40 năm trước đây (1979), thuyền của một số thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đi từ hướng Vũng Tầu sau khi bị mắc cạn tại Hải Nam đã đến được bờ biển Hồng Kông. Tuy phải ngồi tù một thời gian với lý do nhập cảnh bất hợp pháp, nhưng sau cùng họ đã được trả tự do nhờ vào sự can thiệp của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc. Trước khi rời trại tỵ nạn Kai Tak North để sang Mỹ định cư, những người trẻ trong nhóm thuyền nhân đó đã kéo nhau ra phố dạo chơi và chụp hình để lưu niệm. Nhờ vào những bức hình này mà ngày hôm nay, 40 năm sau khi trở lại họ đã thấy được những sự thay đổi lớn tại Hồng Kông sau khi nước Anh trao trả quần đảo này cho Trung Quốc vào giữa khuya 30 tháng 6 sang rạng sáng ngày 1 tháng 7, 1997.
Sự thay đổi này được thể hiện qua:
Thứ nhất, đó là dân số Hồng Kông đã trở nên đông đúc hơn, gia tăng gần 2 triệu rưỡi người (từ 5.053.684 vào năm 1980 đến 7.464.676 người vào ngày 28/01/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. (Nguồn: https://danso.org/hong-kong/).)
Thứ hai là tại Hồng Kông đất chật nhưng chính quyền vẫn muốn đầu tư vào những kiến trúc thương mại mới hiện đại, khiến cho thành phố đã chật chội lại càng chật chội hơn, tạo ra sự mất cân xứng nơi cảnh quan. Thí dụ tại các mặt tiền lộ, các kiến trúc thương mại được xây dựng lộng lẫy và san sát nhau. Đi quẹo vào những phố ngang thì cảnh vật lại lại mang sắc thái bình dân, phức tạp, vì thiếu đất, cao ốc cũ kỹ và không thể phát triển hơn.
Thứ ba, quang cảnh giữa các đảo như Cửu Long (Kowloon) và Hồng Kông có sự chênh lệch. Một bên là mới mẻ và hiện đại như kiến trúc của đảo Hồng Kông vì là nơi sinh hoạt của các trung tâm thương mại lớn như Wall Street. Trong khi đời sống người dân và kiến trúc thương mại ở đảo Cửu Long thì lại bình dân và phức tạp. Chẳng hạn như các gian hàng buôn bán thương mại hay quán ăn thì nằm ở phía dưới của các cao ốc trong khi các tầng trên của các cao ốc thì lại cho giăng phơi quần áo ngoài mặt tiền.
Quần đảo Hong Kong từ hướng nhìn từ thuyền của người tỵ nạn cộng sản Việt Nam (năm 1979.)
Bộ dạng người tỵ nạn sau những ngày lênh đênh, đói khát, dãi dầu nắng mưa trên biển cả.(1979)
Đời sống trong trại tỵ nạn Kai Tak North đã dễ thở hơn sau khi được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc can thiệp (1979)
Ra phố của đảo Hong Kong (Hương Cảng) chơi, sau khi được chính quyền Hong Kong công nhận cho tư cách tỵ nạn chính trị (1979.)
Quang cảnh đường phố lúc đó trông vắng vẻ, không như ngày nay vì thành phố quá đông đúc người khiến cho các bức hình chụp trên phố luôn không tránk khỏi phải dính kèm thêm những người qua lại trên đường.
Trở lại thăm trại tỵ nạn Kai Tak North của ngày xưa. Trại này nay đã bị phá bỏ để xây dựng công trình mới. Trại Kai Tak tọa lạc tại đảo Kowoon, tên Hán Việt là Cửu Long là một trong ba khu vực lớn nhất của Hong Kong sau khu đảo Hong Kong (Hương Cảng.)
Một công trình mới đang được xây dựng, trên nền trại Kai Tak North vốn là một trại lính không quân ngày xưa.
Công trình đang xây dựng trên nền đất mà ngày xưa vốn là trại tỵ nạn Kai Tak North.
Quang cảnh ban ngày. Một mặt tiền thương mại tại Kowloon.
Người qua lại trên phố Kowloon.
Tại Kowloon các kiến trúc mới cũ pha lẫn. Nhưng đa số các cao ốc đều cũ kỹ.
Một khu phố thương mại tại Kowloon (Cửu Long)
Một nhà hàng Việt Nam tại Kowloon.
Một cửa tiệm bán coffee của người Việt tại đảo Kowloon.
Một nhà hàng bán thức ăn do người Việt làm chủ trên phố đảo Kowloon.
Một bảng tên “Saigon Street” trên phố đảo Kowloon.
Một con đường mang tên Hải Phòng tai Kowloon.
Và một con đường khác mang tên Hà Nội.
Nhìn từ một góc ngã tư của phố (Kowloon).
Một khu chợ buôn bán đồ điện tử và các loại thời trang tại Kowloon. Phố lúc nào cũng đông đúc dù là ngày thường.
Phố phường càng về chiều thì càng tấp nập người qua lại. Giờ mở cửa của các cửa hàng là vào buổi trưa cho tới đêm khuya.
Khu bán đồ lộ thiên trên đường phố Kowloon.
Một ngôi chùa đẹp ở Kowloon. Chùa Chi Lin.
Một cảnh vườn đẹp của chùa Chi Lin.
Cảnh người tiền sử của Hong Kong tại Bảo tàng viện Khoa Học và Lịch Sử tại Kowloon.
Chợ hoa ở Kowloon.
Gian hàng bán cây kiểng ở Kowloon.
Kowloon về đêm.
Càng về đêm thì Kowloon càng sống động.
Buổi tối cô bé lọ lem Kowloon chuyển mình thành nàng công chúa lộng lẫy.
Từ tầng thượng của một nhà hàng tại Kowloon nhìn qua hướng đảo Hong Kong.
Người dân tại Kowloon đổ ra đường ăn tối bất kể là ngày thường hay ngày lễ.
Kiến trúc của một phố thương mại ở đảo Hong Kong. Đảo Hồng Kông (hay Hương Cảng đảo) là một hòn đảo nằm ở phía nam của Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc. Tổng dân số của đảo là 1.289.500 người với mật độ lên tới 16.390 người/km² theo thống kê năm 2008.
Trung tâm thị chính của đảo Hong Kong.
Người và xe qua lại tấp nập trên phố đảo Hong Kong.
Người qua lại trong một trung tâm mua sắm sang trọng tại Hong Kong.
Đảo Hong Kong cho thấy sự sang trọng và lịch thiệp của nó qua những cách trưng bầy khuyến mãi trong các khu mua sắm.
Khung cảnh bên trong của một trung tâm mua sắm ở đảo Hong Kong.
Buôn bán sầm uất trong các hẻm đường.
Tại đảo Hong Kong các công trình xây dựng vẫn đang tiếp tục được phát triển.
Sự tiếp tục phát triển trong xây dựng khiến các con đường của Hong Kong đều rất chật hẹp.
Một con đường băng ngang trên phố đảo Hong Kong với xe cộ lưu thông qua lại.
Cửa tiệm và hàng quán dọc lẫn vào nhau trên một con đường.
Một quán ăn trên đảo Hong Kong do người Việt làm chủ.
Người qua lại tấp nập trên các con đường phố đêm trên đảo Hong Kong.
Đảo Hong Kong sống động về đêm dưới ánh đèn và khách du lịch cùng người dân hòa trong đoàn người đi mua sắm.
Một kiến trúc nhà ở được xây trên đỉnh núi Victoria, một ngọn đồi nằm giữa hướng phía tây của đảo Hong Kong. Nó cũng được biết đến như núi Austin và địa phương thì gọi ngắn gọn là Đỉnh Thóp, với chiều cao 552 m (1,811 ft).
Các biệt thư sang trọng được xây dựng dọc theo triền núi Victoria (Đỉnh Thóp.)
Khói ô nhiễm bao phủ Hong Kong (Hương Cảng) do ô nhiễm từ Trung Quốc bay sang có thể nhìn thấy từ trên đỉnh núi Victoria (Victoria Peak) .
Từ trên đỉnh Victoria người ta có thể nhìn thấy đảo Hong Kong bị bao bọc bởi đám khói sương ô nhiễm bay sang từ Trung Quốc.
Chuyến đi thăm chốn xưa, nơi bắt đầu cho một cuộc sống tự do trên đất người, ngắn ngủi chỉ một tuần nhưng đầy cảm xúc, đã kết thúc bằng chuyến đi thăm Macau mà sẽ được tường trình trong những ngày sắp tới. Riêng Việt Nam, hẹn một ngày sẽ trở về khi quê hương không còn cộng sản, để được hoàn thành tâm niệm mà một đời vẫn giữ.