Chủ tịch nhà nước Trần Đại Quang vừa nhắm mắt, đang nằm chờ khâm liệm, thì lập tức trong nước đã phóng ra hai hệ thống truyền thông... đối nghịch nhau chan chát. Hệ thống truyền thông lề phải của nhà nước thì tràn ngập những bài ca tụng công đức của chủ tịch nhà nước, từ thời tóc ông còn để chỏm, tới khi ông từ trần. Truyền thông... lề dân thì...bươi móc Chủ tịch không tiếc lời. Ông Phạm Đình Trọng đã viết : "lãnh đạo chết trong lòng dân, là cái chết đau đớn nhục nhã nhất của kiếp người". Có bài, sau khi kể lể những... thành tích ...vô lương của Chủ tịch khi còn tại chức, đã kết luận bằng hai câu thơ: "Giúp dân, dân lập đền thờ. Hại dân, dân đái ngập mồ, thối xương"...
Lễ truy điệu của Chủ Tịch nhà nước đã được tổ chức long trọng hồi 7:30 sáng ngày 27/9, tại Nhà Tang Lễ Quốc Gia, dưới sự điều hành của ban tang lễ gốm 37 người, đứng đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Cựu thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới viếng và chia buồn vào sổ lưu niệm. Lời lẽ chừng 2 dòng mà có tới 6 lỗi chính tả. Bà Đặng thì Ngọc Thịnh, quyền Chủ Tịch nhà nước được xếp hạng 17 trong ban tang lễ, vì bà không ở trong Bộ Chính trị. Bài phát biểu của bà được nhận xét là luôm thuộm, lủng củng, lời phát biểu thì ấp úng, kém lưu loát. Ai cũng nhận xét là bà không đủ trình độ và khả năng để hoàn thành nhiệm vụ của Chủ Tịch nhà nước.
Sau lễ truy điệu, linh cữu và đoàn người đưa đám được đưa về quê của Chủ Tịch nhà nước tại tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn, làng Quang Thiện, xóm 13 để chôn cất. Những người đưa đám tang lại một phen ...mở tròn mắt, vì một cái lăng tẩm vĩ đại, rông trên 2 acres có hàng rào bao quanh, phía trước trông ra sông mát mẻ. Trên cổng trước,có tấm biển lớn : " Nhà thờ Tổ cho những người có công với đất nước". Theo những người dân trong vùng, thì lăng mộ này được xây trên đất ruộng. Mấy ngày gần đây, công nhân phải làm việc suốt ngày đêm để trải đường và bắt điện, không cho ai được tới gần. Người ta nói, đây là cái lăng tẩm thứ 8 của các vị lãnh đạo nhà nước. Từ ngày nhà nước mở cứa, áp dụng "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN", thì các lãnh đạo đều có....vốn riêng, tự xây dựng cơ ngơi cho riêng mình, để hưởng thụ ở bên kia thế giới, không ai còn muốn nằm trong nghĩa trang Mai Dịch của nhà nước, vừa chật chội vừa tẻ nhạt nữa. Lễ hạ huyệt được cử hành hồi 3:30 chiều.
Chủ tịch Trần Đại Quang đã nằm yên dưới lòng đất. Truyền thông lề phải đã ngưng ...hót, nhưng truyền thông lề trái vẫn còn nhiều thắc mắc. Đài Á châu Tự Do nên lên câu hỏi: "Virus hiếm và độc hại là virus gì? Tại sao không dám nêu tên ? Vì virus chỉ hiếm, chứ không phải là" lạ". Hiếm tức là đã từng có rồi, tuy không nhiều". Nhà báo Võ thị Hảo thắc mắc: nhiễm trùng virus độc hại, mà sao còn đi họp bộ chính trị, tiếp Chánh án tòa án Tối cao TQ? không sợ gây lây nhiễm hay sao?". Ông Hà sĩ Phu nói: " Phát biểu mù mờ như vậy, nhất định là có gì khuất tất đây!" Có Bác sĩ cho ý kiến: Nhiều dư luận nói rằng ông Quang bị ung thư máu ác tính, các tế bào máu rối loạn là do tủy xương bị ức chế. Triệu chứng này cũng tương tự như triệu chứng bị đầu độc bằng Phóng xạ Polonium- 210, nên nhiều người đưa nghi vấn là ông Quang bị TQ đầu độc bằng phóng xạ cũng không phải là không có cơ sở."
Một số không ít người quả quyết rằng ông Quang chết theo lập trình, tức là ông bắt buộc phải chết, vào đúng thời điểm cần phải chết. Cũng giống như ông Phạm Quý Ngọ, khi bị Dương chí Dũng khai trước tòa là đã chính tay đem đến nhà ông, đưa cho ông một vali, đựng 500.000 đô la tiền mặt, để hối lộ, có nhân chứng. Ông Quang và ông Ngọ được điều đình để chết, đổi lấy sự bảo toàn danh dự cho cá nhân, và cho đảng. Và trên hết, là để vợ con các ông được an hưởng những của chìm của nổi mà các ông đã bòn rút trong thời gian tại chức. Cái giá của những cái chết này, kể ra cũng không ..rẻ đâu, vì hai ông đều đang bị ung thư, trước sau gì cũng chết. Chết sớm hơn một chút, thì có lợi hơn.
Người ta lý luận rằng, ông Trần Đại Quang là cánh tay mặt của ông Nguyễn tấn Dũng. Và ông Nguyễn Phú Trọng và ông Dũng thì giống như mặt trăng và mặt trời. Khi ông Dũng thỏa thuận tự nguyện về hưu, thì đặt điều kiện với ông Trọng là phải để ông Quang giữ một chức trong "Tứ trụ", mục đích là để bảo vệ an toàn cho ông Dũng. Ông Trọng đồng ý, nhưng đặt ông Quang vào vị trí Chủ tịch nhà nước, một chức vụ có tính cách nghi lễ, hơn là quyền hành. Sau khi ổn định, ông Trọng tuyến bố "nhóm củi, đốt lò", tận diệt vây cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông phải lao tâm khổ trí, sang tận Đức bắt cóc Trịnh xuân Thanh đem về, mặc cho tai tiếng với quốc tế, mục đích là để lấy lời khai, làm nhân chứng để bắt Đinh la Thăng, vì Đinh la Thăng là xếp trực tiếp của Trịnh xuân Thanh. Người cần thanh toán sau Đinh La Thanh, chính là Trần Đại Quang, nhưng Trần đại Quang đang là Chủ Tịch nhà nước, ông sợ bứt dây, động rừng, nên tìm cách triệt hạ các vây cánh của Trần Đại Quang trước, người đầu tiên là Vũ Nhôm, con nuôi của Trần Đại Quang, và sau đó là 2 ông tướng Nguyễn Thanh Hóa và Phan văn Vĩnh, cầm đầu một đường dây đánh bạc do ông Quang chống lưng.
Người ta nói, khi ông Quang tái xuất hiện trong nước, thì tuy ông tiều tụy, nhưng mấy ngày trước khi chết, ông vẫn hoạt động tích cực. Ngày 16/9 ông tiếp ông Lưu Cường, Chánh án Tòa án Tối Cao TQ, ngày 18 và 19/9 ông tham dự cuộc họp phiên thứ 6, về Chỉ Đạo Cải Cách Trung Ương, sửa soạn cho Đại Hội Đảng kế tiếp. Ngày 20/9, ông gửi thư chúc Mừng Tết Trung Thu các cháu nhi đồng. Không có triệu chứng gì cho biết ông Quang sẽ hôn mê vào 3 giờ chiều ngày 20/9, và ngưng thở vào 10:05 sáng ngày 21/9, một cái chết quá vội vã, trừ khi ông được chích một mũi thuốc morphine....quá liều.
Thông thường, khi những vị tai to mặt lớn qua đời, người ta hay hỏi "những di sản gì để lại?". Ông Chủ Tịch nhà nước Trần Đại Quang, chỉ vỏn vẹn được một câu: "Cần ban hành luật biểu tình". Vì câu phát biểu này của ông, báo Tuổi Trẻ online đã bị đóng cửa 3 tháng. Mặc dầu quan tâm về cái chết của ông, không người dân nào cầu nguyện cho ông cả. Một người đã viết trên Face book: " Tôi vui mừng, vì một người tàn ác ra đi, để 90 triệu người còn lại được thở phào, nhẹ nhõm, thì đâu có phải là độc ác?"
Hoàng Thế Hiển
9/18