1/TXN. Kính chào quý vị thính giả. Chào NK, Chào TV, chào KV. Thời sự thời gian qua có nhiều điều thật đáng chú ý. Như chuyện đảo chính hụt Thổ nhĩ Kỳ, chuyện đại hội đảng Dân chủ chọn Hillary Clinton chia rẽ gấu ó, tin Putin cho xâm nhập vào hê thống điện toán trao đổi của đảng Dân chủ để phá hoại Clinton. Chuyện phát ngôn viên bộ quốc phòng Tầu thông báo Nga và Tầu sẽ tập trận vào tháng 9 trên biển đông. Tin cơ quan viện trợ Mỹ USAID phụ trách viện trợ nhân đạo ở Syria đã phải ngưng tài khoản cứu trợ vì có lem nhem tiển bạc lên tới trên 200 triệu đô la. Từng đó chuyện thảo luận cho tới, thì có thể kể là không đủ giờ, tuy nhiên nếu muốn thêm vấn đề nào hay bớt vấn đề nào là tùy các bạn
2/NK. Chào hỏi. Trước khi vào thảo luận, NK muốn đưa một tin không phải để bàn, mà là để cười chơi. Là tin chủ tịch quốc hội VC Nguyễn thị Kim Ngân tuyên bố rằng “Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác. Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên”.
Cái bà này mặt mày không đến nổi u tối mà sao trong 3 câu phát biểu thì có một câu thứ hai vỏn vẹn 21 chữ lại ví von không đầu không đuôi như vậy. Có thể rằng đó là cái lối suy nghĩ đặc thù cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, cho nên vì thế khi dẫn tổng thống vịt què Obama đi thăm nhà ở và hồ nuôi cá của Hồ chí Minh, sau khi ông Obama rắc thực phẩm cho cá ăn tượng trưng thì y thị Kim Ngân đã đổ ào cái chậu lương thực xuống hồ cho tiện việc sổ sách. Chuyện này đã tạo ra lắm bàn tán. Ngườilớn lên trong khuôn con người mới xã hội chủ nghĩa của bác Hồ vĩ đại và đảng quang vinh giáo dục thì nói đó là một bài học cho trùm tư bản Obama biết cách nuôi cá nhanh chóng không mất thì giờ. Người ngưỡng phục Hoa kỳ cái gì cũng hay thì bảo tổng thống duyên dáng đẹp trai Obama tế nhị chỉ cho chủ tịch quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN nguyên tắc kinh tế nhỏ giọt từ trên xuống (trickle down economy) để lúc nào cá cũng hớn hở tranh nhau táp mồi cho dễ chọn con vừa ý mà vớt đem chiên dòn chấm mắm ớt tỏi.
Về chuyện bầu cử tổng thống Mỹ thì NK thấy rằng càng ngày càng hấp dẫn. Bởi vì đảng Dân chủ và bà Hillary muốn tạo cái ấn tượng văn minh, lịch sự và đoàn kết trong tranh cử, đã rất là náo loạn bởi những chống đối giữa hai phe Bernie Sanders và Hillary Clinton, không khác bao nhiêu sự lộn xộn trong đại hội đảng Cộng hòa. Vì tin cho biết rằng những người ủng hộ Sanders đã tới biểu tình chống đối và mang theo võ khí. Thành phố đã phải huy động nhiều ngàn nhân viên an ninh tới giữ trật tự, và may mắn là đã không có đổ máu xẩy ra. Và sau cùng thì cũng có vẻ đoàn kết, với Bernie Sanders xuất hiện kêu gọi ủng hộ bà Hillary Clinton. Các bạn nghĩ sao về chuyện này?
3/KT. Dạ trước hết thì KV xin được gởi lời chào đến quý thính giả. Cũng xin được chào BS Ninh, anh NK và chị TV ạ. Theo dõi bầu cử năm nay được một thời gian thì đến đây KV đã rất là chán ngấy đến tận xương tận cổ rồi anh NK và BS Ninh ạ. Không còn muốn để tâm chú ý đến chuyện bầu cử tổng thống Mỹ nữa. Thứ nhất, vì Donald Trump thì giọng điệu sặc mùi kỳ thị và chủ trương cho tự do ôm súng đi ngờ ngờ ngoài đường, giống như nước Mỹ đang ở thời lập quốc, người nào cũng phải có vũ khí phòng thân. Những trường hợp nhờ có súng mà bảo vệ được mình đâu không thấy, mà KVchỉ thấy vô số trường hợp người chết oan vì những kẻ nổi cơn bất thường xả súng giữa đám đông, vào trường học, vào nơi buôn bán vân vân.. Tính trung bình thì trên nước Mỹ mỗi ngày có 27 người chết vì súng. Còn Hillary Clinton, đây là điểm thứ hai thì KV thấy chán cái lối lươn lẹo không xấu hổ , và cư xử đứng trên luật pháp mà không sao. KV tuy là pháinữ nhưng cũng không thấy lọt tai cái luận cứ bầu cho Hillary Clinton để có người phụ nữ đầu tiên làm tổng thống Mỹ. KV không thấy hãnh diện gì về điều này cả. KV chỉ nghĩ: khi bầu tổng thống là bầu cho một người có tư cách, có khả năng để làm cho nước Mỹ hùng mạnh, đa văn đa chủng, bất kể là nam hay nữ, trắng hay vàng hay đen. Chứ không phải là bầu cho một người diễn xuất giỏi như tài tử truyền hình hay phim ảnh, và lựa chọn trên phái tính hay mầu da. KV cũng không đồng ý với cái luận cứ cho rằng cần người có kinh nghiệm. Tổng thống không phải là một chuyên viên mổ xẻ hay chữa máy để mà bảo rằng có, hay không có kinh nghiệm để làm tổng thống hay hành chánh. Không thể cho rằng nên bầu cho Hillary Clinton vì Hillary đã từng làm việc trong chính quyền, từng làm ngoại trưởng nên biết việc hơn. Cũng không thể lấy luận cứ này mà bảo đừng bầu cho Trump vì Trump không có kinh nghiệm chính quyền. Nói thế không phải là KV muốn vận động cho Trump, mà chỉ muốn bày tỏ sự không đồng ý của KV đối với một số luận cứ vô giá trị ví có tính ngụy luận trong việc chọn lựa tổng thống.
4/TV. TV kính chào BS N, anh NK, thân chào KV, và thân ái kính chào quý vị thính giả cùng các bạn toàn cầu. Về chuyện đấu đá kịch liệt giữa hai phe Hillary và Bernie trong đại hội đảng Dân chủ thì TV chỉ có vài nhận định như sau. Một là Bernie đã xuất hiện để mà lôi kéo một số thành phần thiên tả triệt để mà mục tiêu là để quân bình với những người thiên hữu triệt để theo Trump. TV cũng đồng ý với cái nhìn từ xa và thuần lý là nếu Hillary chọn Bernie làm phó là sẽ thâu gom được những người thiên tả cực đoan này. Tuy nhiên, Hillary đã không làm như vậy mà chọn Tim Kaine là phó, bởi vì Kaine là người thân Wall Street, từng là thống đốc có tín nhiệm với dân tiểu bang West Virginia, và vì lập trường chính trị có nhiều điểm gần với phe Cộng hòa, tuy là được bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ toàn quốc thời ông Obama làm tổng thống. Ông Tim Kaine lại nói tiếng Mễ thông thạo. Tóm lại thì Kaine là người vừa có sức lôi kéo những cử tri thủ cựu Cộng hòa nhưng lại bỏ phiếu cho Dân chủ như West Virginia vì thực tế kinh tế, lại vừa có thể lôi kéo cử tri gốc châu Mỹ la tinh do ông nói được tiếng Mễ. Khi mà Bernie không được chọn, thì những người theo Bernia triệt để đã bực bội và chống phá ồn ào. Vấn đề là những người này liệu có đủ nhiều hơn số phiếu của dân West Virginia mà Hillary mong đợi sẽ có do chọn Tim Kaine hay không thì không biết.
5/TXN. Còn một lý do nữa khiến Hillary Clinton không chọn Bernie Sanders là bởi vì dù sao thì Bernia cũng sẽ khộng chống Hillary tới cùng. Và thực tế cho thấy là như vậy. Cho nên số phiếu cực đoan theo Bernie sẽ không nhiều, để có thể làm Hillary thua Trump. Bên cạnh đó là truyền thông. Cho tới nay, truyên thông luôn luôn có những bài viết ngả về Hillary Clinton và bênh vực Hillary. Trong khi đó thì tấn công Trump khá mạnh. Thế lực bênh vực Hillary Clinton bây giờ có thể tương tự như thế lực đẩy mạnh Al Gore và Liebermann để chống Bush con. Nhưng mà Bush con đã thắng, tuy thua số cử tri. Dù sao thì Trump xuất hiện với lối phát biểu đặc biệt phi quy ước đã làm đảo lộn toan tính của những thế lực ủng hộ Hillary từ nhiều năm, và khiến Hillary từ vị trí chắc thắng sang vị trí suýt soát được thua chưa rõ.
6/NK. Vụ đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ kỳ là một chuyện khó hiểu. Khó hiểu bởi vì tin tức cho biết rằng tổng thóng Erdogan cho biết rằng một giáo sĩ Hồi giáo lưu vong đang sống ở Philadelphia tên là Fethullah Gulen, đã chủ mưu đảo chính và yêu cầu Mỹ dẫn độ về Thỏ nhĩ Ky để xử. Ông Gulen đã chối không dính dáng và tuyên bố sẳn sàng về Thổ nếu các cáo giác là đúng. Tin cũng cho biết là Thổ Nhĩ Ký có thề sẽ xích lại gần Nga hơn. Khó hiểu vì tại sao Mỹ lại để yên cho Gulen sắp xếp đảo chính Erdogan là người đã theo Mỹ khá chặt chẽ. Người ta nhớ rằng hồi tháng 11/2015Erdogan đã cho chiến đấu cơ F16 chờ sẵn để khi hai chiếc máy bay Nga bay qua biên giới trong vài phút, trong một phi vụ yểm trợ Syria là xông tới tấn công, hạ được một chiếc. Rồi sau đó bị Nga tầy chay và ra các biện pháp chế tài kinh tế năng nề.
7/KV. Theo KV nghĩ thì thân Mỹ không có nghĩa là Mỹ sẽ không đảo chính lật đổ. Như trường hợp tổng thống Mohamed Morsi của Ai Cập, là một giáo sư ở Mỹ, đã được đưa về làm tổng thống sau cuộc lật đổ tổng thống Hosni Mubarak, là người được Mỹ ủng hộ hết lòngtrong 30 năm. Một năm sau, ông Morsi đã bị lật đổ sau khi được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử mà Mỹ ca tụng là tự do. Vì lý do ông đã không khống chế được tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Cuộc lật đổ này là do tướng Abdel fatah al Sisi thân Mỹ và Do Thái cầm đầu. Ông này sau đó làm tổng thống và nhanh chóng được Mỹ công nhận cho tới nay. Tổng thống Erdogan của Thổ nhĩ Kỳ do đó nếu có bị lật đổ thì cũng không phải là lạ. Chỉ là vì ông đã không còn làm đúng như Mỹ mong muốn nữa thôi cơ.
8/TV. Nhưng nếu mà tin nói chinh phủ Thổ nhĩ Kỳ lại gần Nga là đúng thì điều này có nghĩa là Mỹ đã bị hụt chân ở Thổ Nhĩ kỳ, nghĩa là bị Nga lấn hay chặn. Tương tự như tại Ukraine, phải thế không không bác sĩ N và các anh chị?
9/TXN. Đúng thế. Những tin tức trên truyền thông Anh Mỹ, trong đó có tờ New York Times là tờ báo Mỹ được coi là chuyên đưa ra những dữ kiện phản ảnh chủ trương và chính sách Mỹ, cho biết gián tiếp rằng Mỹ có nhúng tay. Thí dụ như là phi cơ phe đảo chính đã cất cánh từ phi trường Incirlik của Thổ là nơi Mỹ đặt căn cứ không quân để phóng ra các phi vụ đánh ISIS ở Iraq và Syria. Sau đảo chính hụt, các hoạt động này đã tạm ngưng. Thí dụ như là tổng thống Erdogan đã sa thải một loạt đủ loại nhân sự trong mọi ngành, quân đội, an ninh, dân sự, giáo dục, tư pháp vân vân bị coi là do giáo sĩ Hồi giáo Gulen hỗ trợ. Các con số lên tới nhiều chục ngàn người. Tin chính thức từ thông tấn xã chính phủ cho biết tổng số người trong các ngành dân sự lên tới trên 66,000 trong đó có 43,000 thuộc lãnh vực giáo dục. Về mặt quân đội và an ninh thì đơn vị phòng thủ dinh tổng thống bị giải tán. 1,700 quân nhân bị giải ngũ, 99 đại tá được thăng lên tướng hay đề đốc để nắm giữ các chứ vụ lãnh đạo trong bộ tổng tham mưu mà chỉ còn lại tổng tham mưu trưởng với ba vị chỉ huy các quân chủng không, hải và lục quân. Tóm lại thì cuộc thanh trừng này rất là rộng rãi và dứt khoát bởi vì ông Erdogan đã kể như là bị loại, ngay từ giờ phút đầu, và đã thoát chết. Cũng nên biết rằng giáo sĩ lưu vong ở Phildelphia, Gulen đã được kể như là đồng minh chính trị với Erdogan, chứ không phải là trong hàng ngũ những phe đảng chống đối. Trong tình trạng suýt chết như vậy thì Erdogan không thể không cương quyết củng cố lực lượng. Mà lực lượng ở đâu, nếu không phải là quay về Nga? Cho nên tin đã loan đi rằng phó thủ tướng Thổ Mehmed Simsik đã sang Nga họp với phó thủ tướng Nga Arkady Dvorkovych ngày 25 tháng 7 và tuyên bố rằng “Nga không chỉ là một nước láng giềng gần gạnh và thân thiết mà còn là một đối tác chiến lược… Tôi đến đây hôm nay là để bình thường hóa càng sớm càng tốt và với tốc độ ngày càng gia tăngmối quan hệ hai nước đã bị xáo trộn kể từ ngày 24 tháng 11/2015 khi chiến đấu cơ Nga bị máy bay Thổ bắn rơi ở biên giới Syria. Ông Simsik cũng thông báo rằng hai tổng thống Erdogan và Putin sẽ gặp nhau ngày 9 tháng 8 tại St Petersburg. Phát ngôn viên Kremlin ông Peskov xác nhận tin này trong một cuộc họp báo và nói rằng “không thiếu gì các vấn đề hai bên để thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh hai lãnh đạo”.
10/ NK . Không lấy gì làm lạ rằng các giới chức lãnh đạo Mỹ đã lên tiếng nói rằng sự thanh trừng rộng lớn của Thổ nhĩ Kỳ sẽ làm trở ngại hợp tác hai nước. Và ngoại trường Thổ nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Haberturk đã tuyên bố rằng Thổ được “sự giúp đỡ vô điều kiện của” Nga trong vụ đảo chinh hụt. Với cuộc đảo chính hụt này, NK nghĩ rằng Thổ đã đổi hẳn vai trò.Từ vị trí một thành viên trong khối Bắc đại Tây dương NATO trong một thời dài suốt cuộc chiến tranh lạnh tới nay, nhưng không bao giờ được đối xử ngang hàng qua những biện pháp chính trị kinh tế Âu Mỹ, Thổ nay ngả sang phía Nga. Sự đổi chiều này có vẻ như khó đảo ngược trong tương lai nhìn thấy, trừ trường hợp một cuộc đảo chính khác tương tự như vụ thất bại vừa qua, nhưng thành công. Nói khác đi là NK đồng ý với TV là Mỹ bị chặn tại Trung đông và Cận đông, qua trường hợp của Syria và Thổ nhĩ Kỳ.
Nhìn xa hơn sang biển Đông, thì việc phát ngôn viên bộ quốc phòng Tầu tuyên bố hải quân Tầu sẽ tập trận với hải quân Nga vào tháng 9, cũng là một khẳng định rằng Mỹ không phải là tiếng nói độc nhất và có sức nặng quyết định như hai thập niên trước đây, sau khi Liên sô sụp đổ. Sự liên kết này không mang tính bành trướng chủ nghĩa như thời chiến tranh lạnh, để mà gọi là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, nhưng nó là một khẳng định rằng Tầu và Nga, sẵn sàng liên kết để cạnh tranh với Mỹ (và Nhật bản với Âu châu) trong thế giới toàn cầu kinh tế.
11/TXN. Đến đây thì chương trình bcts hôm nay phải tạm ngưng. Xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả. Chào NK, TV, KV. Và xin hẹn gặp lại tất cả quý vị trong một kỳ tới.
12/NK, TV, KV; chào tạm biệt