1/TXN. Kính chào quý vị thính giả. .Chào ĐT, Chào NK. Thời gian qua có nhiều tin thời sự đáng nói. Tôi chỉ xin lược kể một số để ĐT và NK chọn lựa. Một là chuyện tổng thống Trump công bố quyết định gửi quân sang Afghanistan là nơi mà trong thời gian tranh cử cũng như trước đó, ông Trump coi là một cuộc chiến tốn kém vô bổ, tốn tiền hại người mà chẳng đi tới đâu. Thứ hai là chia tay với cố vấn chiến lược Steve Bannon là người đã giúp ông thắng cử. Ba là chiến hạm JohnMcCain trên đường đi đến Trường Sa tuần lưu để khẳng đi quyền tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp này đã đụng một tầu dầu ở gần eo biển Malacca làm trên chục thủy thủ bị thương và mất tích. Người ta bàn tán vì cách đây chừng hai tháng, chiến hạm Mỹ Fitzgerald đã đụng một tầu chở hàng Phi luật Tân ở ngoài khơi Nhật Bản. Bốn là thời tổng thống Obama, hàng năm trước những ngày nghỉ lớn cuối năm, các nhóm giáo sĩ Do Thái giáo thuộc các xu hướng khác nhau thường tổ chức một cuộc điện thoại chung với tổng thống Hoa kỳ. Năm nay các nhóm này đã quyết định hủy cuộc nói chuyện này. Năm là tin trên mạng giang hồ điện tử tiếng Việt liên tục nói vể chuyện chủ tịch nước gọi là biến mất. Tạm đưa ra một số tin như vậy, xin các quý vị chọn lựa và thêm thắt.
2/ĐT. ĐT xin kính chào tái ngộ quý vị thính giả. Xin kính chào BS Ninh và anh Nguyên Kim. Về quyết định gửi thêm quân sang Afghanistan của ông Trump là một điều hơi lạ đối với ĐT. Bởi vì thứ nhất, là ông Trump đã là người hoàn toàn chống đối cuộc chiến Afghanistan vì vô ích tốn kém, thứ hai là ông Trump dư biết rằng trong những năm gần đây không mấy người dân Mỹ mà lại ủng hộ cuộc chiến này cũng như cuộc chiến Iraq, trừ mấy nhà chính trị. Thứ ba là ông Trump khẳng định gửi quân sang để chiến thắng, nhưng với số 4000 quân được cho biết thì ăn thua gì và làm sao chiến thắng khi mà năm 2011 Mỹ có 100,000 ở đó mà chỉ tạo được cái nền cho sự rút lui của ông Obama và để lại 8400 lính, và cho sự đem thêm quân bây giờ?
Ông Trump tuyên bố “Dân Mỹ đã chán chiến tranh mà không có chiến thắng. Tôi chia xẻ cái bực bội này. Cái bực bội về một chính sách ngoại giao đã mất quá nhiều thì giờ, sức lực, tiền bạc và quan trọng nhất là nhân mạng để xây dựng những nước khác theo hình ảnh nước chúng ta thay vì là theo đuổi mục tiêu an ninh của chúng ta là điều mà chúng ta phải chú tâm nhất. Nhưng mà chúng ta sẽ đánh và sẽ thắng.” Nhưng ông cũng nói “Sau cùng thì dân Afghanistan phải nắm lấy tương lai của họ. Và “Chúng ta sẽ không xây dựng đất nước nữa. Chúng ta giết khủng bố” Và “Quân đội sẽ không được xử dụng để xây các nền dân chủ ở xa xôi hay là xây dựng đất nước theo kiểu chúng ta. Những ngày đó qua rồi”, Nghe thì kể như hợp ý dân Mỹ không ít thì nhiều, nhưng người ngoài nói chung và dân Afghanistan nói riêng khó thể lọt tai, nếu không muốn nói là sốc. Và như thế thì khó mà thành công, trừ trường hợp ông Trump giết hết dân Afghanistan nhân danh giết khủng bố.
3/NK. Trước hết NK xin kính gửi lời chào tới quý vị thính giả đang theo dõi chương trình BCTS với Bs TXN, Đt và NK ngày hôm nay. Xin kính chào Bs N và thân kính chào chị ĐT. Từ khi NK nghe có dịp nghe ông Trump phát biểu đến giờ là cả gần một năm rồi, ít khi thấy ông nói mà quan tâm người khác nghĩ gì. Hay nói cho đúng ông chỉ nói hợp tai quần chúng của ông thôi. Theo NK thì diễn văn của ông chỉ nhắm giải thích cho những ngưởi ủng hộ ông trong chủ trương Mỹ trước hết (America first), nghĩa là nhấn mạnh đến sự chiến thắng, và giải thích tại sao ông đổi lập trường là vì ông đã thấy rằng ở vị trí tổng thống phải có những quyết định khác để đáp ứng hoàn cảnh, chứ không thể như từ một người ở ngoài được. Câu hỏi làm sao chiến thắng thì đúng rằng khó trà lời. Nhưng mà ông dư biết hứa hẹn chính trị là nghe qua rồi bỏ. Vì người ta sẽ quên, và nếu không quên thì mình đã làm được cái việc mình phải làm rồi, nghĩa là làm tổng thống rồi, sau đó ai nói gì cũng thế thôi. Nhìn một cách thật rộng thì NK thấy rằng ông Trump đảo ngược lập trường, qua quyết định gửi quân sang Afghanistan không khác gì ông Obama đảo ngược lập trường lúc tranh cử là chặn đứng sự xây dựng các khu định cư Do Thái trên đất Palestine. Nhưng ông Obama đã để cho Do Thái tiếp tục chuyện này trong suốt nhiêm kỳ của ông, mà chiếm kể như gần hết các vùng quan trọng trên đất Palestine, để gọi là khuyến khích Do Thái điều đình với Palestine thực hành kế hoạch hai bên sống chung hòa bình như hai nước cạnh nhau. Cái khác là ông Obama bỏ lập trường nhanh hơn, chỉ sau khi gặp thủ tướng Do Thái Netanyahu một thời gian ngắn sau khi nhận chức. Còn ông Trump thì phải chờ tới bây giờ, nghĩa là hơn 7 tháng sau khi ngồi ở phòng bầu dục Bạch cung. Câu hỏi của NK là yếu tố gì làm cho cả ông Trump lẩn ông Obama đảo ngược lập trường như vậy? Phải chăng là cái cơ chế quyền lực ở Washington DC mà bác sĩ N hay nói là cơ chế siêu quyền lực đã thắng và đẩy ông Trump đến chỗ như thế? Tại sao ông Obama đổi nhanh còn ông Trump đổi chậm?
4/TXN. Cái khác căn bản giữa hai người là ông Obama do cơ chế dựng lên. Cho phép, hay nói cho đúng là giúp ông Obama xử dụng cái quan điểm chính trị hợp với suy nghĩ đám đông quần chúng để thắng cử. Rồi tiếp theo tính sau. Còn ông Trump là người ngoài cơ chế, tự sức vận dụng cái đám quần chúng bất mãn với thực trạng chính trị xã hội Mỹ để thắng cứ với khẩu hiệu “Mỹ trước hết”, và “Làm cho Mỹ vĩ đại trở lại”. Cho nên cái khẩu hiệu này đã bị tấn công rất mạnh, nhấn mạnh vào khía cạnh kỳ thị để đánh sập Trump. Nhưng đã thất bại như chúng ta thấy và tiếp tục đánh tiếp tới nay. Ông Trump phải chống cự tới nay, và đã phải nhượng bộ, sau vụ Charlottesville, mà cụ thế quần chúng thấy là công bố quyết định về Afghanistan theo chủ trương toàn cầu của cơ chế. Vì thế, ngay sau khi ông Trump ra quyết định này thì đã có những khen ngợi ít nhiều và có những dấu chứng là áp lực lên ông Trump giảm đi. Ông Trump đã khó có thể nào chịu đựng được những áp lực mọi phía, mọi chuyện, hàng ngày lên ông lâu hơn nữa.
5/ĐT. Bác sĩ Ninh nói thế, thì nghe cũng suôi, nhưng chưa được suôi lắm, Là tại sao lại có chuyện các tồ chức giáo sĩ Do Thái lại chống Trump và hủy bỏ cuộc điện đàm chung với tổng thống hàng năm? Các tổ chức này theo báo chí thì gồm Hội Nghị trung ương các giáo sĩ Mỹ, Nghị Hội các giáo sĩ Do Thái, Liên hội tái xây dựng giáo sĩ Do Thái và Trung Tâm Hành động tôn giáo cải tổ đạo Do Thái, đã viết trong một thông cáo chung chống Trump mạnh mẽ như sau “Trách nhiệm về hành động bạo lực ở Charlottesville, trong đó có cái chết của Heather Heyer, không nằm ở nhiều phía mà chỉ ở một phía: Những tên Nazis, những tên Hữu khuynh khác và những tên da trắng siêu đẳng đã đem thù hận tới một cộng đồng yên bình. Chúng phải bị kết án trọn vẹn hoàn toàn ở mọi mức độ”. Những lời của tổng thống đã tiếp ứng cho những kẻ chống Do Thái, những kẻ kỳ thị, và những kẻ bài ngoại”. Theo ĐT, thì người Do Thái rất sùng đạo Do Thái. do đó các giáo sĩ có ảnh hưởng rật lớn và các hội giáo sĩ này không thể coi thường. Do đó, ông Trump sẽ còn khó khăn chưa được để yên đâu.
6/NK. NK nghĩ rằng ông Trump đã biết sức mạnh của các tổ chức này cho nên chưa thấy ông Trump phản ứng ra sao. Bởi vì thông thường thì người ta biết rằng ông Trump rất nhạy cảm với mọi chống báng ông, và trả lời ngay trên twitter, bất kể kẻ chống báng hay bất đồng với ông là ai. Trong trường hợp này NK nghĩ có lẽ ông Trump “chấp nhận thương đau” và im lặng để cho qua luôn. NK cũng đồng ý với chị ĐT rằng ông Trump sẽ còn khó khăn tuy bác sĩ N nói đã có những dấu hiệu áp lực lên ông giảm đi. Chỉ riêng kể khối áp lực chính trị Do Thái thì vì đồng nhất về lập trường bảo vẻ quyền lợi Do Thái, cho nên họ đóng vai trò khác nhau đối với các đối tượng cần ảnh hưởng trong chính trị. Người ta có thể thấy rằng họ có thể ủng hộ mạnh mẽ một đối tượng nhưng không nhát thiết bỏ hẳn đối tượng kia.Trong trường hợp ông Trump thì ít nhất ông có những thế lực Do Thái liên hệ với con gái và con rể ông ủng hộ, trong đó có thủ tướng Netanyahu. Nhưng những nhóm khác thì vận có thể tiếp tục chống ông vì vẫn còn muốn sài các chính trị gia Dân chủ hay Cộng hòa không thuận thảo với ông. Cái kỹ thuật này đã được xử dụng với Bill Clinton trong vấn đề trai gái để bắt Bill phải nhượng bộ trong một số yêu cầu chính trị giai đoạn.
Về vụ hai chiến hạm Mỹ đụng tầu dầu và tầu hàng ở biển Đông và ngoài khơi Nhật bản trong vòng hai tháng và có thể khiến tư lệnh đệ thất hạm đội Mỹ ở Thái bình dương bị mất chức thì hai vị có nhận định gì không, thí dụ như có phá hoại, vì theo NK nghĩ thì chuyện đụng này rất ít xẩy ra trong lịch sử hàng hải, nhất là ở thời đại ngày nay với những máy móc và dụng cụ điện tử tối tân, mà chắc chắn hải quân Mỹ không thiếu.
7/TXN. Kỹ thuật và dụng cụ tối tân không đủ bảo đảm rằng không có xẩy ra trục trặc. Bởi vì còn yếu tố con người bảo trì và xử dụng. Đơn giản thì người thợ lo việc bảo trì lúc thi hành nhiệm vụ xay sỉn hay là có xì ke ma túy trong người, người thủy thủ lo canh máy ra đa hay điện tử định vị ngủ gật. Ngoài ra thì trong thời đại xâm nhập máy diện toán ngày nay, chuyện “hacker” len vào phá hoại không thể không xảy ra, nhưng mà chúng ta không có dữ kiện gì để khắng định. Và cho dù các giới chức trách nhiệm có dữ kiện thì cũng chưa chắc đã cho chúng ta biết. Chuyện Iran sử dụng kỹ thuật điện toán bắt máy bay không người lái của Mỹ chúng ta chưa quên. TẠi sao và như thế nào thì cho tới nay chúng ta không biết. Và chiến tranh điện toán thời nay là một vấn đề có thực và tầm ảnh hưởng có thể nói là khủng khiếp tuy đa số dân thường không thấy.
8/ĐT. Nghe nói về chuyện chiến tranh hay xâm nhập điện toán thì ĐT không khỏi nghĩ đến chuyến bay của Malaysia airlines MH370 trên đó đa số là hành khách TQ mất tích không dấu vết cách đây ba năm. Trong thời đại ngày nay khi máy bay lên trời là có thường trực liên lạc với vệ tinh, với các trạm không lưu, mà mất tích như vậy thì thực là khó hiểu. ĐT nghĩ rằng nếu đây là một thí nghiệm các hoạt đông len lấn điện toán thì thật là đáng sợ. Sự chết chóc gây ra về nhân mạng về tiền của sẽ không thua gì các võ khí hạt nhân. Bây giờ, ĐT đề nghị mình quay sang tin chủ tịch nước VC Trần đại Quang bị gọi là mất tích hơn hai tuần trên các mạng điện tử tiếng Việt, hai vị nghĩ sao về những bàn tán đấu đá phe này phe kia trong giới lãnh đạo VC? Ý nghĩa ra sao.
9/NK. NK không quan tâm mấy đén các chuyện này. Bởi vì đối với NK thì tất cả những đấu đá này không làm thay đổi gì đến chế độ. Phe Nguyễn phú Trọng hay phe Trần đại Quang hay phe Nguyễn Tấn Dũng thì cũng thế mà thôi. Tên này bị tù tên kia bị bắt hay mất chức thì VN dưới chế dộ VC vẫn là một cái nồi cám heo, lộn sộn, mà mong muốn to lớn nhát của đa số người dân từ giầu đến nghèo là làm sao đi ra được nước ngoài sinh sống. Chính nhửng bọn quyền lực đa số củng đều tính toán như thế. Ngoài ra thì những tin này cũng không có giá trị gì hơn bao nhiêu hơn tin Phùng Quang Thanh bị chết cách đây không lâu, với những khẳng định từ những nguồn tin gọi là cung đình Hà nội, Sài gòn…
10. TXN. Tôi cũng suy nghĩ không khác nhận định của NK về vụ TDQ này. Đến đây thì chương trình bcts hôm nay phải tạm ngưng. Xin kính cháo quý vị thính giả. Xin cám ơn ĐT, NK, Cin cám ơn hai bạn và xin hẹn gặp lại tất cả quý vị và các bạn trong một kỳ tới.
11. ĐT xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả. Xi kinh chào Bác sĩ Ninh và anh Nguyên Kim. Xin hẹn gặp lại quý vị trong kỳ bàn chuyện thời sự tuần tới.
NK xin kính gửi lời chào tạm biệt tới quý vị thính giả ađng theo dõi chương trnìh BCTS với Bs TXN, ĐT và NK ngày hôm nay. Xin kính chào tạm bitệ Bs N và thân kính chào tạm biệt chị ĐT. Xin được hẹn gặp tất cả quý vị và ccá anh chị trong một chương trình BCTS lần tới,