Diễn đàn kinh tế hợp tác khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, APEC diễn ra trong 3 ngày 16, 17, và 18 tháng 11 tại thủ đô Port Moresby, của Papua New Guinea. Đây là lần đầu tiên quốc đảo nam Thái Bình Dương này đăng cai tổ chức hội nghị APEC. Papur New Guinea là đảo quốc nghèo, có 8 triệu dân, chậm phát triển, chỉ 13% đất nước có điện dùng, nằm trong khu vực nam Thái Bình Dương, gần với đảo Guam. Trung Quốc đã từng viện trợ để xây dựng hạ tầng cơ sở cho Papua New Guinea từ nhiều năm. Có 21 thành viên cao cấp của khối APEC tham dự hội nghị. Tại Hoa Kỳ, Phó Tổng Thống Mike Pence đã hiện diện, thay mặt cho Tổng Thống Donald Trump. Dẫn đầu đoàn Đại biểu VN là Phó Thủ Tướng, kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Mục đích của hội nghị là: "tăng cường sự giao tiếp, đẩy mạnh sự liên kết kinh tế khu vực, thực hiện thương mại và đầu tư tự do, và hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do tại Châu Á, Thái Bình Dương
Ngày 18 tháng 11, hội nghị kết thúc, không thể đưa ra được một bản tuyên bố chung bằng văn bản. Chuyện lần đầu xảy ra trong lịch sử của các hội nghị APEC trong vòng 30 năm nay. Lý do là sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Diễn đàn APEC lần đầu tiên, trở thành đấu trường cho Mỹ và Trung Quốc lời qua tiếng lại, tố cáo nhau thẳng thừng, nhìn nhau bằng cặp mắt nảy lửa, biểu lộ thái độ hung hăng, và ngôn từ kém ...ngoại giao. Sự bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc, đã đưa Hội nghị thượng đỉnh APEC tới thất bại, không đạt được các mục tiêu chủ yếu như mong muốn.
Trong lúc các lãnh đạo cao cấp trong phòng họp để sửa soạn bản tuyên bố chung, các nhân viên trong đoàn Trung Quốc đã đồng loạt, hung hăng xông vào phòng họp, lớn tiếng phản đối phái đoàn Hoa Kỳ. Những người này được các nhân viên trật tự của Papua New Guinea kéo ra ngoài.
Ông Peter C. O'Neill, Thủ tướng Papua New Guinea, bày tỏ thái độ vô cùng thất vọng. Ông tuyên bố:" nguyên nhân chính của việc không ra được tuyên bố chung là do sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, khiến sự thương thảo về ngôn từ trong văn bản dự thảo lâm vào bế tắc. Trong Tuyên bố chung thông qua tại hội nghị cấp bộ trưởng sáng 17/11 đã có nội dung cam kết “cải thiện” các chức năng đàm phán, giám sát và giải quyết tranh chấp của WTO, không đưa vào danh từ “cải cách” mà Mỹ trước đó kiên trì đòi hỏi, đồng thời, đồng ý chống chủ nghĩa bảo hộ (yêu cầu của Trung Quốc), chống mậu dịch không công bằng (yêu cầu của Mỹ). Tuy nhiên, dự thảo này cuối cùng đã không được thông qua, khi trình lên hội nghị cấp các nhà lãnh đạo cao nhất.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rõ, việc Mỹ, Trung Quốc có quan điểm khác nhau về vấn đề mậu dịch và thuế quan, đã khiến hội nghị không đạt được thỏa thuận chung. Hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc đã bất đồng về từng câu, từng chữ trong văn bản dự thảo.
Ông Tập Cận Bình đã tới Papua New Guinea sớm, từ ngày 15/11, ông đã có cuộc hội đàm với nước chủ nhà, và lãnh đạo các đảo quốc nhỏ, đi thăm các cơ sở Trung Quốc, và mở cuộc họp báo, nhưng chỉ cho các phóng viên Trung Quốc được quyền tham dự.
Thủ Tướng Úc cũng mở bữa tiệc thịt nướng (BBQ) tại tòa Đại sứ Úc ngày 16/11 và mời lãnh đạo thân hữu và của các đảo quốc nhỏ. Cuộc tranh dành ảnh hưởng công khai, không cần dấu diếm.
Trong phần phát biểu, ông Tập Cận Bình đã lớn tiếng lên án: "bóng ma của chủ nghĩa bảo hộ, và chủ nghĩa đơn phương, đang đe dọa sự phát triển của tòan cầu."
Phó Tổng Thống Mike Pence đã có thái độ quyết liệt, với lời lẽ cứng rắn, ông kết án TQ về mậu dịch không công bằng, phát triển kinh tế bằng cách cài cắm nhân sự ăn cắp những tài sản công nghiệp của Mỹ, như gạo biến đổi gens, chịps điện tử, kỹ thuật sản xuất máy bay.... Ông còn mạnh mẽ đe dọa, ngày nào mà TQ còn theo đuổi đường lối thương mại thiếu đạo đức, thì Mỹ còn gia tăng thuế áp đặt trên hàng hóa TQ nhập vào Hoa Kỳ. Ông cũng cảnh báo các nước nhỏ đừng mắc mưu của Trung Quốc, lợi dụng sự tài trợ cho các nước nghèo để phát triển hạ tầng cơ sở, bằng những hợp đồng mập mờ, đưa tới tệ trạng nợ ngày càng tăng, dung túng tham nhũng, và những dự án đầu tư đội vốn, đưa tới tình trạng nước mượn tiền không đủ khả năng trả nợ, phải thương thảo để bán tài nguyên, đất đai cho Trung Quốc, như trường hợp Sri Lanka phải cho Trung Quốc xử dụng một hải cảng nước sâu, với thời hạn 99 năm. Hiện nay, TQ đang viện trợ cho 13 nước nghèo tại Phi Châu với số tiền 1.26 tỷ đồng, để lợi dụng thâu tóm tài nguyên,đất đai, và đưa dân Trung Quốc sang di dân, lập nghiệp dưới chiêu bài làm việc. Hiện nay, đã có 2 nước là Pakistan và Malaysia tỉnh ngộ, nhìn thấu được dã tâm của TQ, và thẳng tay cắt bỏ các hợp đồng đã ký kết với TQ. Đồng thời, Mỹ yêu cầu tiến hành cải cách WTO, vì Trung Quốc đã lợi dụng các luật lệ lỏng lẻo của WTO để làm giàu mấy chục năm nay. Dường như Mỹ có ý muốn trục xuất Trung Quốc ra khỏi WTO....Về biển đông, Trung Quốc ỷ mạnh lấn chiếm biển đảo của các nước trong khu vực, để xây dựng các căn cứ quân sự..."
Đối với nước chủ nhà Papua New Guinea, Phó Tổng Thống Mike Pence hứa hẹn sẽ cùng với các đồng minh Úc, Nhật, Tân Tây Lan xây dựng một hải cảng nước sâu cho Papua New Guinea, và viện trợ 1 tỷ 7 đô la để cung cấp 70% điện, và internet cho đảo quốc này. Ông cũng công khai hội đàm với ông Trương Trung Mưu, đại diện của Đài Loan, chỉ được tham dự với tính cách quan sát, vì sự phản đối của TQ.
Trước hội nghị, tại Hoa Kỳ, TT Donald Trump đã từng khẳng định: "TQ không còn là bạn của Mỹ nữa", và Phó Tổng Thống Mike Pence đã từng cảnh cáo: "TQ đừng dại dột để trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ."
Trước đó, trong hội nghị ASEAN lần thứ 33, tổ chức tại Singapore từ ngày 11 tới 15 tháng 11, trước mặt 10 thành viên của khối, Phó Tổng Thống Mike Pence đã chỉ tay vào mặt Tập Cận Bình giận dữ: " Trung Quốc phải mau chóng tháo gỡ các dàn radars và các hỏa tiễn đặt trên các đảo ngoài biển đông, nếu không thì Hoa Kỳ sẽ có thái độ! Chính sách bá quyền, và xâm lăng không có chỗ đứng trên biển Đông đâu!"
Chỉ tôi nghiệp cho nước chủ nhà Papua New Guinea, lần đầu tiên được trách nhiệm tổ chức nên không ngại tốn kém, đã mua hết 40 chiếc xe hơi Deluxe, trị giá từ $210.000 tới $240.000 mỗi chiếc để đưa đón các nguyên thủ quốc gia, nhưng không ai dùng đến, vì họ đều dùng những chiếc xe bọc thép, mà họ đem theo.
Cho tới nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đi từ bất đồng này, sang bất đồng khác, từ thương mại, mậu dịch, tới chính trị, ngoại giao, quốc phòng. Hố chia rẽ ngày càng lớn, và thái độ hai bên ngày càng hung hăng. Nhiều người lo ngại chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng cũng có nhiều người hy vọng vào ngày cuối tháng 11, khi Tổng Thống Donald Trump gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình tại hội nghị G20 ở Argentina, mọi chuyện sẽ được thu xếp ổn thỏa.
Một nhà bình luận Mỹ nhận định:" Việc không ra được Tuyên bố chung, khiến người ta nghĩ đến việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC rất tốn kém, mà không có bất cứ hiệu quả thực tế nào, và diễn đàn trở thành nơi tranh cãi về chính trị! Liệu sau này có nên tiến hành nữa nay không?". Câu hỏi này là đúng với những hội nghị thông thường để giải quyết một vấn đề. Hội nghị Hợp tác kinh tế Á châu Thái bình dương (APEC) chỉ là một diễn đàn mà các thành viên thảo luận bình đẳng và tôn trọng mọi tiếng nói kinh tế, những quyết định đạt tới là do đồng thuận và không có tính chất hiệp ước bó buộc tuân theo. Các sáng kiến APEC đưa ra được thi hành do tự nguyện và tùy khả năng thực hiện các chương trình cụ thể của các thành viên. Cho tới nay, Trung quốc đã đóng vai trò nổi trội so với Hoa kỳ giữ vị trí mờ nhạt. Phó tổng thống Pence đã chỉ làm công việc khẳng định lại sự có mặt của Hoa kỳ, chứ không đủ để làm cho diễn đàn APEC ngưng hiện hữu. Không có tuyên bố chung chỉ có ý nghĩa là không có sự đồng thuận. Nhưng thế giới có chia làm hai cực như thời chiến tranh lạnh hay không thì xem ra có vẻ như chưa có mấy dấu chứng.
Hoàng Thế Hiển
11/2018