Trong bài diễn văn nói về Tự do và lãnh đạo Mỹ mới đọc tại thành phố Nữu Ước tổng thống Bush con đã phê bình nặng nề “chủ nghĩa cô lập gia tăng của Hoa kỳ, kết hợp với “những bài thuyết trình sa đọa” bởi “sự độc ác vô tình”, và “sự can thiệp của Nga”, đã đưa đến kết quả là sự chia rẽ của dân Mỹ. Ông nói “Giấc Mơ thăng tiến Mỹ dường như đã trở thành ngoài tầm với tới của một số người cảm thấy bị bỏ rơi trong tình trạng kinh tế thay đổi, sự bất mãn gia tăng, sự mâu thuẫn phe phái sâu sắc”. “Tính cực đoan có vẻ như được củng cố”. Và “Có những dấu hiệu cho thấy cường độ tin tưởng vào dân chủ giảm bớt, đặc biệt là ở giới trẻ chưa từng được kích thích bởi đạo đức trong sáng rõ ràng thời Chiến tranh lạnh, chưa từng chú tâm để ý tới sự suy đồi của nhiều quốc gia vì kế hoạch kinh tế tập trung”. Ông cũng nói “chúng ta thường hay xét xử nhóm khác qua những điều xấu nhất và chúng ta xét xử chúng ta trên những ý định tốt nhất”.
Ngoài sự vạch ra lý do của tình trạng dân Mỹ chia rẽ hiện nay một cách phải đạo chính trị như trên, ông Bush con đã đưa ra một số đề nghị lý thuyết, trên căn bản chủ nghĩa toàn cầu, nhưng mà phải được thích ứng để duy trì những giá trị Mỹ. Thí dụ như Mỹ phải giữ vai trò lãnh đạo thế giới, là ánh sáng cho vấn đề di dân… Tóm lại là không có gì mới lạ. Vì đó là quan điểm của đảng Cộng hòa cơ chế, mà ông Bush con là môt thành phần cốt cán. Ông nói “giới lãnh đạo của chúng ta đã bị tê liệt trước những nhu cầu hiển nhiên trước mắt và khẩn thiết”. Giới truyền thông đã nhất tề cho rằng ông nói đến Trump mà không nêu tên. Nhưng nếu đứng từ xa mà xét thì không hẳn là thế.
Bởi lẽ công bình mà nói, tình trạng ù lì chính trị đã kéo dài ở Washington DC từ nhiều năm nay, khi những vấn đề quan trọng của đất nước này đã bị đẩy lùi xuống dưới thảm, mà thay vào đó là sự đồng tình thỏa hiệp với những biện pháp vá víu. Chỉ tạm kể ra vấn đề trần nợ tiếp tục gia tăng để giải quyết ngân sách, vấn đề chăm sóc sức khỏe mà Hillary Clinton từ giai đoạn đầu ở vị trí đệ nhất phu nhân, có nỗ lực giải quyết, nhưng chịu thua biết thân rút lui trốn biệt trong vấn đề này. Để cho Obama tìm đủ cách đưa ra được luật Obamacare vá víu bị chống đối bởi đảng Cộng hòa, nhưng tới nay thì vẫn chầm chơ đâu đó sống lất lây, dù rằng đảng Cộng hòa đã đang nắm cả quốc hội lẫn hành pháp. Vấn đề ngân sách chi tiêu và trần nợ vẫn còn nguyên, và đã chỉ giải quyết bởi ông Trump trong một thỏa hiệp ba tháng mua thời gian với những đối thủ Dân chủ. Tình trạng kinh tế khủng khoảng đã bắt đầu từ năm 2008 trước khi Obama làm tổng thống và tiếp tục ạch đụi tới nay. Trong chiến tranh mở ra ở Trung Đông bởi Obama ở Lybia và Syria sau khi được giải hòa bình Nobel, thì chỉ có Lybia là chế độ Khaddafi độc tài và ổn đinh bị giết sau một năm, nhưng thay vào đó là một Lybia chia năm xẻ bẩy nháo nhào chính trị xã hội như hiện nay, trừ có một chuyện là các giếng dầu hỏa tiếp tục hoạt động đều đặn. Cuộc chiến Syria do Obama thúc đẩy và hỗ trợ kéo dài tới nay, là trên 7 năm chết người hại của kinh khủng đang có dấu hiệu giảm bớt, do sự can thiệp trực tiếp của Nga nhưng không hẳn là sẽ ngưng hẳn tiếng súng. Chiến tranh Iraq do ông Bush con mở ra từ năm 2003 bằng chiến thuật gây choáng váng và kinh hoàng (shock anh awe) kéo dài tới nay, đã chỉ giết được cha con nhà Saddam Hussein và tay chân. Để lại một Iraq không yên, với sự xuất hiện của một nhà nước Hồi giáo ở Trung đông và Phi châu mà ông Trump đang cho thêm quân tới để tìm cách giải quyết.
Tại sao ông Bush con nói chung là yên lặng từ khi rời Bạch cung lại lên tiếng vào lúc này bàn về tinh hình nước Mỹ, bàn về sự chia rẽ của nước Mỹ và các nguyên tắc giải quyết, trong khi ông không phải là một chiến lược gia, cũng không phải là một nhà thuyết pháp hùng biện hay là người có thành tích tổng thống đáng ca tụng? Chỉ có thể vì ông là một nhân vật kể là kỳ cựu trong một gia đình Cộng hòa thế giá, tức là có một giá trị thuyết phục nào đó đối với giới chính trị cộng hòa Cơ chế, trong cái hướng thỏa hiệp với Trunp.
Nghe thế chắc có người nẩy ra câu hỏi rằng phải chăng Trump trong cuộc đấu đá với Cơ chế, đã thắng cả Dân chủ lẫn Cộng hòa sau 9 tháng bầm dập? Nhìn chung, ông Trump đã thắng, đúng vậy, nhưng không phải là thắng cơ chế quyền lực, mà thắng một số những cá nhân trong cơ chế. Ông thắng là vì đã thỏa hiệp được với thế lực điều động cơ chế, chấp nhận chiến lược lớn của hệ thống. Khi chấp nhận như thế, ông thắng tất cả những nhân vật khác đã được cơ chế nuôi dưỡng, vì những người này không có sức mạnh tiền bạc như ông để mà ít nhiều có khả năng chống trả cơ chế như ông, mà chỉ là những con rối làm trò trên sân khấu chính trị. Sự thỏa hiệp của ông bắt đầu hiện rõ với việc cho tướng Kelly làm chánh văn phòng, việc cho đi ra khỏi Bạch cung cố vấn chiến lược Steve Bannon. Nó cũng biểu lộ ra trong thái độ của ông đối với hiệp ước hạt nhân với Iran, được tóm tắt bằng tuyên bố soạn sẵn khi thông báo về chuyện này chiều ngày 13 tháng 10/2017. Mà nội dung là rập theo lập trường cứng rắn diều hâu của Do Thái đối với Iran nói riêng và Trung Động nói chung. Thủ tướng Netanyahu đã ngay sau đó khen ông Trump là người “can đảm”. Có người cho rằng lời khen này có giá trị “đặc biệt” đối với ông Trump, là một người say mê được ca tụng, bởi bất cứ ai. Nhưng hai chữ đặc biệt dùng ở đây không phải vì lý do này.
Tại sao Netanyahu lại khen ông Trump can đảm, khi mà trước thế giới ông Trump là người từng tuyên bố bố nhiều câu cũng như có một số hành động bất chấp tất cả? Có gì là can đảm, khi mà trong vấn đề Iran, ông Trump đã chỉ đưa ra một quyết định hợp ý đa số dân cử cả Cộng hòa lẫn Dân chủ là những người đã mời Netanyahu ra đọc diễn văn trước lưỡng viện công kích kịch liệt việc ký hiệp ước hạt nhân? Có gì là can đảm khi mà sau diễn văn Netanyahu, 47 thượng nghị sĩ Cộng hòa do sự điều động của thượng nghị sĩ Tom Cotton mới đắc cử thượng viện, đã ký một thư ngỏ gửi cho “các nhà lãnh đạo nước cộng hòa Hồi giáo Iran” cảnh báo rằng nếu không được quốc hội đồng ý thì bất cứ một thỏa hiệp nào cũng sẽ bị đảo ngược bởi tống thống mới, “bằng một nhát bút”. Thư này đã bị phê bình rằng là một can thiệp hiếm thấy của lập pháp vào công việc ngoại giao đang tiến hành của hành pháp. Và đã nhanh chóng bị quên lãng. Nếu nhớ chuyện này thì người ta hiểu rằng ômg Trump chỉ làm theo tiên liệu của thượng nghị sĩ trẻ tuổi Cotton trong thư ngỏ. Và nếu theo rõi tình hình thì người ta cũng biết rằng Cotton là một thượng nghị sĩ hiếm hoi bênh vực và gần gạnh với ông Trump từ những ngày đầu vào Bạch cung. Nhìn toàn cảnh như thế thì hiểu rằng Netanyahu khen ông Trump can đảm là vì ông đi ngược lại với đa số dư luận thế giới và quan điểm các nước đồng minh trong vấn đề hiệp ước hạt nhân. Nghĩ sâu hơn nữa thì ông Trump chẳng can đảm là bao nhiêu bởi vì tuyên bố của ông chỉ là đẩy cho quốc hội phải quyết định trong vòng 60 ngày là sẽ ra thêm các biện pháp chế tài hay là bãi bỏ hiệp ước hay không.
Tóm lại Donald Trump trước sau chỉ là một nhà doanh thươngbiết giao việc cho thuộc hạ, biết điều đình trả giá, và đã học bài nhanh chóng để mà nhân nhượng cái siêu quyền lực của hệ thống cơ chế. Với hy vọng rằng sẽ có thể tiếp tục hành nghề tổng thống không những trong 4 năm mà trong 8 năm. Netanyahu đang là một tiếng nói của cái siêu quyền lực này. Nghĩa là hy vọng của ông Trump chỉ mới giải quyết được một nửa cho cái nhiệm kỳ 4 năm. Bởi vì kết quả sau cùng còn tùy thuộc vào mối liên lạc với Steve Bannon, người có khả năng khích động một đám quần chúng nhỏ thôi, chừng trên dưới 30 - 40% nhưng đủ sức làm ông Trump thắng cử, bất chấp cái cơ chế siêu quyền lực sâu rộng trong xã hội Hoa kỳ đã từng hỗ trợ tích cực Hillary Clinton.
Lâm Phong (ngày 20 tháng 10/17)