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam có sứ mạng lớn và quan trọng hơn cả, là thực hiện cuộc Cách mạng Tâm thức Nhân Chủ trong phạm vi Quốc gia lan tỏa trên toàn thế giới…. Hơn thế nữa Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam có sứ mệnh giúp con người tu dưỡng bản thân, “tự Vượt mình”, “tự thắng chính mình” để đạt tới tâm hồn “Tự Chủ Tự Tại “ phát huy chiều kích vô biên của con người hòa đồng vào vũ trụ, vạn hữu….
B3: Giá trị nền tảng của Triết Lý Nhân Chủ:
Nhà nghiên cứu Văn Hóa Đông Lan đã có những nhận xét rất xác đáng khi nhận định: “Các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đầu thế kỷ 20, đã dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng thị trường và quyền lợi của các nước, hậu quả là 2 cuộc đại thế chiến tiêu diệt hàng triệu nhân mạng chỉ cách nhau chưa đầy nửa thế kỷ. Tây Phương sợ hãi vội vàng đưa ra Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. Từ đó con người bắt đầu có lối nói kiểu Nhân Quyền của Tây phương.
Nhưng thực ra Á Đông mới là quê hương của NhânQuyền.
Theo tinh thần Nhân Chủ của Minh triết Việt, các triều Lý, Trần đã thực hiện được thái bình, an lạc. Điển hình thời Vua Lê Thánh Tôn đã để lại một Bộ luật Hồng Đức năm 1483.(Quốc Triều Hình Luật) mà ngày nay thế giới ca ngợi, vì các khoản về Nhân quyền về phụ nữ, giáo dục, chủng tộc, đã đi trước cả Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc những gần 500 năm. Thật thế, Nhân Quyền chỉ là hệ luận tất nhiên của Nhân Chủ. Con người chỉ có Nhân Quyền một khi được làm chủ, được tôn trọng hơn bất cứ điều gì, kể cả thần linh hay vật chất. Chưa có Nhân Chủ tính làm nền tảng trong tư tưởng, triết lý chính trị thì nói chuyện Nhân Quyền chỉ là hời hợt mị dân, hoặc để làm khó, đặt điều kiện trả giá, đổi chác các mối lợi giữa các cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự… chứ hoàn toàn không liên quan thật sự gì tới con người, quyền làm người của ai cả! Còn Dân Chủ cũng thế. Con người là một NHÂN DÂN. Có nghĩa là ngoài việc là dân, con người trước hết phải là Nhân, là con người. Nhân được làm chủ, được tôn qúy, thì cái vai trò làm Dân mới được tôn trọng theo. Vì Nhân đi trước Dân. Nhân quan trọng hơn Dân. Chưa có triết lý Chính Trị đạt tới mức Nhân Chủ thì Dân Chủ chỉ là một từ ngữ rỗng, giả hiệu, một trò chơi của tư bản, đảng phái và các chính trị gia mà thôi.
Hay nói cách khác NHÂN CHỦ là Xương Sống của Nhân Quyền và Dân Chủ. Không có Triết lý Chính trị Nhân Chủ thì Nhân quyền chỉ là “Mị dân”, Dân chủ chỉ là “Hình thức”, con người vẫn nô lệ dưới nhiều dạng thức, vẫn bị vong thân, vẫn cần chờ được giải phóng.
Chúng ta đang sống trong sự giả trá của ngôn từ, đang quay cuồng theo một thế giới của các suy tư hời hợt, chưa ngay chính, các lý thuyết èo uột, các sinh hoạt thoái hóa, vì thiếu cái xương sống của chính trị, đó là Triết Lý Nhân Chủ (10*)
4- Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam phục vụ con người xây dựng và giữ gìn nền Thái Hòa Nhân Loại.
Khi Văn Hóa chưa có Chủ Đạo thì nền văn hóa còn mông lung, nếu không nói là vô hướng vô hồn…Còn khi chúng ta đã xác định được Chủ Đạo Văn Hóa Việt thì hiển nhiên Văn Hóa Việt không còn tính cách “mông lung”, hay “vô hướng vô hồn” nữa mà đã hình thành “con Đường Sáng” và “con đường Sống” cho Dân Tộc, đạt tới mục tiêu phục vụ con người xây dựng và giữ gìn nền Thái Hòa Nhân Loại.
Ngoài hai cột trụ hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam là Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống , và triết lý Nhân Chủ, giờ đây chúng ta đề cập đến trụ cột thứ Ba là Thực Thể Quần chúng Chính Trị.
3- Thực Thể Quần Chúng Chính Trị
3.1. Thân phận người dân qua các thể chế chính trị
Con người hơn hẳn các sinh vật khác là biết sáng tạo ra Ngôn ngữ, Văn hóa , Chính trị và Pháp luật…Theo nguyên nghĩa Văn hóa bao gồm chính trị và có vai trò chỉ đạo cho chính trị Song rất ít khi Văn hóa đóng nổi vai trò chỉ đạo chính trị mà thường ngược lại chính trị lấn át, văn hóa, lợi dụng văn hóa phục vụ cho chính trị.Trải qua các thời đại, bài học lịch sử còn cho chúng ta biết rằng: Quyền lực Chính trị bao giờ cũng nằm trong tay của một thiểu số người : Thời Quân Chủ Phong kiến, chính trị là đặc quyền của Vua Quan:
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa”
(Ca daoVN)
Thời Dân chủ, trên danh nghĩa chính trị thuộc về toàn dân. Nhưng thực tế Chính trị vẫn nằm trong tay những kẻ có quyền và có tiền, hay nói chung nằm trong tay thế lực tư bản. (Như câu nói của Tổng Thống Kennedy:“Muốn ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ phải có 3 điều kiện: Điều kiện thứ nhất là “Tiền”, điều kiện thứ hai là “Tiền” và điều kiện thứ ba cũng là Tiền” – Có phải bất cứ người dân nghèo nào dù theo nguyên tắc – cứ trên 35 tuổi sinh quán tại Hoa Kỳ là đều có thể ra ứng cử Tổng thống Hoa kỳ” được cả dâu?! Nguyên tắc thì được, nhưng dân nghèo thì phải biết thân biết phận, làm sao có thể ra tranh cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ cho được??) Còn dưới chế độ cộng sản, chính trị hoàn toàn do Đảng CS quyết định: Người dân sống dưới chế độ độc tài toàn trị CS bị ngăn cấm, bị tước đoạt mọi quyền Tự do Dân chủ, Nhân quyền hay nếu được hưởng một chút quyền nào đó là do chế dộ “Xin- Cho” (Người dân phải xin, và chế độ CS chỉ cho phép những gì xét ra vô hại đến sư an nguy, tồn tại của chế độ mới ban phát cho mà thôi )
3.2: Sự Giác ngộ và trưởng thành của Ý thức Quần Chúng Chính Trị:
Có 5 yếu tố lớn hay 5 sự kiện lịch sử đưa đến sự giác ngộ, trưởng thành của Ý thức Quần chúng Chính trị mà chúng ta cần đề cập đến sau đây:
Yếu tố thứ nhất: Sức Mạnh của Quần Chúng:
Từng người dân đứng riêng lẻ rời rạc thì không có sức mạnh nào đáng kể, nhưng khi có một biến cố lịch sử, người dân biết tập họp lại thành đám đông- tạo nên các cuộc đình công bãi thị- hay các cuộc biểu tình thì có sức mạnh vô địch. Ngay từ thời quân chủ người ta đã nhận ra sức mạnh của quần chúng quốc dân, chứng tỏ trong câu nói: “Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Người dân ví như “Nước, chính quyền ví như “Thuyền”. Nước chở thuyền, nhưng nước cũng có thể lật được thuyền. Có điều muốn tập họp quần chúng thì bao giờ cũng phải do một vị “hào kiệt,”một “lãnh tụ” hay một đảng phái nào đó đứng ra kêu gọi mọi người tập hợp quanh mình để đấu tranh chống bất công, chống cường quyền đàn áp bóc lột dân chúng hay chống thế lực ngoại bang xâm lăng đất nước v...v… mới làm nên đại sự cứu nước cứu dân.
Yếu tố thứ hai: Từ năm 1948 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành và tiếp theo năm 1966 ban hành hai công ước: Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính trị-, Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh tế, Xã Hội và văn Hóa. (11*) Cả ba văn kiện lịch sử này đã tạo ra CHÍNH NGHĨA cho các cuộc đấu tranh đòi Nhân Quyền Dân Chủ Tư Do cho các tầng lớp dân chúng của các quốc gia đang bị các chế độ độc tài thống trị, đàn áp nô lệ hóa con người.
Yếu tố thứ ba: Cuộc cách mạng 1917 tại nước Nga thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản đầu tiên trên thế giới.
Khởi đầu cuộc cách mạng, chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn xây dựng một thiên đàng trên trái đất. Nhưng kết quả là Chủ nghĩa CS đã làm cho nước nghèo dân kiệt, gieo tai họa kinh hoàng khủng khiếp nhất cho nhân loại. Phê bình về chế độ và chủ nghĩa cộng sản Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “
“Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi trên đó”.
“Chế độ cộng sản không thể nào sửa chữa được mà cần đào thải nó đi”.
Và Mikhail Gorbachev Tổng Bí Thư Xô Viết đã cay đắng nhận xét:
“Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản.Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”
Chế độ CS là chế độ tuyên truyền dối trá nhất, bạo lực nhất, tàn ác nhất, cai trị dân bằng thủ đoạn tinh vi nhất, xảo quyệt nhất, thâm hiểm nhất! Tất cả những cái nhất đau đớn này đã làm cho người dân tỉnh ngộ là mình đã bị mắc lừa, quả lừa lớn nhất thế kỷ, và cũng do đấy ý thức chính trị của quần chúng quốc dân đã được tôi luyện và thực sự trưởng thành.Trong các xã hội bị chế độ Cs độc tài toàn trị đương nhiên trở thành những “kho thuốc súng”, những “quả bom nổ châm” chực chờ bùng nổ khi thời cơ chín muồi sẽ tới và phải tới ….như biến cố lịch sử đã xẩy ra tại Đông Âu và Liên xô làm sụp đổ Đế quốc CS và cáo chung chủ nghĩa CS vào năm 1989 .
Yếu tố thứ tư: Cuối Thế kỷ 20 bùng nổ cuộc cách mạng Truyền Thông:
Đây là một thành quả khoa học Kỹ thuật lớn làm thay đổi gần như toàn bộ hoạt động xã hội nhân loại! Từ ngày máy điện toán Computer và điện thoại cầm tay (Cell phone) ra đời, các phong trào các lực lượng đấu tranh của Quần chúng nhân dân đã có trong tay một thứ khí giới truyền thông mới, có khả năng rút ngắn thời gian và thu hẹp không gian và có sức công phá các “bức màn sắt” “màn tre” của các chế độ độc tài toàn trị ( Dù là “độc tài trắng” hay “độc tài đỏ”) đều không thể nào bưng bít sự thật, mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa được nữa !
Yếu tố thứ năm: Cuộc cách mạng Hoa lài Tại Tunisia:
Cách mạng Tunisia còn gọi là cách mạng hoa lài gồm những cuộc biểu tình đã diễn ra tại Tunisia, trong đó người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền Tunisia. Các cuộc biểu tình, đình công và bạo loạn được loan truyền rộng rãi mà nguyên nhân cuộc cách mạng bùng nổ do nạn thất nghiệp, giá cả thực phẩm tăng, chính quyền tham nhũng, tự do ngôn luận bị cấm đoán và mức sống của người dân thấp. Các cuộc biểu tình lên tới đỉnh điểm bằng sự lật đổ tổng thống Zine Fl Abidine Ben Ali , người đã từ bỏ chức tổng thống và bỏ chạy khỏi Tunisia ngày 14 tháng 1 năm 2011 sau 23 năm cầm quyền (12*)
Khác với các cuộc cách mạng trước đây hoặc do một lãnh tụ hay một tổ chức đảng phái đứng ra kêu gọi các cuộc biểu tình hoặc hô hào quần chúng đứng lên làm cach mạng. Cuộc cách mạng tạii Tunisia là do Quần chúng tự phát.Đây là điểm đặc biệt nhất của cuộc cách mạng Hoa Lài đánh dấu bước tiến bộ vượt bực của ý thức chính trị quần chúng quốc dân.
Tóm lại, qua việc duyệt xét 5 yếu tố kể trên, chúng ta có thể nói thời đại hiện nay (thế kỷ 21) là thời đại của Quần chúng Quốc dân. Ý thức Quần Chúng Chính trị đã được tôi luyện và trưởng thành trong máu và nước mắt. Không một công việc lớn lao nào không có quần chúng tham dự mà có thể thành công! Do trên Thực thể Quần Chúng Chính Trị là trụ cột tư tưởng thứ ba không thể thiếu trong việc hình thành Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam.
VI- Tác Đông Của Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam.
(“Nguyên Động Lực”,” “Vũ Trụ Quan”, “Nhân Sinh Quan, “Văn Hóa Xã Hội Quan” hay “Nhân Thế Quan, của Chủ Đạo Sống như thế nào? )
6.1-Lý Nhất Quán hay Nguyên Động Lực Diệu Dụng và Phát Huy Văn hóa:
Nội dung (nội hàm) Văn hóa quá bao la, nên việc vận dụng phát huy văn hóa là công việc vô cùng khó khăn nếu chúng ta không tìm ra Chủ Đạo Văn Hóa là gì như thế nào? Khi đã khám phá ra Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam là trước hết chúng ta đã tìm lra “lý nhất quán” của văn hóa , điều mà Đức Khổng Tử gọi là “Nhất dĩ quán chi”. Nói cách khác chúng ta đã tìm ra “Nguyên động lực “ hay Chìa khóa vàng ” để “diệu dụng và phát huy” Văn hóa Việt Nam. Chủ Đạo Văn hóa Việt Nam còn giúp chúng ta tìm ra Vũ Trụ Quan, Nhân Sinh Quan, Văn hóa, Xã hội quan hay Nhân thế Quan để phụng sự nhân sinh, giúp con người tìm được hạnh phúc, nhất là dẫn đưa con người tới Chân Thiện Mỹ.
6.2 Trước hết chúng ta đề cập đến Vũ Trụ Quan của Kinh Dịch:
Kính Dịch (xuất hiện khoảng 2852- 2738 TCN) Kinh Dịch bắt đầu từ Thái Cực, sau Chu Liêm Khê (1017-1073) viết thiên Thái Cực Đồ Thuyết, khởi đầu bằng một câu bất hủ “Vô Cực nhi Thái Cực” Như vậy Vô Cực hay Thái Cực điều cùng là Bản Thể của Vũ trụ, có khác chăng là ở hai thể ẩn hiện. Vô Cực là nguyên thể bất khả tư nghị, chưa đi vào Hữu Thể sinh hóa. Thái cực là toàn thể chưa phân chia của trạng thái sơ nguyên hàm chứa tiềm năng vô tận. Thái Cực sinh Lượng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng Sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Lục Thập Tứ Quẻ (64 quẻ) Dịch cũng là Đạo Sống của Vũ trụ (Sinh Sinh chi vị Dịch) Dịch có 3 nghĩa: “Biến dịch” (thay đổi) “Giao dịch” (âm dương ngũ hành trao đổi, tương khắc, tương sinh,tương tác tương thành) và “Bất dịch”(Sự biến hóa theo một quy luật không thay đổi)
Yếu chỉ của Kinh Dịch: Dịch có 2 chiều; Chiều ra đi và chiều trở về:
Chiều ra đi: Từ Thái Cực (1) sinh lưỡng nghi âm dương (2) sinh tứ tượng (4) sinh bát quái (8) sinh 64 quẻ, từ 64 quẻ sinh ra vạn hữu….(nhiều vô kể)
Chiểu trở về: (Nguyên thủy phản chung) Từ vạn hữu (vô số kể) trở về 64 quẻ, từ 64 trở về 8; 8 trở về 4; 4 trở về 2; 2 trở về 1
“ Néu Dịch chỉ chủ trương một chiều biến hóa,từ Thái Cực đến Vạn Hữu, từ nhất đến vạn, từ giản đến đa tạp, thì chẳng có gì là cao đẹp, vì nó chỉ mới là chiều sa đọa, phá tán, tử vong của trời đất, chưa nói lên được chiều hòa hợp, đoàn tụ, siêu thăng, sinh tồn của vạn vật, chưa nói lên được nỗ lực, của vạn hữu, luôn luôn muốn vươn lên để trở về với Thái Cực.
Nhưng thực ra , Dịch không quan niệm biến hóa một chiều, và cho rằng khi vũ trụ đã biến hóa, đã phân tán đến cực độ, sẽ xoay chiều, đổi hướng bước dần lên những nấc thang tinh thần, để cuối cùng lại phục hồi Nguyên Bản.
Nói cách khác, vũ trụ biến thiên không phải theo một đường thẳng vô cùng tận, nhưng theo hai chiều Âm Dương, vật chất và tinh thần, để cuối cùng lại phục hồi Nguyên Bản.
Lưu Nhất Minh viết: Dịch nói Nguyên Thủy phản chung. Thế là biết lẽ tử sinh. Mạnh Tử nói: Bậc trí giả, để ý suy cứu đắn đo, còn Thánh nhân để ý tìm cho ra cùng đích của cuộc đời. Cho nên Đạo cả của Thánh Hiền có đầu có đuôi, có gốc có ngọn,. Biết được đầu, hay được cuối, khảo được gốc, cùng được ngọn, mới có thể thông suốt tòng đầu tuyệt vĩ, quán triệt đại giác, đại ngộ... Giả sử còn có điều mịt mờ, thì ắt hành động sẽ mò mẫm, biết đã không đúng, thì làm sẽ ngắc ngứ không thông. Học giả phải cùng kỳ lý rồi mới có thể đem ra mà thi hành áp dụng. Biết đến kỳ cùng, làm tới hoàn mỹ, đó là hai phương diện cần yếu không thể nào không có được. Mà lý ấy chẳng qua là đạo của trời đất tạo hóa... Đạo của Tạo hóa có thể có dụng, có đầu có đuôi, là môi trường cho Âm Dương đắp đổi vận hành đổi thay tiêu trưởng, biến hóa ở bên trong, nhưng mà chốt then quan hệ nhất, tâm điểm của tất cả mọi biến thiên, vẫn là Chân Nguyên nhất khí, vẫn là Thái Cực hư vô, vô hình, vô tượng. Hiểu được điều này, lập tức sẽ lên tới bậc Thánh Hiền, không hiểu được điều này, sẽ phải trầm luân muôn kiếp. Cùng lý tức là hiểu biết thấu đáo căn bản này vậy” (13*)
6.3 – Vũ trụ Quan theo Lão Tử:
Tại Trung Hoa, trước LãoTử chưa triết gia nào khởi xướng vũ trụ luận. Học thuyết trung tâm của LãoTử là Đạo và Đức. “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Lão Tử đếm vài con số rồi phán như thế, và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định nghĩa Đạo, nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ. Theo Lão Tử, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, không thể biết. Đạo vô danh, vô hình là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật, muôn vật đều khởi từ Đạo, đi theo Đạo, và quay về Đạo. Còn Đức? Chữ Đức ở đây không phải là đức hạnh, hiểu theo lối luân lý thông thường, mà ta phải hiểu theo nghĩa của Lão Tử. Đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. Đạo thì sinh ra còn Đức thì nuôi nấng. Người sống có Đức là sống theo Đạo. “Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên”... Tới đây, ta chớm hiểu. Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiên, năng lượng sống và sự vận hành của tự nhiên… Cũng có thể gọi tự nhiên hoặc thiên lý. Và Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành: trong cái Đạo của vũ trụ ấy, thiên nhiên và những qui luật của chúng tập hợp thành cái trụ cột, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh…v.v. là những thực thể có vị trí thích hợp và chức năng thích hợp, thao tác theo một thể thức tự nhiên… Đạo ấy chỉ biết được bằng trực quan, không bằng lý trí. Lão Tử không lập luận về Đạo vì ông chống lý trí. Theo ông, lý trí khiến ta nhìn cuộc đời với con mắt nhị nguyên, phân chia thế giới nội tâm và ngoại cảnh, con người với thiên nhiên, thế gian với vũ trụ, thiện và ác vinh và nhục, đúng và sai, cao và thấp… làm ta xa lìa đạo. Lão Tử không mất công giảng giải về Đạo, ông chống trí thức và trí năng. Ông cho rằng trí thức không giúp cho người ta sống theo Đạo và Đức. Nó chỉ làm cuộc sống thêm phức tạp: nó tạo “cơ khí” khiến sinh ra “cơ tâm”, nó bầy ra lý thuyết này, nọ khiến đưa tới xung khắc,… trí năng khiến người ta phân biệt cái hay cái dở nên sinh ra ham muốn. Ông chủ trương bỏ trí năng, bỏ văn tự, bỏ việc dạy dỗ dân, để dân chúng sống mộc mạc, tự nhiên.Lão Tử không chịu nói nhiều về Đạo vì ông hiểu rõ giới hạn truyền đạt của ngôn ngữ. Tóm lại Đạo, cái lý tự nhiên trong con người và vũ trụ, thì hư vô mênh mông, sâu thẳm và ngập tràn tới độ nằm ngoài tầm nắm bắt của lý rtrí, nhận biệt của trí thức và diễn đạt của ngôn từ. Lão Tử nhìn sự vật thường xuyên biến đổi và nhận ra luật mâu thuẫn nơi vẻ ngoài của vạn vật. “Cái yên tĩnh là chủ của cái xáo động. Cái quí lấy cái tiện làm gốc, cái cao lấy cái thấp làm gốc, cái thật đầy thì giống như trống không, con người thật khéo thì trông giống như vụng về…” Ông còn nhận ra luật phản phục ở bên trong vũ trụ, “vật gì phát tới cực điểm thì phải hao giảm- Trăng tròn rồi khuyết, hết mùa đông rồi mùa xuân… “Cùng tắc biến, biến tắc thông”
Trong cùng một lúc, bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản phục, vũ trụ vận hành với Đạo, vạn vật đều nương tựa vào nhau “có và không cùng sinh, khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo” Tuy Đạo không thể hiểu, không thể bàn, không thể nói, nhưng Lão Tử cho rằng loài người chỉ tự mình phục vụ mình tốt nhất bằng việc đi trên con đường Đạo. Để xoay xở trong tình cảnh nghịch lý đó thì có Đức. Sống có Đức tức là sống không khiên cưỡng, sống tự nhiên, vì vô vi- làm một cách tự nhiên- và đi đúng con đường vận hành của đạo”.(14*)
6.4 Vũ Trụ Quan theo chủ nghĩa Duy Tâm chủ trương tinh thần có trước, vật chất có sau, tinh thần độc lập với vật chất và làm chủ vật chất. Chủ nghĩa Duy tâm đưa đến sự nhìn nhận có Đấng Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ con người và vạn vật. Nói một cách khái quát, chủ nghĩa Duy Tâm chia làm 2 khuynh hướng: Chủ nghĩa Duy Tâm Chủ quan và Chủ nghĩa Duy Tâm khách quan….
6.4. 2 Chủ Nghĩa Duy Vật.
Chủ nghĩa Duy Vật chủ trương vật chất có trước tinh thần, có vật chất rồi mới có tinh thần, tinh thần là sản phẩm của vật chất Chủ nghĩa Duy vật đưa đến phủ nhận linh hồn, phủ nhận Thượng Đế và các Thần linh, nên còn gọi là chủ nghĩa Vô Thần (15*)
6.4.3: Cả hai chủ nghĩa Duy Tâm và Duy Vật đều phiến diện và bất cập- Khoa học hiện đại còn giới hạn, nếu không nói là bất lực trước câu hỏi về nguồn gốc đầu tiên của vũ trụ:
Ngày nay nguồn gốc loài người đang là nơi tranh chấp ác liệt giữa duy vật và duy tâm.Duy tâm cho rằng trời sinh ra con người, duy vật cho rằng do tiến hóa từ Vượn lên Người mà có con người. Xét cả hai quan niệm trên thì cả hai quan niệm đều có lý, chính cái có lý nên nó mới tồn tại. Duy vật sử dụng “duy vật biện chứng” và “duy vật lịch sử” để chứng minh nguồn gốc loài người, khai thác khảo cổ,sinh vật học, phôi sinh vật học…và tôn chỉ vật chất có trước ý thức,để chỉ ra con người có nguồn gốc từ Vượn. Duy tâm sử dụng: “biện chứng siêu hình” chỉ ra nguồn gốc ban đầu của muôn vật, tuy không được chứng minh như duy vật, nhưng sự thiếu hụt của duy vật giúp cho sự đứng vững của duy tâm. Duy tâm luôn đứng vững ở đoạn cuối của duy vật khi duy vật chưa đi tới, tuy nhiên duy tâm chủ quan khi cho con người sinh ra từ đất-nước,-gió- lửa – từ cát bụi hay đất sét thì chưa thuyết phục vì thiếu cơ sở khoa học.
Duy tâm dựa vào thế giới chưa có để lý giải cho nó, vì thế cho rằng con người phải được sinh ra từ vai trò của lực lượng siêu nhiên. Theo cách lý giải này thì con người là con của Thượng Đế hay Đấng nào đó tương tự như vậy.
Duy vật dựa vào thế giới hiện tại để lý giải cho nó , vì thế cho rằng con người sinh ra từ tiến hóa mà gần nhất là tiến hóa từ Vượn lên Người.Theo cách lý giải này thì con người là con của Vượn người, vấn đề này còn được lý giải là chỉ có một loài Vượn được tiến hóa theo chiều hướng thành người, còn những nhánh khác vẫn phát triển thành Vượn. Quan niệm này đứng khá vững vì người ta tìm đượcnhững nét tương đồng của Vượn tới Người cổ, nhưng cũng còn nhiều hoài nghi vì con người là con người, con vượn vẫn là con vượn từ nhiều năm vẫn như vây. Thế thì lý gì mà vượn lại biến hóa lên người? Cái khó của duy vật là phải chứng minh được vượn biến thành người do lao động trong khi người ta bắt con khỉ làm xiệc mãi mà nó vẫn là khỉ…? Hơn nữa chẳng mấy ai muốn tổ tiên mình lại là vượn và có muốn thì vượn vẫn là vượn và người vẫn là người không thể là tổ tiên của nhau. Tự nó không thể chứng minh cho nó, vì thế duy vật cứ chứng minh mãi cũng chưa biết con người là ai.
Chúng ta đã thấy sự phiến diện và bất cập của duy vật và duy tâm vì thế chúng ta vẫn chưa thể biết được con người đích thực là ai nều cứ theo duy vật hoặc cứ theo duy tâm….
Bằng các nghiên cứu về lịch sử tiến hóa vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện được tiến trình hình thành thế giới, nơi duy tâm vẫn cho là “bất khả xâm phạm”. Có thể nói cuộc tranh chấp về nguồn gốc vũ trụ cũng như sự sống của những người duy tâm với những người duy vật đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Tính ác liệt của sự tranh chấp này không phải là đấu tranh mà là “Thượng Đế” thuộc về ai, có nghĩa “Thượng Đế” được vật chất hóa để trả cho duy vật hay trừu tượng hóa của duy tâm.
Các nhà khoa học gần đây đã nói về những phút đầu tiên của sự hình thành vũ trụ.Theo thuyết vũ trụ học, hiện đại nhất hiện nay, được gọi là thuyết “mô hình chuẩn”, trong tương lai thì chưa thể biết được mô hình chuẩn có còn “chuẩn” không, nhưng hiện tại đây là lý thuyết cao nhất, về nguồn gốc vũ trụ, giải thích về hình thành vũ trụ. Xuất phát từ thuyết “vụ nổ lớn” gọi là “Big Bang” của các nhà bác học Mỹ Penzias và Wilson, được giải thưởng Nobel 1978, về sự khám phá quan trọng này. Có thể nói thuyết vũ trụ học “Vụ nổ lớn” có được dạng chuẩn như ngày nay được nhiều người công nhận là thành tựu khoa học lớn nhất, trong thế kỷ 20 và là cơ sở để các nhà duy vật xây dựng thêm vào nấc thang tiến hóa vật chất.
Khám phá nguồn gốc vũ trụ là ước mơ của nhiều nhà khoa học, có gì hấp dẫn hơn là vấn đề “phát sinh trời đất” Steven Berg, nhà vật lý chuyên về những cái rất bé nhỏ, lý thuyết hạt cơ bản đã viết “Ba phút đầu tiên” một lý thuyết chi tiết về quá trình diễn biến của các sự kiện trong vũ trụ sơ khai đã được công nhận rộng rãi dưới tên “mô hình chuẩn”. Ông đã khám phá chi tiết của buổi ban đầu hình thành vũ trụ cùng những tiên đoán về “số phận” vũ trụ hiện nay nhưng không thể giải thích được trước “ba phút đầu tiên” vũ trụ là gì?
Bởi không thể tìm được trước phút đầu tiên của vũ trụ cho nên các nhà khoa học thường phải giải thích “lòng vòng” trong muôn vàn cái “có thể” và “nếu” để chứng minh nguồn gốc vũ trụ . Các nhà khoa học có đủ sức thay “trời” tạo dựng “trời đất” được hay không, hay ít ra cũng hiểu được “trời sáng tạo vũ trụ” như thế nào là một thách đố cuối cùng để con người có chịu khuất phục về một “Thượng Đế” hay không?
Duy vật giải thích thế nào về nguồn gốc vũ trụ cũng không vượt qua được “nguồn gốc vũ trụ”mà phải chấp nhận mệnh đề “tự nó” được coi như một “tiền đề “Cái “tự nó“đó được xác lập bởi các qui luật, trong khi nguồn gốc qui luật “tối thượng” từ đâu mà có thì duy vật không giải thích mà chấp nhận như định chế. Định chế đó chính là duy lý vật chất, duy lý với duy tâm cũng là một nhưng khác định hướng mà thôi. Nếu duy tâm cho rằng có “Thượng Đế”nhưng không thể thấy được bằng cảm giác, mà phải thấy bằng đức tin, thì duy vật cho rằng chỉ có vật chất không có “Thượng đế” và vật chất đó cũng không thể thấy bằng cảm giác mà thấy theo” tiền đề”, nghĩa là phải chấp nhận vật chất bằng tiền đề niềm tin để trở thành chân lý .Người ta không thể định nghĩa cái mà người ta chưa biết nó là cái gì. Khoa học đã chỉ ra cho con người thấy vật chất là các hạt mà loài người chưa hiểu, vậy định nghĩa vật chất của triết học có chủ quan và quá sớm không? Nếu trước kia “Thái Cực” là cái không thể giải thích thì ngày nay “tiến hóa vật chất” cũng không thể giải thích, đó là những nét tương đồng của hai nền triết học duy vật cổ và duy vật hiện đại. Duy vật ngày nay khác với duy vật ngày xưa ở chỗ xác định những tính chất và thuộc tính vật chất cụ thể hơn. Hay nói cách khác duy vật biện chứng là một hệ thống khoa học giải thích về thế giới ban đầu hay nguồn gốc thế giới bằng phương pháp biện chứng giúp cho loài người hiểu rõ hơn về thế giới hiện tại. Còn thế giới trong quá khứ hay nguồn gốc thế giới thì duy vật biện chứng phải bó tay và đưa nhân thức chung chung thiếu cụ thể, bởi thế duy vật biện chứng không thỏa mãn được nhận thức con người. Con người muốn biết “cái gì đã sinh ra vật chất” chứ không phải là “vật chất vô hạn”
Nếu các nhà khoa học, không bằng lòng với cách giải thích của tôn giáo về thế giới hiện tại, thì những người có đức tin hoặc hiểu về thế giới theo tình cảm cũng không đồng ý với cách giải thích của duy vật biện chứng. Bởi vì duy vật không giải thích được nguồn gốc thế giới mà đưa ra định đề vật chất làm “khuôn mẫu” trong khi nguồn gốc thế giới là cái gì thì chưa biết.Ngày nay khoa học tìm được “mô hình chuẩn” là những giây phút của vụ nổ Big Bang, nhưng con người muốn biết trước Big Bang là cái gì? Một câu hỏi được đặt ra, nhưng chưa có câu trả lời, nếu tìm được cơ sở hình thành Big Bang thì trước cơ sở đó là cái gì?? Cứ như thế khoa học không thể chứng minh nguồn gốc tận cùng của vũ trụ, nơi tận cùng đó là chân lý của tình cảm và mãi mãi là như vậy. Tính trường tồn của thế giới ban đầu càng vững bền chứ không như nhiều người cho rằng khoa học phát triển thì duy tâm không còn chỗ đứng (16*)
6.5. Vũ Trụ Quan Đạo Sống Việt Nam:
Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam nhận thức rằng:
• Vũ Trụ Quan Đạo Sống là NHƯ NHIÊN.(Tự Nhiên và Như Nhiên )
• Năng Lượng Sống Vũ Trụ hay nguồn Sống Vũ trụ là “bất khả tri” hay “bất khả tư nghị “
• Năng Lượng Sống là Căn Nguyên Hình Thành Vũ trụ và Con Người.
• Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống con người, chính là bản chất con người. Do công phu tu dưỡng con người có khả năng hòa đồng cùng Năng Lượng Sống Vũ Trụ.
• Tinh Thần và Vật Chất là hai mặt ẩn và hiện của Năng Lượng Sống Vũ Trụ.
• Vô Thể, Sống Thể, HữuThể vừa là Chân Nguyên, Đồng Nguyên của Sống Thể, Sống Năng Thái Hòa.
• Năng Lượng Sống Vũ trụ và Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống con người có các đặc Tính, khả tính sau đây:
1- Quang Minh, Chân Thực, Sống Động& Vĩnh Hằng
2- Linh thông,Toàn thẩm,Tiềm di & mặc hóa
3- Tương Tức, Tương Nhập, Tùy Duyên Hằng Hóa & Bất Nhị
4- Liên tục Bổ sung, Phân Hóa,& Điều Hợp
5- Bảo tồn, Phát triển, Tiến Hóa &Thăng Hóa
6- Tư Do, Tư Chủ, Tư Tạo & Tư Thắng
7- Vượt Thoát, Dung Hóa, Sáng Hóa & Sống Hóa
6.6: Nhân Sinh Quan
6.6.1 Phát hiện Hai qui luật Sống:
Trong cuốn “Nhân Loại Mới” do Mekong xuất bản năm 1991 hai tác giả Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân trong khi suy tư về các phạm trù mâu thuẫn cặp đôi như “B ản Chất và Hiện Tượng”, “Đạo và Đời”, “Hữu Thần và Vô Thần”, “Tất Định và Tư Do”, “Tư Do và Bình Đẳng” v.v… Hai tác giả đã phát hiện ra hai qui luật của đời sống.Đó là “ Tất Định Như Nhiên” và “Tất Định Qui luật” Hai qui luật này mới đọc qua, chúng ta không thấy điều gì mới lạ, hay không mới lạ lắm … Nhưng suy gẫm, suy tư và trầm tư sâu sắc, chúng ta mới thấy hai qui luật này vô cùng cấp thiết và quan trọng giúp cho con người “an thân lập mạng” thuận theo “lẽ Đạo” và “tiến xa trên đường Đạo”…
Trước hết chúng ta hãy nói về “Tất Định Như nhiên” (Déterminisme-Nature):
“Tự do được đề cập nhiều trong triết lý, chính trị và kinh tế và cả trong khoa học, nhưng trong Đạo học lại ít hoặc không đề cập đến. Các kinh Phật Giáo , Ki Tô giáo hầu như không nhắc đến , trong lúc các vấn đề Bình đẳng, Từ Bi, Bác ái … lại được xiển dương. Có lẽ trong Đạo học, Tư do được xem như là bản nhiên, một vấn đề của bản chất con người, không do một cấu trúc nào tạo nên, hoặc Tư do đã nằm trong cái lẽ Đạo rồi.
Đạo như đã nói, không chỉ dành riêng cho chủng loại người mà cho tất cả mọi giới loại thì Đạo là một tất định, vì tất cả đều ở trong Đạo, chi phối bởi Đạo. Hiểu Đạo là lý vận hành biến dịch chung của vạn hữu thì Đạo là một thứ “Tất định Như Nhiên” (Déterminisme – Nature) bao giờ cũng thế.
Xin được giải thích sơ lược về từ “Như Nhiên” ”Như Nhiên” có nghĩa “là vậy, là thế” bao giờ cũng thế, không hiểu do đâu, không hiểu tại sao.Dù có giải thích được, dù có tìm ra nguyên nhân, diễn tiến,dù có biện pháp sửa đổi thế nào thì sự việc vẫn thế , vẫn cứ là như thế. “Như Nhiên” bao gồm cả tự nhiên và có tính cách khẳng định hơn là “Tự Nhiên” vì cái tự nhiên có thể sửa đổi, có thể thay thế , như có thể đào núi, lấp sông, ghép cây, thay tim…Nhưng cái Như nhiên thì không thể nào cải đổi, sửa chữa hủy diệt.
Đức Phật nói đến cái khổ đầu tiên của con người là “Sinh, Lão, Bênh, Tử” (có lẽ chung cho cả mọi giới loại) đấy là bốn cái “Như Nhiên”. Cho dù ngày nay, y học dùng lối cấy tinh trùng để tạo nên một bào thai không cần đến sự giao hợp giữa nam và nữ, theo cách tự nhiên, nhưng như thế sự sự sinh cũng đã có rồi. Cái chết cũng vậy. Điều kiện dinh dưỡng và y dược có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng thế nào rồi con người cũng chết; cho dù chết vì già yếu, bị bịnh tật hay bị sát hại, bị tai nạn…mà qua đời thì sự chết cũng đã đến, cũng đã xảy ra…Người Phật Tử gọi đức Phật là “Như Lai” có nghĩa là như nhiên đến, không do ai, không do gì. Điều đó có nghĩa đức Phật không còn là Tất Đạt Đa, không còn là Thích Ca mà là biểu tượng của Tâm Chân Như là một thứ “Như nhiên”.Hiểu như thế Thượng Đế là như nhiên, cuộc sống, cuộc đời là Như nhiên.
Nhiều người theo Phật giáo ngày nay bỏ luôn từ “Như” chỉ dùng từ “Nhiên” không thôi, trong dụng ý kết hợp cả cái “tự nhiên” và cái “ là vậy” vào một. Đạo là Như nhiên vì Đạo là tự nhiên và bao giờ cũng là thế, cũng là vậy, không sinh sôi, không phát triển, không hư hoại, không hủy diệt, không trương nở, không giản lược, không tăng, không giảm, không tiến, không lùi, không xấu, không tốt, không mà có,có mà không, không hữu, không vô, Hữu vô là một. Con người sống trong Đạo là sống theo “Tất định Như Nhiên” trong khi con người sống trong xã hội là sống theo: “Tất Định Qui Luật”
“Tất Định Quy Luật” (Déterminisme –Loi)
Bên cạnh Đạo, bên cạnh cái “Tất định Như hiên” này, cuộc sống mỗi người cũng như của mỗi chủng loại cũng tuân theo một cái tất định khác, vì tuân theo những qui luật của tự nhiên, tự nhiên nơi đây bao gồm khung cảnh thiên nhiên cùng môi trường sinh hoạt của cá thể, và chủng loại trong cộng đồng hiện thể của mình.
Mỗi chủng loại cũng như mỗi cá thể trong chủng loại, từ tự thân, muốn tồn tại, tiếp nối và phát triển phải thỏa mãn một số thiết yếu bản nhiên mà ta gọi là bản năng sinh tồn. Rồi do “hiện thể trong toàn thể” (kết hợp thành xã hội) các thiết yếu ban sơ đó dần dần phức tạp hóa, đa diện hóa, tạo nên vô số nhu cầu và sở thích.
Tất cả nhũng thiết yếu ban sơ cùng nhu cầu và sở thích là nguyên nhân và động cơ phát sinh tư hữu và chiếm hữu đó .Vì thế cuộc sống có tính cách cơ năng (tuân theo những đòi hỏi của sinh vật lý). Lịch sử tại thế chính là dòng diễn biến của tính cơ năng.Tính cơ năng là một “Tất định qui luật” (Déterminisme –Loi)
Những qui luật đó phát sinh từ trường tương tác của vạn pháp, những mối quan hệ hầu như bất biến giữa mọi sự, mọi vật mà khoa học thực nghiệm đã tìm và tìm mãi cùng với những qui điều trong các khoa học nhân văn phát sinh từ nhu cầu của đời sống thực tiễn của xã hội. Những qui luật và qui điều có thể thay đổi do nhận thức của con người, do diễn biến sinh hóa của nhân sinh qua lịch sử và được hướng dẫn vận hành của cái “Tất Định Như Nhiên”
Cái “Tất định Như Nhiên”là lẽ Đạo, là Ý chí của Thượng Đế và là nền tảng của Định mệnh thuyết siêu hình. Cái “Tất định Qui luật”là lịch sử hay cuộc sống của từng chủng loại, của từng cá thể trong chủng loại, nghĩa là vũ trụ hiện tượng của cõi sắc giới, và là nền tảng của Định mênh thuyết tự nhiên ( hay Định mênh tuyết khoa học, Định mênh thuyết lịch sử). Hai cái “Tất định”này không chống đối phủ nhận nhau.
Cái Tất định qui luật nằm trong cái Tất định Như nhiên và thể hiện cái Tất định như nhiên ra mặt hiện thể. Trong ý nghĩ này, ta có thể hiểu lời nói của Gaston Bachelard: “Tất định thuyết đã từ cõi trời đến với cõi đất” mặc dù chủ ý của ông chỉ mới nói về mặt khoa học.
Vì tất cả để trở về trong Đạo, khởi đi từ cái Một, nên cái Tất định Qui luật diễn biến qua muôn hình vạn trạng hình thái, cách thế cuối cùng sẽ hội nhập, tan hóa vào trong cái Tất định Như nhiên để chấm dứt một chu kỳ biến dịch, tức là một kỷ nguyên sinh hóa của chủng loại. Làm thế nào và vào lúc nào đấy là phần vụ của Ý chí Tự do của con người. Con người cuộc sống con người bơi lội giữa hai dòng tất định đó, bị tác động bị chi phối bởi cái “Tất định Qui luật”, nhưng lại được hướng dẫn bởi cái “Tất định Như nhiên”.
Tư do con người thể hiện ở ý thức và hành động giải trừ vượt thoát vòng chi phối, tác động của cái Tất định Qui luật để hướng về cái Tất định Như nhiên. Đấy là ý nghĩa của giải thoát, Cứu rỗi trên mặt cá nhân.Định mệnh thuyết siêu hình hướng con người đến cứu rỗi, giải thoát trong lúc Định mênh thuyết tự nhiên tác động vào cuộc sống chung để con người và chủng loại dần dà qua hành động đấu tranh chống cơ năng để loại dần cơ năng (hoặc giảm thiểu chế hóa cơ năng, hoặc bành trướng cơ năng để loại dần cơ năng) mà tiến tới Đạo, đến cái Tất định Như Nhiên.
Trong ý nghĩa hướng đi đó , Tư do con người, của mỗi người, chính là cái khuynh hướng, cái hướng vọng dẫn về trong cái Tất định Như Nhiên và thể hiện nơi ý chí đấu tranh trước tiên với bản thân mình( có nghĩa không để tính động vật chi phối nặng nề ) và đấu tranh với xã hội, để mọi mặt đòi hỏi xã hội thỏa mãn những yếu tính của tồn tại về mặt cơ năng (thỏa mãn nơi đây có nghĩa là cung cấp mọi điều kiện thuận tiện do từ cơ cấu tổ chức xã hội) mặt khác dần dà giải trừ tính cách cơ năng của xã hội đối với cuộc sống , để rút ngắn cái quá trình diễn biến của cơ năng hầu sớm đưa chủng loại vào trong cái Tất định Như nhiên.
Trong chiều hướng đó, Tư do không phải là thứ của cải được ban cấp bởi xã hội mà là một yếu tính từ bản chất con người, và là động lực để cải biến con người và cải biến xã hội. Hiểu Tư do là cái quyền được sống theo ý mình, không bị cản ngăn; Hiểu Tư do là cái Ý chí, cái Năng lực quyết định, chọn lựa giữa bao nhiêu trường hợp, bao nhiêu khả năng, không hẳn là sai, nhưng đấy chỉ là những thể hiện từng lúc trong cuộc sống theo cái Tất định Qui luật mà thôi, và như thế, Tư Do không có một ý nghĩa, một tác dụng nào cao quý về mặt chủng loại. Cũng chính vì thế mà Tư Do đòi hỏi và liên hệ mật thiết với Cảm thông, Yêu thương,Độc lập, Bình đẳng, Hòa bình, Đoàn kết, Hy sinh, Sáng tạo (17*)
6.6.2 – Nhân sinh quan, thể hiện trong nếp sống, cách sống của con người “Biết Sống sự sống mình”:
* Sống Vui
* Sống Hùng
* Sống Mạnh
* Sống Đẹp
* Sống Tỉnh Thức
*Sống Bình Đẳng, Bao Dung
* Sống Hòa Đồng, Đoàn Kết
* Sống Danh Dự, Trách Nhiệm
* Sống Hiền Thục, Đảm Đang
* Sống Thực dụng, Kiên Nhẫn
* Sống Hướng Thượng, Hướng Tha.
* Sống Yêu Dân Yêu Nước.
* Sống Dân Chủ Tự Do,
* Sống Lý Tưởng, Sáng Tạo.
*Sống Từ B i Bác Ái.
* Sống Đại Nghĩa Chí Nhân
* Sống Dung Hóa, Sáng Hóa
* Sống Tự vượt, Tự thắng
* Sống Thiền, Sống Vi…
*Sống Nhân C hủ Thái Hòa. (18*)
Trên đây chúng ta đã đề cập đến những cách sống đặc biệt, như những bông hoa tươi thắm muôn hồng ngàn tía tiêu biểu cho hàng trăm cách sống khác nhau, tạo thành cá tính hay nếp sống con người và nếp sống của mỗi dân tộc.…..tùy theo ý thích, sở trường, khả năng và ý chí mỗi người kể cả hoàn cảnh gia đình và xã hội ảnh hưởng lên sự chọn lựa và quyết định của mỗi cá nhân như người ta thường nói “ Anh hùng tạo thời thế” hay “thời thế tạo Anh hùng”. Điều đặc biệt đáng ghi nhận hơn là : Nhịp theo đà tiến của nhân loại, thế kỷ 21, đã mở ra những chân trời mới: Đạo Sống không còn là đặc quyền của một thiểu số giành cho những “Tao nhân mặc khách” “ hay “những người có căn cơ tu Đạo” mà Đạo luôn luôn mở ra cho tất cả mọi người. Nhiều người nói: thời đại ngày nay chúng ta phải “Đem Đạo vào Đời” “Hiện đại hóa Đạo Phật” “Hiện đại hóa Tôn giáo” v.v. Những cách nói này không phải sai, nhưng chưa đúng lắm, chưa thật hay ….vì chúng ta chưa khởi đi từ gốc, chưa khởi đi từ chính mỗi người chúng ta … Vấn đề quan trọng nhất của “Thời đại hiện nay” là khai mở ĐẠO SỐNG trước hết cho chính mình (cho mỗi cá nhân) trước khi phổ biến, thức động “quảng đại Quần chúng Quốc dân”.Làm công việc này chúng ta không những giúp ích cho tất cả mọi tôn giáo, và cho cả những người không theo một tôn giáo nào…. hay ngay cả những người “vô thần” nói chung, đều biết sống sự sống mình, tư chọn cách sống nào hay đẹp thích hợp nhất với mình…..Khi con người biết sống sự sống mình thì chúng ta không cần “Đem Đạo vào Đời” mà kỳ diệu thay “ Đạo đã nở hoa trong Đời” Hoa Sư Sống sẽ tưng bừng nở trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới. …Kỷ nguyên Đạo Sống Nhân Chủ đã từng bước hình thành tại Việt Nam, tự nhiên như sự chiếu sáng của mặt trời mặt trăng, tự nhiên như hoa nở …
6.7 Văn Hóa, Chính Trị, Xã Hội Quan hay Nhân Thế Quan:
6.7.1. Văn Hóa Quan:
Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam chủ trương:
• Văn Hóa có sứ mạng “Giáo hóa con người , Phụng sự Quần chúng Quốc dân” và có khả năng “chỉ đạo” cho Chính trị, Kinh tế, Giáo dục, Xã hội…
• Muốn thực hiện được sứ mệnh lớn lao trên, Văn hóa phải có “sức mạnh tự thân” và biết phát huy Sức mạnh vô biên,vô tận của Văn hóa. Nếu Văn hóa không biết phát huy sức mạnh tự thân và sức mạnh của Văn hóa Dân tộc, thì Văn hóa luôn luôn bị các thế lực chính trị đôc tài (độc tài đỏ và đô tài trắng) biến Văn hóa trở thành “những cây cảnh, những chậu cảnh” trang trí cho chế độc đôc tài, nhất là chế độc độc tài toàn trị CS, chuyên lợi dụng văn hóa , biến văn hóa trở thành “công cụ cho các chế độ độc tài” mang danh Xã hội Chủ nghĩa .
• Không chỉ nêu ra cứu cánh “Chân, Thiện Mỹ”, mà phải thực hiện ,thực hành Chân Thiện Mỹ, hiện thực Chân Thiện Mỹ, quan trọng hơn nữa là “Sống hóa Chân Thiên Mỹ” chính là phương cách tuyệt diệu nhất để “phát huy sức mạnh tự thân của Văn hóa”.
• Biết phát huy “sức mạnh tự thân của văn hóa”, mới là “điều kiện cần”, chưa phải là đềi kiện đủ. Mà còn phải biết, “vận dụng”, “diệu dụng chân lý Sự Sống” vào tổ chức “hình thành Văn hóa Tổ chức” .Tiếp đến là “vận dụng văn hóa tổ chức” vào mục tiêu “Giáo dưỡng, Hướng đạo sinh hoạt Quốc Dân” hình thành “kỷ nguyên Văn hóa Quốc dân”. Cao hơn nữa là “Vận dụng Văn hóa Tổ chức” vào việc không ngừng nâng cao mực sống Quốc dân” “Thăng hoa và Thăng hóa hay Thành toàn sự sống Quốc dân”
• Khởi đi từ việc phát huy “Sức mạnh Tự thân của Văn hóa” hình thành “Văn hóa Tổ chức” “Văn hóa Giáo dưỡng, Hướng đạo Sinh hoạt Quốc dân” “Văn hóa Phụng sự Quốc dân, không ngừng nâng cao Mức Sống Quốc dân” “ Văn Hóa Thăng hoa, Thành toàn Sự Sống Quốc Dân”.
6.7.2. Chính trị Quan:
Trong các chế độ Dân Chủ Tự Do tại chân chính tại Tây Phương cũng như Đông phương bao giờ cũng hình thành 2 trận tuyến: Đó là
-Trận tuyến Cầm Quyền
-Trận Tuyến Đối Lập
Nay Chủ Đạo Văn Hóa Việt Nam chủ trương thành hình:
-Trận Tuyến Quần chúng Chính trị Quốc Dân làm trung gian giữa 2 trận tuyến Cầm quyền và trận tuyến Đối lập để tạo thế “Quân Bình Động” trong Sinh hoạt Chính trị Quốc gia.
- Trận tuyến Quần chúng Chính trị Quốc dân còn là Mặt Trận Gốc của Quốc gia Dân tộc Việt Nam đóng vai trò Chủ Lực Cách mạng trong giai đoạn Cứu Quốc hiện nay cũng như giữ vai trò chủ lực Kiến quốc và Hưng quốc sau hâu kỳ cs (Khi chế độc độc tài toàn trị cs bị lật đổ cáo chung)
-Trận tuyến Quần chúng Chính trị Quốc dân (TT/QCCTQD) không chủ trương tranh giành quyền lực với chinh tuyến cầm quyền, không chủ trương cướp chính quyền, cũng không chủ trương đưa người ra tranh cử vào các cơ quan Công quyền như Quốc hội hay các cơ quan hành chánh của Chính phủ từ trung ương đến địa phương, hầu bảo đảm tính chất trong suốt (transparent) của tổ chức Quần chúng Chính trị Quốc dân. Hơn thế nữa, Trận tuyến QCCTQD còn sẵn sàng hậu thuẫn hợp tác với Chính tuyến cầm quyền trong các công tác ích quốc lợi dân. Ngược lại khi Chính tuyến cầm quyền làm điều gì sai trái với Hiến pháp, vi phạm quyền lợi của Quốc dân thì Chính tuyến Quần chúng Chính trị Quốc dân sẽ lên tiếng chống đối hay hợp tác với Chính tuyến đối lập để phản biện hay đối thoại với Chính Quyền hầu “sửa sai và xây dựng Chính tuyến cầm quyền” ngày một tốt đẹp hơn.
-Cho dù “hậu thuẫn, hợp tác với chính quyền”” hay “lên tiếng chống đối chính quyền”, Chính tuyến Quần chúng Chính trị Quốc dân không coi đó là công tác chính yếu mà chỉ là những công tác cần thiết trong từng giai đoạn giai đoạn lịch sử mà thôi. Nhiệm vụ hay sứ mạng chính yếu nhất của Chính tuyến QCCTQD là Khai mở Đạo Sống Dân tộc Việt, khai mở dân trí Quốc dân, không ngừng phát triển tổ chức, duỗi dài tổ chức vào khắp mặt sinh hoạt từ Văn Hóa,Kinh tế, Chính trị, Giáo dục, Truyền thông, Luật pháp. Y tế, Quản trị học, Thương mại, Khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến v.v….
- Trận tuyến Quần chúng Chính trị Quốc Dân còn tạo môi trường cho nhà trí thức, Kẻ sĩ, Sĩ phu thời đại đem tài năng ra giúp nước giúp dân bằng phương thức dấn thân hòa đồng với Dân chúng theo tiêu ngữ “Hòa Quang Đồng Trần “ (Hòa kỳ Quang, đồng kỳ trần = Hòa cùng Ánh sáng, đồng cùng bụi bặm-( trích Lão Tử Đạo Đức Kinh)
- Trận tuyến Quần chúng Chính trị Quốc dân còn tạo môi trường cho giới trẻ (Thanh niên, sinh viên, học sinh) có cơ hội, học tập và thi thố tài năng trên mọi lãnh vực, học tập và phát huy Văn hóa,Nghệ thuật. Âm nhạc, Võ học….theo đúng nguyện vọng và hoài bão của tuổi trẻ, nối gót cha ông.
- Trận tuyến Quần chúng Chính trị Quốc dân song hành với trận tuyến Quần Chúng Văn hóa Quốc dân còn có sứ mệnh quan trọng và cao đẹp nhất là “Đào Tạo Nhân tài ưu tú, cho Quốc gia Dân tộc Việt và xa hơn cho Nhân loại.
6.7.3: Xã Hội Quan:
Chủ đạo Văn hóa Việt nam quan niệm: Một xã hội thực sự tốt đẹp có tính chất điển mẫu là một xã hội:
- Đạo Đức, hiền thiện, công bằng, tư do dân chủ, pháp trị, khai phóng và tân tiến.
- Hài hòa, “cộng đồng đồng tiến”, tôn trọng sáng kiến cá nhân, “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng” và “sức mạnh tổng hợp của Dân tộc”.
- Theo thể chế, Dân chủ Đa nguyên,tập trung quyền hành tối thiểu tại trung ương và Tản quyền tối đa tại địa phương
- Giảm thiểu khoảng cách giầu nghèo giữa các cộng đồng khu vực,song hành với việc giảm thiểu khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân (Quốc Dân)
- Tạo ý thức Sống, khai mở tinh hoa Chân lý sư Sống bảo vệ môi trường Sống trong sạch làm bừng lên Sức Sống Quốc dân
6.7.4: “Nhân Thế Quan” hay “Nhân Chủ quan”
Chủ đạo Văn hóa Việt nam chủ trương:
- “Kết Sinh toàn dân-, xây dựng Lực lượng Gốc “ nhằm pjhát huy : Văn Kinh, Chính Giáo, Đạo, Khoa, Truyền, y, Luật, Quản ( tức Văn hóa, Kinh tế, Chính trị, Giáo dục, Đạo học, Khoa học, Truyền thông, Y tế, Luật pháp, Quản trị )
- Tôn Vinh và Tri ân Quốc Tổ Hùng Vương.
- Tôn Vinh Đạo Sống Nhân Chủ
- Bảo vệ Sư Sống Quốc dân.
- Phát huy Sự Sống Quốc Dân,
- Không ngừng nâng cao mức Sống Quốc dân
- Thăng Hoa sự Sống Quốc Dân,
- Thành toàn Sư Sống Quốc dân.
VII.Kết Luận:
Trong thời đại chúng ta mọi người đều công nhận
Trận tuyến hay Mặt trận Văn Hóa rất quan trọng, Nhưng muốn phát huy sức mạnh Văn Hóa phải làm thế nào và phải khởi đi từ đâu? Và đi tới đích điểm nào? Những câu hỏi được nêu lên: “Triết học Tây phương đi về đâu”? Triết học Đông phương đi về đâu? Văn hóa đi về đâu? thì mọi người đều lúng túng không tìm ra lời giải đáp. Do đó văn hóa rơi vào tình trạng mà Linh Mục triết gia Kim Định gọi là “Vô hướng vô hồn”.Giờ đây chúng ta đã khám phá Chủ Đạo Văn hóa Việt Nam có nghĩa là chúng ta đã vượt lên màn lưới của ngôn từ, màn lưới của Ý thức hệ đang che phủ thực tại và phát hiện ra Chân Lý tinh hoa Sự Sống ở ngay trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta giác ngộ ra rằng “Không có Ý thức hệ nào quí bằng Sư Sống”. Chúng ta không còn mắc kẹt trong ý thức hệ (bất cứ ý thức hệ nào (dù là duy tâm, duy Vật,duy lý , duy nghiệm, hay duy linh….) Tất cả mọi thứ “Duy” đều chỉ là phiến diện và bất cập …. Chúng ta phải vươn tới Đạo mới đem lại hạnh phúc cho con người, đem lại ơn ích, phúc lợi cho Dân Tộc
Đạo Sống cũng là “Minh Triết Đạo”, và cũng chính là “Nhân Chủ Đạo”_Chủ dạo Văn hóa Việt Nam là “chìa khóa vàng” cho phép chúng ta mở tung các cánh cửa, các kho tàng vô giá vô biên vô tận của Văn hóa Việt Nam và Văn hóa nhân loại. . Đạo Sống Nhân chủ không cần kêu gọi ai, không o ép ai, mà chủ trương, tự thức tỉnh, tự vượt và tự thắng chính mình. Đạo Sống Nhân chủ đặt trọng tâm hoàn thành cuộc Cách mạng tâm thức con người, làm nền tảng cho mọi cuộc Cách mạng Dân tộc và Xã hội.
Từ ngày lập quốc, Dân tộc Việt Nam với 5 ngàn năm Văn Hiến…từ các bậc tiền nhân Anh Thư , Anh hùng, đến những người thường dân đều đã có những giấc mơ Việt Nam . Các giấc mơ của Cha Rồng Mẹ Tiên thể hiện trong các câu chuyện huyền thoại, mà nay trở thành Bô Kinh Việt lưu truyền hậu thế như Kinh Tiên Rồng, Kinh Chử Đồng ; Kinh Trầu cau; Kinh Tiết liêu; kinh Phù Đổng v.v..(19*)
Giấc mơ Việt Nam cũng đã được gửi gắm trong “Sứ Điệp Trống Đồng”….trong “Gậy Thần Sách Ước…” Chúng ta không thể không đề cập đến các Giấc mơ của Đức Nguyễn Trãi, giấc mơ của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm, giấc mơ của Lý thuyết gia Lý Đông A, giấc mơ của học giả Hồ Hữu Tường (20*) và gần đây nhất là “Ước mơ của Thủy ( Lệ Việt Kỳ Nhi)
“Mượn lời một nhân vật tên Thủy, tác giả Lê Việt Kỳ Nhi chia sẻ những kiến thức hiểu biết, suy nghĩ “to gan” của mình về một đất Việt đầy truyền thống hào hùng mà bị khỏa lấp, che đậy yếu hèn bởi một thứ chủ nghĩa ngoại lai, không phù hợp.
Nhi với cái nhìn tỉnh táo, đã nhận định những sự việc đang xẩy ra trên đất nước Việt trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với tình hình thế giới .
Nhi với chủ trương “Nhân bản” thuần Việt đã mạnh dạn vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, xem chủ nghĩ Tư Bản cũng không ra gì …
Với Nhi , duy tâm hay thuần duy vật cũng không hay, dễ đi tới cực đoan , mà cái chính phải là “duy nhân” xem con người làm trọng , phục vụ cho lợi ích con người trong sự tổng hòa với các mối quan hệ xã hội khác.
Nhi viết trong sách về cái cảm giác chung của dân Việt trước sự đổi mới, hòa chung xu thế thế giới“bỏ cái cũ thì cảm thấy như bị cắt thịt da, tiếp nhận cái mới thì bị tự ái dân tộc cản trở …” Tôi tin rằng, với vài người những gì đề cập đến trong “Ước mơ của Thủy” sẽ rất mới mẻ, cứ như lần đầu tiên nghe thấy điều đó! Tuy nhiên mong rằng đó chỉ là những cú “sốc phản vệ’ rất nhỏ để bạn đọc tiếp tục tìm hiểu đọc kỹ hơn, tìm ra con đường mình muốn đi khi đang trong trạng thái hoang mang, đằng sau những câu chữ đầy tâm huyết này” (Trích lới Bạt của Huỳnh Lê Nam cuối tác phẩm (21*)
Ước mơ chính đáng và tha thiết của Thủy cũng là ước mơ của đa số Quốc dân Việt Nam, muốn quay về Nguồn cội với những giá trị nhân bản, nhân chủ cao quí của truyền thống dân tộc Việt để chối bỏ tất cả những chủ thuyết ngoại lai không phù hợp với tỳ vị dân tộc, nhất là tranh đấu giải thể chế độ cs, vất bỏ chủ nghĩa CS vào sọt rác để đất nước Việt sớm được thoát Trung , dẫn đưa dân Tộc Việt Nam đến cường thịnh và vinh quang.
Muốn hiện thực “Ươc mơ của Thủy “còn đòi hỏi nhiều thách thức với toàn dân Việt tại quốc nội cũng như hải ngoại. Tuy nhiên “Ước mơ của Thủy” là con đường thoát là lối ra tất yếu của Dân Tộc Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng quốc dân Việt Nam sẽ nhất tề vùng dậy lật đổ chế độ Cs trong một ngày không xa nữa.
Sau khi chế độ Cs đã bị sụp đổ, bị cáo chung, quốc dân Việt sẽ phải cùng nhau thực hiện sách lược và chương trình Kiến Quốc và Hưng Quốc như thế nào? Giấc mơ của Đức Nguyễn Trãi là mong sao “Trong thôn cùng xóm vắng không có tiếng thở dài, không còn tiếng hờn giận oán sầu” (22*) Giấc mơ của Đức Nguyễn Trãi rất chính đáng cao cả nhưng khó khăn thực hiện biết bao! Đây là một thử thách vô cùng lớn, không những dành cho các đại chính trị gia, cho các Hiền Nhân Thánh Triết mà là thử thách cho toàn thể Quốc Dân Việt trong suốt mấy thế kỷ qua nhất là sau hậu kỳ cộng sản. Nếu trước đây chúng ta chưa khám phá ra “Chủ Đạo Văn hóa Việt Nam” thì giấc mơ của Đức Nguyễn Trãi hoàn toàn có tính cách ước lệ lý tưởng. Nhưng bước sang thế kỷ 21, Quốc dân Việt đã khám phá và hình thành “Chủ Đạo Văn hóa Việt Nam “ thì giấc mơ của Đức Nguyễn Trãi,vị đại Anh hùng Dân tộc, Danh nhân Vă hóa Thế giới tuy vẫn là thử thách lớn đối với Quốc dân Việt, nhưng không phải là Không thể thực hiện được….
“ Vang Vang Trời vào Xuân“…..
San Jose Thung lũng Hoa Vàng
Năm 2017. Chu Tấn.
Tài liệu Tham Khảo:
(1*) Đạo là gì?
https://www.bing.com/search?q=%20%C4%90%E1%BA%A1o%20l%C3%A0%20g%C3%AC%3F&qs=n&form=QBRE&sp=-1&pq=undefined&sc=0-2&sk=&cvid=EFEEBB187F58459F9E77A50F843EFE37
(2*) Xem Triết lý Tri- Hành-Sống Hợp Nhất của Chu Tấn cũng trong Tuyển Tập này.
(3*) Cứu cánh hay cùng đích của Văn Hóa Chính Trị theo quan niệm của Tây Phương là đạt tới CHÂN- THIỆN- MỸ
(4*) Theo triết lý Ấn Độ cứu cánh của Văn Hóa, Chính Trị là đạt tới CHÂN- MINH- HOAN.
(5*) Theo Thày Lý Hống Chí giáo chủ Pháp Luân Công CHÂN- THIỆN –NHẪN là 3 đặc tính của Vũ Trụ
.falundafa.org/
(6*) “Thử đề nghị một Chủ Đạo cho người Việt lưu vong” tác giả Lương Kim Định – Tủ sách Việt Linh xuất bản -L/L Vương Kỳ Sơn P.O box 29683 NewOrleans LA 70189 ( 504) 254-0497 .
(7*) Kinh Kim Cang: Hán dịch Cưu Ma La Thập –Việt dịch: Thích Trí Tịnh
https://thuvienhoasen.org/a758/kinh-kim-cang-bat-nha-ba-la-mat.
(8*) Lý Thái Tông https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C3%A1i_T%C3%B4ng
(9*) Nhân Chủ - Kim Định
http://www.vietnamvanhien.net/NhanChu.pdf
(10*) Nhân Chủ Tính trong Huyền sử Việt - Đông Lan
http://minhtrietviet.net/nhan-chu-tinh-trong-huyen-su-viet/
(11*) Luật Quốc Tế Nhân Quyền – Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Phiên dịch và dẫn giải – Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ấn hành .
(12*) Cuộc Cách Mạng Tunisia
http://search.myway.com/search/GGmain.jhtml?p2=%5ECPX%5Exdm113%5ETTAB02
(13*) Kinh Dịch Đai Toàn Quyển 1-trang 41 - Tác giả B.S Nguyễn Văn Tho và Huyền Minh Yến Lê. Tác giả tự xuất bản.
(14*) http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-3806/Quan-diem-vo-vi-cua-Lao-Tu-va-vo-vi-cua-Dao-Phat.html
(15*) http://www.tailieuontap.com/2012/12/chu-nghia-duy-vat-va-chu-nghia-duy-tam.html
(16*) Lương Duyên Ngọc – Sự Sống- Chương I trang 7, 8, 16. 17. Tác giả tự xuất bản.
(17*) Nhân Loại Mới tập 1- Tác giả Nguyễn Thùy & Trần Minh Xuân Mekong tỵ nạn xuất bản 1991 trang 192, 193,194, 195
(18) Xin xem bài Sống Hoa- Những đóa hoa thiêng Sư Sống của Chu Tấn cũng trong tuyển tập này.
(19*) Kinh Việt tác giả Nam Thiên –Hoa Tiên Rồng xb
(20*) Xin xem bài“Sứ mênh Văn hóa trong Thời đại Toàn cầu hóa của Chu Tấn cũng trong tuyển tập này.
(21*) Ước mơ của Thủy tác phẩm của Lê Việt Kỳ Nhi do Bước chân Lạc Hồng phát hành- Xem lời bạt của Huỳnh Lê Nam
(22*) Nguyễn Trãi toàn tập NXB Khoa học xã hội in lần thứ 2 Hà Nội 1976 trang 410, 420