Radio Lac Việt - ngày 11 tháng 5/2019 - Tóm tắt thảo luận (Thu Hằng, Cẩm Nhung, bác sĩ Trần Xuân Ninh) nhân ngày Mother’s day
1/Ý nghĩa ngày lễ Mẹ của người Mỹ: bắt đầu được đề nghị bởi Ann Jarvis năm 1905, để vinh danh mẹ của bà là Ann Reeves Jarvis chết, cho nên đã vận động có một ngày Mother’s day cho cả nước Mỹ. Ann Reeves Jarvis là một người tranh đấu chủ trương hòa bình cho nên đã tình nguyện săn sóc cho những người lính bị thương cả hai miền Nam Bắc. Ý kiến này khởi đầu đã không được tán thành bao nhiêu, vì thế năm 1908 quốc hội liên bang đã bác bỏ đề nghị ngày Mother’s Day mà lý do đưa ra có tính riễu cợt là nếu lập ngày “mother’s day” thì phải lập luôn ngày “mother-in-laws’ day” (tức là ngày mẹ chồng mẹ vợ. Đến năm 1914, tổng thống Woodrow Wilson ra lệnh lấy ngày chủ nhật thứ nhì của tháng năm làm ngày chính thức vinh danh Mẹ cho cả nước Hoa kỳ. Chỉ dăm năm sau thì các hãng sản xuất thiệp như Hall Mark đã tung ra vô số thiệp ngày Mother’s day kiếm bộn bạc làm bà Ann Jarvis bực bội vì nghĩ rằng thương mại hóa như vây là không đúng.Vì ý nghĩa nguyên thủy của bà là đến ngày này thì con cái mỗi người phải để chút thì giờ viết tay hỏi thăm hay là bỏ công làm một cái gì cho mẹ, chứ không phải vắn tắt mua một cái thiệp[ vất vào thùng thư bưu điện. Bà đã đứng ra vận động chống chuyện này và đã bị bắt vì làm mất trật tự.
2/Trong Phật giáo, dịp lễ Vu Lan, rằm tháng bẩy có đề cao lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên là một đại đệ tử của đức Phật, đã cầu xin các tăng sĩ khắp mười phương cầu tụng để xin cho mẹ đươc thoát khỏi kiếp quỷ đói (ngạ quỷ). Thập niên 60’ ở Việt Nam Cộng hòa, các chùa theo gợi ý của sư Thích Nhất Hạnh trong một bài tùy bút, đã khuyến cáo các Phật tử đi chùa người nào còn mẹ thì cài một bông hồng đỏ, người nào mất mẹ thị cài một bông hồng trắng.
3/Người Việt nam đa số nói chung là đi lương, tức là hành xử theo Khổng giáo, thờ ông bà, cho nên có ngày giỗ kỵ cho Mẹ mỗi năm.
4/VN gia đình chặt chẽ. Cha mẹ con cái gần gạnh. Me thường xuyên có mặt với các con. Cho nên được tôn vinh trong văn chương, ca dao tục ngữ.
Trong tâm thức quần chúng thì Mẹ được nói nhiều, và ca tụng những đặc tính của mẹ, những việc mẹ làm cho con cái, cho đất nước, trong các ca dao tục ngữ, thơ văn thời xưa cũng như các bài hát về sau này:
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau”. Hay là “Mất cha ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá ngoài chợ”. Và mộc mạc nghèo nàn như “Mẹ Việt Nam không son không phấn, Mẹ Việt Nam chân lấm tay bùn”. “Ví dầu cầu ván đóng đinh. Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi. Con đi trường học mẹ đi trường đời”
*Nhạc Phạm Duy, bài Người Về:
“Mẹ có hay chăng con về, Chiều nay thời gian đứng im để nghe, Nghe gió trong tìm tràn trề, Nụ cười nhăn nheo bỗng dung lệ nhòa”…
*Mẹ trong bài thơ Nắng Mới của Lưu Trọng Lư:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng ruợi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
Lúc me còn sống tôi lên mười
Mội lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi
Hình ành me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhanh sau tay áo
Trong bóng trưa hè trước giậu thưa.