1/TXN. Kính chào quý vị thính giả. Chào NK. Chào TV. Thời sự Hoa Kỳ năm 2017 vừa trải qua một giai đoạn sôi động chưa từng có trong sinh hoạt xã hội chính trị và truyền thông Hoa kỳ. Thế giới do đó cũng có phần nào ảnh hưởng. Nguyên do là sự thắng cử bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc bầu tổng thống năm 2016. Sự khó chấp nhận thất bại của phe thua gồm cả giới truyền thông lẫn giới chính trị trước một tay mơ ở ngoài cơ chế chính trị là Donald Trump và cái cách cư xử không theo quy ước quen thuộc của ông này đã giải thích sự sôi động. Sang năm mới, chưa kịp tự hỏi liệu không khí cò khác hay không thì đã thấy một chuyện bảo rằng không khác. Đó là cnuyện sớm mồng 1 tháng giêng/2018, ông Trump đã choang một câu tweet về Pakistan, gây ra một phản ứng không khác ông Trump là mấy ở phía Pakistan. Trước khi hết năm, một tin khác ở Iran cũng gay cấn lúc khởi đầu, nhưng đã nhẹ nhàng im lặng chỉ trong vòng một tuần cũng làm cho người ta liên tưởng đến một cái ý khác của ông Trump về truyền thông, Chúng ta sẽ để chút thì giờ bàn luận cho biết. Chuyện dài xã hội chủ nghĩa VN biến thái trong những giai đoạn về sau này chúng ta ít đả động đến vì trước sau thì cũng vẫn chỉ như một, Nghĩa là đấu đá, tố giác, tham nhũng, thối nát, thay ghế, đổi ngôi, rồi đâu vào đấy, tất cả chỉ là một phường buôn dân bán nước. Nói mãi cũng thế thôi. Hà sĩ Phu khi mới công khai viết ra những suy nghĩ về chế độ đã so sánh rất cay đắng và đúng, rằng dân mình như lũ vịt, VC như kẻ nuôi vịt, ngoại quốc như kẻ mua vịt. Nhưng có một chuyện hơi khác thường là chuyện Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm vừa bị bắt ở Singapore vì vi phạm luật di trú. Chúng ta để chút thì giờ tìm hiểu xem sao. Ngoài ra thì xin hai bạn cứ tự nhiên thêm thắt hay cắt bỏ tùy nghi.
2/TV. TV kính chào BS N, anh NK và thân ái kính chào quý vị thính giả đang theo rõi chương trình BCTS. Cuộc chiến giữa tổng thống DonaldTrump và truyền thông giòng chính tin giả bắt đầu từ cuộc tranh cử tổng thống Hoa kỳ năm 2016 đã kéo dài một cách gay go trong suốt năm 2017 cho tới nay, chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tuy nhiên đặc tính có thay đổi. Vì nhiều lý do. Thứ nhất là hệ thống “tin khác” của những đồng minh hay người ủng hộ ông Trump đã phát triển. Do đó quần chúng không còn chỉ thấy sự thực một chiều từ phía giòng chính, giải trí. Nói khác đi độc quyền sự thực của truyền thông giòng chính đã không còn. Thứ hai, trong nỗ lực đánh phá Donald Trump, một số truyền thông giòng chính tin giả đã đưa ra những tin tức sai lầm mà Trump đã chỉ ra ngay sau đó với bằng cớ để khẳng định gọi là tin giả, làm nẩy sinh ra mấy chữ sai lầm lương thiện để bào chữa, và ngụy luận cho rằng chính sự sai lầm làm cho quần chúng để ý theo rõi và nhận ra sự thực. Những biện bác này đã tạo ra cho người nghe sự cảnh giác để ý đến các tà ý của truyền thông giòng chính. Thứ ba, có thể trong mục đích làm giảm ấn tượng thiên lệch chống đối Trump mà truyền thông giòng chính/tin giả đã bớt chê bai chỉ trích mọi điều Trump làm từ lớn đến nhỏ, như trong những tháng đầu nhiệm kỳ, và đôi khi cũng có những nhận xét tích cực, hay ngay cả khen tặng, như trong vấn đề Jerusalem, và vấn đề Iran, hợp ý truyền thông. Cường độ đấu đá quyết liệt giữa Bạch cung và truyền thông giòng chính giảm đi còn vì một lý do quan trọng khác nữa. Đó là cái quyền lực số một của chủ nhân Bạch cung mà Trump nắm giữ trong cơ chế chính trị Hoa kỳ không thể chối cãi, đối với truyền thông cũng như đối với giới chính trị. Mà hệ quả là cái tinh thần thực dụng Mỹ “if you cannot beat him, join him”, đã được diễn trình trong các phim cao bồi Viễn Tây Hoa kỳ. Đấm đánh bắn giết nhau xong thì cả hai phía đều thu dọn chiến trường, khoanh vùng mỗi bên một khoảnh làm ăn, trở thành hàng xóm! Chuyện đã diễn ra như thế với Trump, một kẻ lạ từ ngoài xông vào vũng lầy Washington DC. Các tài tử chính trị kỳ cựu với “bề dầy diễn xuất” nhiều năm không dễ nhượng bộ một tay mơ trọc phú nhẩy lên sân khấu đóng vai quản trò, chuông trống lùng tùng xòe, nói năng hò hét không theo quy luật đóng tuồng quen thuộc. Những mâu thuẫn này đã tiếp diễn nhiều tháng. Kẻ muốn tiếp tục sau nhiều phen đụng độ thì im đi, theo lệ mới. Kẻ không tính tiếp tục cuộc chơi thì lui đi, tính ra trong số dân cử hai viện quốc hội con số rút lui tới chừng trên dưới 50. Cường độ tranh chấp chính trị giảm đi thì truyền thông cũng không còn nhiều dữ kiện khai thác. Sức nặng tấn công vào Trump giảm đi, tuy rằng vẫn không bỏ cái kỹ thuật lai rai khai thác cho mục tiêu giải trí hay phục vụ nhu cầu ngồi lê đôi mách của quần chúng.
3/ Trước hết NK xin kính gửi lời chào tới quý vị thính giả đang theo dõi chương trình BCTS hằng tuần với BS TXN, TV và NK ngày hôm nay. Xin kính chào Bs N và thân mến chào chị TV. Những tin tức về các cuộc biểu tình từ ngày 27 tháng 12/2017 chống chế độ độc tài Khameini ở trường đại học Tehran thủ đô Iran đã được truyền thông Âu Mỹ Do Thái loan đi rộng rãi và được mô tả như là tiếp nối lan ra từ những cuộc biểu tình đòi cải thiện tình trạng kinh tế khó khăn ở các tỉnh mà con số tính ra là 40 chỗ, bị chính quyền đàn áp mạnh mẽ. Những nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết là có 13 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Truyền thông Do Thái cũng như tổng thống Trump đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ các cuộc biểu tình này. Thủ tướng Do Thái Netanyahu ca tụng những người thiệt mạng là những anh hùng. Đài truyền hình Fox loan đi một bản tin đặc biệt nói là theo biên bản bị lộ của những cuộc họp của giới lãnh đạo cao cấp Iran cho thấy rằng ngay cả giáo chủ Khameini cũng nhận rằng tình hình an ninh phức tạp và an ninh bị đe doạ nặng nề hơn những cuộc biểu tình chống đối chính phủ những lần trước, như trong trường hợp năm 2009. Với những tin tức như vậy, thì có thể nói rằng chế độ độc tài Hồi giáo Iran rất bấp bênh. Nhiều người không khỏi nghĩ rằng chế độ Iran đến ngày tàn lụi, nhất là khi cả ông Trump lẫn ông Netanyahu đều hăng hái bầy tỏ sự hỗ trợ nhanh chóng. Vì nghĩ rằng là một cuộc đấu tranh gay gắt như Syria sẽ xẩy ra, khi liên tưởng đến vụ nổ ở gần nhà mồ chôn giáo chủ Ruholah Khomeini là người đã dẫn dắt cuộc cách mạng Hồi giáo lật đổ vua Shah Pavhlavi thân Mỹ đến thành công. Nhưng ngày 4 tháng 1/2018, tức là chỉ trong vòng một tuần sau khi tin về sự biểu tình chống đối loan đi, báo New York times đã đăng một bài nói về sự tàn lụi của phong trào chống đối mà tin truyền hình Fox cho là đe dọa chế độ. Tại sao lại có sự nhanh chóng “hết hơi” như vậy? Phải chăng đây là một trường hợp truyên thông tin giả thổi phồng, hay là vì chế độ độc tài Iran mạnh mẽ trấn áp hiệu quả? Bác sĩ N và chị TV có ý kiến gì về việc này không ạ?
4/TXN. Theo tôi nghĩ thì cả hai giả thiết NK nêu ra về sự hết hơi mau chóng về cuộc nổi dậy chống đối của sinh viên và quần chúng ở một số thành phố nhỏ và ở đại học Tehran đều có phần đúng. Những sự phản đối này theo tôi không thể không có sự can dự của các nhân viên ngoại quốc. Nói thế không phải vì theo lời giáo chủ Khomeini tố giác rằng có sự nhúng tay của CIA. Lần trước cuộc phá nổ ở nhà mồ Khomeini đã do ISIS nhận trách nhiệm, thì lần này những chuyên viên hoạt động đặc biệt thành phố nếu mà có can dự xúi bẩy gây chuyện thì khộng phải là lạ. Điểm thứ hai mà tôi muốn nói ở đây là hệ thống an ninh Iran không phải là không mạnh mẽ, vì do đơn vị bảo vệ cách mạng (Revolutionary guard) trách nhiệm với những phương tiện dồi dào cũng như khả năng kỹ thuật tối tân. Mà quan trọng theo tôi là tinh thần quyết tâm hay là -cuồng tín- tôn giáo. Vì thế, truyền thông Âu Mỹ đã có những bài nói về sự yên ắng ở đại học Tehran cũng như nhiều thành phố khác
5/TV. TV không biết nhiều về thực tế đời sống người dân Iran, nhưng có mấy điểm mà TV biết về Iran khiến TV nghĩ rằng TV không phải là một nước nghèo mạt hạng và trình độ khoa học lạc hậu. Một là Iran không phải là một nước có chính sách bế quan tỏa cảng để mà dân bị hoàn toàn bưng tai bịt mắt. Hai là Iran có đủ phương tiện nhân lục và tài lực hỗ trợ cho các nước Hồi giáo chống Do Thái và Mỹ ở Trung Đông cũng như Bắc Phi. Dân Iran có niềm tin tôn giáo vững chắc theo phái Hồi giáo Shiites cho nên sẳn sàng nghe lời các giáo sĩ để mà chịu chấp nhận khó khăn. Cho nên tư tưởng chống đối không nhiều và không đủ mạnh để bùng ra, nếu không có thúc đẩy khuyến khích từ ngoài. TV nghĩ bây giờ chúng ta nên quay sang một vấn đề khác. Đó là vấn đề trong vài ngày qua, những bài trích dẫn đăng trên các báo của một quyển sách nhan để Fire and Fury: Inside the Trump White house của Michael Wolff đã làm Bạch cung chìm trong những toan tính đối phó. Phát ngôn viên Bạch cung Sarah Huckabee nói tổng thống “giận dữ” và “ghê tởm” vì rằng quyển sách đã thuật lời Steve Bannon phê bình David Trump Jr. là “phản quốc” và “không yêu nước” khi cùng với em rể là Jared Kushner tổ chức cuộc gặp gỡ ở Trump Tower với một nhóm người Nga để tìm nghe những tin bẩn liên hệ đến Hillary Clinton. Xin nhắc ở đây rằng Steve Bannon đã giúp ông Trump thắng cử, đã từng trong hội đồng an ninh quốc gia của ôngTrump, và đã chia tay với ông Trump hồi tháng 8/2017 một cách bình thường, không có những phản ứng tiêu cực. Nhưng ông Trump, giận dữ vì những nhận định này cho nên đã tweet rằng “Bannon không có dính líu gì đến tôi hay nhiệm kỳ tổng thống của tôi”. “Khi bị đuổi việc, ông ta không những mất việc mà mất cả trí luôn”. Phía ông Trump đã thuê luật sư Harder chuyên môn trong các vụ kiện lăng mạ và phỉ báng, gửi thư cho nhà xuất bản cuốn sách yêu cầu ngưng phát hành cuốn sách, đồng thời cũng gửi cho tác giả Wolff và Steve Bannon, và dọa sẽ đem ra kiện về phỉ báng. Nhà xuất bản đã bất chấp đe dọa này, và đã đẩy mạnh chuyện phát hành lên sớm hơn, vào sáng thứ sáu mồng 5 tháng 1/2018 thay vì như dự tính vào mồng 9 tháng 1/2018. Ngoài ra thì tác giả Michael Wolff đã cám ơn Bạch cung làm cuốn sách đang từ vị trí ít ai biết nhẩy vọt lên hàng bán chạy số một, dầu chưa tới ngày chính thức phát hành. Tuy nhiên, yêu cầu của luật sư đòi ngưng phát hành khó mà thành công, Bởi vì khó mà có thể đụng đến cái quyền căn bản tự do phát biểu ở Mỹ khi chuyện chính thức ra đến tòa án. Điều hơi khó hiểu cho TV là tại sao Bannon lại có thái độ hòa dịu đối với phản ứng giận dữ của ông Trump sau khi đã nói con trai ông Trump là phản quốc và không yêu nước ?
6/NK.Người ta biết rằng sau khi những nhận định của Bannon về David Trump Jr. in ra trên cuốn sách thì ngoài phản ứng của Bạch cung, những người ngoài cuộc cũng lấy làm khó hiểu như TV là tại sao Bannon làm như thế? Liêu mối liên lạc Trump với Bannon có bị gẫy đổ hoàn toàn không? VÀ nếu thế thì quần chúng bảo thủ ủng hộ Trump, quần chúng nghe Bannon và là một phần quan trọng khiến Trump thắng cử sẽ có thái độ ra sao? Bannon có sẽ tiếp tục hoạt đông hiệu quả như một nhân vật vận dụng khối quần chúng thủ cựu nữa hay không, và có thể còn tiền hoạt động nữa hay không nếu mà nhà tỉ phú Robert Mercer và con gái Rebekah từng ủng hộ chủ trương alt-right ngưng bỏ tiền cho Breitbart News là tiếng nói của quan điểm thủ cựu này. Với tất cả những yếu tố trên thì người ta hiểu tại sao Bannon hòa dịu với Trump khi phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng Trump là “một người vĩ đại” (great man), và ông ủng hộ tổng thống Trump. Còn Trump đối với Bannon sẽ ra sao thì NK cũng có thể đoán được rằng khi mà Bannon còn có thể vận động quần chúng hiệu quả thì Trump sẽ phải hòa hoãn với Bannon để có thể chiếm được số quần chúng nghe Bannon này trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 và 2020. Tóm lại thì quanh đi quẩn lại cách hành xử vẫn là trên cái nền “hai bên cùng có lợi” của xã hội tư bản Hoa kỳ.
7/TXN. Nhìn sang Pakistan, một nước Hồi giáo đồng minh lâu đời của Mỹ và ở xa Mỹ cả nửa vòng trái đất ngay sớm ngày một một đầu năm Tây cũng bị dính vào ông Trump, một cách bất ngờ, bởi câu tweet của ông. Thực vậy, trong câu tweet đầu tiên năm 2018, ông Trump viết Hoa kỳ đã “điên khùng” cho Pakistan 33 tỉ viện trợ trong 15 năm qua, mà “họ không trả lại chút gì ngoài “dối trá và lừa gạt”, vì nghĩ rằng các lãnh đạo của chúng ta là những người khúng”. Và “Họ giúp chỗ ẩn náu an toàn cho những tên khủng bố mà chúng ta săn bắt tại Afghanistan. Không còn nữa.” Những ý kiến này của ông Trump đã được các giới chức Pakistan nhanh chóng trả lời bằng ngôn từ tương tự. Bộ trường ngoại giao Muhammad Asif trong cuôc phỏng vấn với truyền hình GEO tuyên bố rằng Pakistan sẵn sàng để công khai công bố “mọi chi tiết” của viện trợ Mỹ. Pakistan đã làm đủ chuyện để chống khủng bố trong phạm vi lãnh thổ Pakistan. Và chúng ta đã nói với Hoa kỳ rằng chúng ta không làm hơn nữa. Cho nên hai chữ “no more” của Trump không có một chút quan trọng nào”.Asif cũng nói rằng “ngày nay Pakistan và Hoa kỳ không phải là bạn, cũng không phải là đồng mình, mà là một người bạn luôn luôn phản bội”
Còn bộ trưởng quốc phòng thì nói rằng Pakistan “đã cung cấp căn cứ quân sự và hợp tác tình báo đã chặt mất đầu Al Qaeda trong 16 năm qua trong khi Hoa kỳ “không đáp lại chúng ta gì ngoài ngôn từ lăng mạ và sự thiếu tin tưởng”. TV và NK nghĩ sao nhân chuyện này? Liệu cái thói tweet theo hứng của ông Trump có lan thêm ra các nước khác trên thế giới, ngoài Pakistan hay không?
8/TV. Nhân chuyện này thì TV cũng nẩy ra câu hỏi là tại sao bỗng dưng ông Trump lại nói như vậy đối với Pakistan là một đồng minh lâu đời của Mỹ kể từ thời chiến tranh lạnh? Và hiện giờ thì Pakistan cũng vẫn là hợp tác với Mỹ không ít thì nhiều trong chuyện chống khủng bố Al Qaeda cũng như Taliban quá khích ? Phải chăng đó là cái thói nói năng bất chấp của ông Trump?
9/NK. Bây giờ thì ai cũng đã hiểu rằng ông Trump ăn nói bất chấp rồi. Tuy nhiên trong chuyện này thì cái phát biểu kể là bất chấp của ông Trump không phải là không có lý do. Bởi vì người ta biết rằng chừng nửa ngày sau khi ông Trump tweet thì phát ngôn viên Bạch cung Raj Shah cho biết rằng Bạch cung không tính tiêu số tiền 255 triệu của tài khoản 2016 quân sự dành cho Pakistan. Tài khoản này đã bi giữ lại từ tháng 8/2017 vì chính phủ Trump muốn Pakistan phải làm hơn nữa trong vấn đề chống khủng bố. Nếu đối chiếu các sự kiện như vậy thì ông Trump chi làm công việc sửa soạn tâm lý cho công bố giảm chi tiêu này. Vì có thể rằng số tiền này đã hay sẽ được chi tiêu vào chuyện quân sự khác ở Trung Đông, thí dụ như chuyện gia tăng cố vấn quân sự ở Afghanistan mới được công bố cách đây không lâu. Nhân vụ giảm chi này thì người VN mình cũng có khá kinh nghiệm với viện trợ Mỹ. Khi cần thì khen tặng lia chia để chi bạc, Khi không cần thì chê bai đủ chuyện kể cả chuyện bịa ra để cắt bạc. Riêng trong vấn đề Pakistan thì mình cũng nên để ý rằng Pakistan chống Nga thời chiến tranh lạnh, nhưng gần Tầu và là nước đã giúp nhiều trong chuyến Nixon đi Tầu. Pakistan cũng gần Tầu vì chống Ấn độ thân Nga.Pakistan xa Mỹ thập niên 1990 vì Mỹ chống chuyện Pakistan làm võ khí hạt nhân. Nói tóm lại bang giao Pakistan với Mỹ khi trồi khi sụt. Chứ không phải lúc nào cũng ấm áp. Trong chuyện chống khủng bố thì tuy gần Mỹ sau vụ 9/11, nhưng không hoàn toàn đồng ý với Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan và chính sách đối với các nhóm Hồi giáo trong vùng. Nói tổng quát thì theo NK biết, Pakistan gần với Tầu hơn gần với Mỹ. Do đó Pakistan có thể mạnh miệng trả lời ông Trump trên tweet. Và cũng trong mạch suy nghĩ này thì sẽ khộng có mấy nước bắt chước Pakistan trả lời ông Trump đâu.
10/TXN. Có lẽ nhận định của NK là khá thích đáng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, theo tôi thì trong số những nước Nam Mỹ và Trung Mỹ ngoài 7 nước nằm trong vòng tay Hoa kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ ý kiến ông Trump về Jerusalem, rất có thể có nhà chính trị chẳng ngại gì mà không dùng ngôn từ của ông Trump để trả lời ông Trump. Nhất là khi mà họ chẳng chờ đợi gì bao nhiêu về sự trợ giúp hay giao thương với Hoa kỳ, và lại có những trao đổi kinh tế quan trọng với Tầu. TV hay theo rõi tin tức về VN thì xin tóm tắt chuyện Phan Văn Anh Vũ xem sao.
11/TV. Phan Văn Anh Vũ là một giới chức chính quyền giầu có ở Đà Nẵng, vì hoạt động trong ngành bất đông sản, nhà đất. TV không nhắc lại các chức vị ở đây của Vũ mất thì giờ không cần thiết. TVcũng không đi vào chi tiết những bài viết trên truyền thông trong nước cũng như trên mạng điện tử giang hồ về các dính líu của Phan Văn Anh Vũ vào các phe này phái kia đối nghịch trong lãnh đạo VC. Vì TV nghĩ rằng dù là phe nào trong giới lãnh đạo mà có thắng thế thì dân VN, nước VN thì sẽ cũng tàn mạt như hiện nay, hay hơn chứ không có hy vọng gì khá lên. Cái khác nếu có, chỉ là vấn đề tiền bạc tài nguyên đất nước sẽ chạy sang Tầu hay sang Tây hay sang Mỹ sang Đức vân vân mà thôi, dưới tên các tay tổ CS biến thái và con cháu cùng tay chân. Chỉ tóm tắt rằng Phan Văn Anh Vũ là không thuộc về phe Nguyễn phú Trọng mà đâu đó thuộc vào hàng ngũ tay chân Trần đại Quang hay Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng, vân vân. Đến khi tin Vũ đột nhiên trốn thoát khỏi VN không ai biết đi đâu đã được bàn tán rộng rãi đưa đến dấu hiệu đấu đá gay cấn giữa phe Nguyễn phú Trọng và phe Vũ. Ngày 20 tháng 12, bộ Công An ra quyết định khởi tố Vũ vì tội tiết lộ bí mật nhà nước. Ngày 21 tháng 12, công an đến khám nhà thì không có Vũ. Và ra lệnh truy nã. Ngày 28 tin cho biết Vũ bị bắt ở Singapore vì vi phạm luật di trú ở Singapore mà không nói rõ là vi phạm những gì. Luật sư của Vũ cho biết Vũ là một thượng tá công an, và xin tị nạn chính trị ở Đức cho Vũ cũng như xin không trục xuất Vũ về VN. Sau cùng thì Singapore chính thức cho biết là Vũ bị trục xuất về VN ngày 4 tháng 1/2018, bằng máy bay Hàng không VN và đã bị Công An giam giữ. Bs N và NK có nhận định gì đặc biệt về vụ này hay không?
12/NK. Khi mà Phan Văn Anh Vũ nhanh chóng kiếm luật sư đại diện và xin không trục xuất về Vn cũng như xin tị nạn ở Đức thì có nghĩa rằng đây là một vụ chính trị. Về VN Vũ có thể bị nguy. Luật sư không can thiệp nổi để hoãn trục xuất thì có nghĩa rằng áp lực của Hà nội lên Singapore không phải là không đáng kể. Hay nói cách khác là Singapore “nể” tư thế kinh tế và chính trị hiện tại của Hà nội. Suy rộng ra thì Nguyễn Phú Trọng đang ở thế thượng phong đối với các đối thủ chính trị khác.
13/TXN. Đến đây thì chương trình bàn chuyện thời sự hôm nay phải tạm ngưng. Xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả và xin cám ơn quý vị đã theo dõi chương trình. Chào TV, chào Nk Xin cám ơn hai bạn. Xin hẹn gặp lại quý vị và hai bạn trong một kỳ tới.
14/ NK xin kính gửi lời chào tạm biệt tới quý vị thính giả đang theo dõi chương trình BCTS hằng tuần với BS TXN, TV và NK. Xin kính chào tạm biệt Bs N và thân mến chào tạm biệt chị TV. Xin được hẹn gặp lại quý vị và các anh chị trong một chương trình lần tới.
15/TV. TV xin kính chào BS N, anh NK và xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả. Xin hẹn gặp lại tất cả quý vị và các bạn trong một chương trình BCTS kỳ tới.