1/TXN Kính chào quý vị thính giả. Chào ĐT, chào NK, chào KV, chào TV. Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đã vào giai đoạn chót, còn không đầy hai tuần nữa là đến ngày đi bầu mồng 8 tháng 11. Cứ theo như đa số truyền thông Mỹ, mà phần lớn là ủng hộ Hillary Clinton, thì bà Hillary chắc thắng Donald, qua các thăm dò, với con số chênh lệch trên 10%, chiếm 272 phiếu cử tri đoàn so với Trump 126, không kể mấy tiểu bang có quan trọng có tính cách đảo ngược cán cân là Florida, Ohio, North Carolina chưa biết rõ thắng thua. Mỗi bên đều suy diễn có lợi cho mình. Về phía bà Clinton thì tờ New York Times lại mới cho đăng một bài về vấn đề đàn bà và tình dục của Trump. Bài này nhan đề “Nếu Hillary Clinton bốc hốt đàn ông”, kèm theo hình Trump cùng vợ chụp chung với các cô gái Playboy, để mà hàm ý rằng dư luận chưa đủ nghiêm khắc với Trump về chuyện này. Tờ Boston globe thì đăng một bài ngắn vời hình ảnh nói về sự thống nhất giữa thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và bà Hillary, nhằm để lôi những thành phần cực tả theo Warren vì chống Clinton mà có thể bỏ cho Trump. Đối phó lại thì Trump tấn công vào chính sách lập vùng- cấm- bay ở Syria của bà Clinton quyết loại Assad là có thể dẫn tới thế chiến thứ ba. Tờ New York Times ủng hộ bà Clinton đã nói đây là một nỗ lực tuyệt vọng của Trump chống đỡ sự thất bại không tránh được. Nhưng tở The
Guardian Anh quốc thì nhắc lại rằng chính sách diều hâu này đã bị cựu tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa kỳ là tướng Dempsey năm 2013 và đương kim tổng tham mưu trưởng Dunford cho rằng có thể khiến xẩy ra chuyện nguy hiểm không lường được là đụng vào không lực Syria và Nga. Giám đốc tình báo NSA Clapper cũng nói ông không muốn xẩy ra điều này. Ngoài ra, Wikileaks đã tiết lộ bài diễn văn bà Clinton đọc trước những tài phiệt WallStreet - là giới ủng hộ bà mạnh mẽ - nói rằng vùng cấm bay sẽ giết chết rất nhiều dân Syria (a lot of Syrians). Nghe điều này thì người bình thường không tránh khỏi rùng minh vì sự tàn bạo của người đàn bà tươi tỉnh, điềm đạm, được tiếng là tranh đấu cho người nghèo. Trump còn tấn công chính sách bảo hiểm Obamacare mà bà Clinton ủng hộ, vì ông nói rằng năm tới tiền bảo hiểm sẽ gia tăng vượt mức. Tờ New York times đã chống đỡ cho bà Clinton, mà nói rằng Trump không đưa con số chính xác. Tóm lược sơ qua tình hình bầu cử tống thông Mỹ như vậy để hiểu chiến lược hai bên vào giai đoạn này khác nhau. Bên Clinton thì tập trung đánh vào cá nhân cá tính thô lỗ dâm đãng của Trump, đồng thời đề cao ưu thế của Hillary có khả năng chinh phục. Bên Trump thì đánh vào mặt chủ trương đường lối đối ngoại và đối nội dẫn nước Mỹ đến nguy hiểm. Ai thắng ai thì cho tới nay câu trả lời của truyền thông là Hillary thắng. Câu trả lời của phía Trump là hai bên ngang ngửa, mà kết quả là tùy theo 3 tiểu bang Florida, Ohio, North Carolina.
2/ ĐT xin kính chào tái ngộ quý vị thính gỉa. Xin kính chào BS Ninh và anh Nguyên Kim. Thân ái chào TV và KV. Ngày bầu cử đã tới gần, ĐT chú ý theo dõi tin tức bầu cử trên hệ thống truyền thông mỗi ngày, thì thấy họ tiên đóan là bà Hillary Clinton sẽ thắng, nhưng ông Donald Trump cũng không chịu chấp nhận sự thua cuộc của mình. Tuy nhiên, rồi chẳng bao lâu nữa, thời gian sẽ trả lời. ĐT hy vọng là bà Hillary sẽ lên lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ. Bà sẽ có chính sach đối ngoại mạnh mẽ và hữu hiệu hơn ông Obama. Nước Mỹ hiện nay đang lúng túng, vì nhiều quốc gia đồng minh đang muốn trở mặt, hợp tác với kẻ thù, trong khi nhiều vấn đề gai góc đang xảy ra khắp thế giới cùng một lúc như tranh chấp ở biển đông, chiến tranhở Iraq, ngưng bắn ở Syria, chuyện di dân…. ĐT hy vọng là, với kinh nghiệm của 30 năm trên chính trường, với sự mưu trí, khôn ngoan, và sắc bén của người phụ nữ, bà Hillary sẽ ổn định được những khó khăn trong nước, và ngoài nước.
3/TV. TV kính chào BS N, chị ĐT, anh NK, thân chào KV, và thân ái kính chào quý vị thính giả cùng các bạn toàn cầu. Trong chương trình BCTS tuần trước TV đã cho biết là sẽ bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, bởi vì tối thiểu thì người đại diện quốc gia theo TV phải có tác phong tư thái của một người lãnh đạo chứ không thể như Donald Trump.
4/NK Chào hỏi. NK không thể đoán được ai thắng ai bại vì không biết con số dân Mỹ chịu suy nghĩ và theo rõi tình hình chính trị nhiều ít ra sao, con số những người phản ứng theo cảm tính nhiều ít thế nào, và con số những thành phần có định kiến ủng hộ bên này hay bên kia. Chỉ theo rõi tình hình tranh cử tổng quát thì NK nghĩ rằng Truyền thông Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác phản ứng quần chúng. Trên căn bản này thì NK nghĩ rằng bà Hillary sẽ thắng. Bởi vì truyền thông đã đổ vào ủng hộ Hillary. Nhưng mọi sự đều là có số. Thí dụ như trường hợp phó tổng thống Al Gore tranh cử với Bush con. Al Gore đã được truyền thông đẩy mạnh trong thời gian ngắn ngủi vài tháng trước ngày bầu cử, sau khi chọn thương nghị sĩ Do thái Joe Lieberman đứng vào liên danh làm phó tổng thống mà đã nổi bật lên và vượt qua Bush con trong dư luận.. Để thắng phiếu quần chúng, và chi thua theo phán quyết của tòa án tối cao. Tất cả là nhờ truyền thông.
5/KV. Dạ KV xin kính chào quý thính giả, kính chào BS Ninh, chị ĐT, chị TV và anh NK ạ. Ai da, thật là phiền cho cái não của KV trong kỳ bỏ phiếu bầu Tổng thống kỳ này. KV cho tới nay vẫn không muốn để ý theo rõi chuyện Hillary và Trump tranh cử. Lý do thì KV đã nói từ bao lâu nay rồi. Tuy nhiên đã đến lúc không thể ngồi suy nghĩ hoài được. Cả hai đều chẳng nên là Tổng thống, nhưng không đi bỏ phiếu không được. KV đành nhất 9 nhì bù, chọn một người có thể là đỡ hơn một chút xíu xíu. Ít ra thì cũng biết cách ăn nói để nước Mỹ không bị rơi vào cái tình trạng có một Tổng thống bặm trợn như bên Phi Luật Tân. Vì vậy, KV theo bước chị ĐT và chị TV vậy. Dù trong lòng thật là không thích một chút nào, chẳng khác gì ngậm quả bồ hòn vậy . À, có một điều tạm xem hay hay một chút, cũng hơi liên quan đến hai vị ứng cử viên Tổng thống này, đó là KV mới nhận được từ bè bạn chuyển tới một bài thơ nhan đề “Tâm sự một bào thai” của linh mục Phan Văn Lợi, bằng hai thứ tiếng Anh và Việt, nội dung có tính cách chống phá thai, với một đoạn giới thiệu mở đầu chống Hillary chủ trương phá thai, nhưng không hô hào bỏ phiếu cho Trump. Chẳng biết BS N, chị ĐT, chị TV và anh NK thấy sao, có nghĩ rằng thư này sẽ ảnh hưởng lên người Công giáo VN? và sẽ đóng góp phần nào có lợi cho Donald Trump hay không cơ?
6/TXN. Tôi nghĩ rằng thư này nếu có thì chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ. Vì người VN công giáo thuần thành hễ “cha nói là con nghe” ở Mỹ là thuộc giới già, không còn bao nhiêu. Giới trẻ công giáo VN cũngkhông có mấy người ở với gia đình bố mẹ hay sinh hoạt với cộng đoàn, vì sau khi trưởng thànhhọ tứ tán bỏ đi theo công việc, và cũng không có bao nhiêu muốn trở lại cái khuôn sống kể là lạc hậu mà họ đã lớn lên nữa. Kế nữa là linh mục Phan Văn Lợi là người được kể là đấu tranh, nhưng chưa hẳn đã được nhiều linh mục VN ở hải ngoại ưa thích h ay đồng ý vì họ có thể có xu hướng gọi là “:giao lưu, tiếp cận” đi đi về về VN, cho nên phải giữ mồm giữ miệng chính nói chính trị hay quá lắm thì nói một cách “ai sao tôi vậy”. Bây giờ mình dang chuyện khác đi.
7/TV. TV xin được quay sang vấn đề Trịnh Xuân Thanh là tin mà các đài phát thanh ngoại quốc Việt ngữ, và nhất là các trang mạng điện tử tiếng Việt, nói đi nói lại. Sáng ngày 19/10, trả lời báo chí bên lề hội thảo về công tác truy nã tội phạm do Bộ công an tổ chức tại Hà Nội, ông Phan Văn Vĩnh, trung tướng công an CSVN, người hiện đang là Tổng cục trưởng Cảnh sát cho biết sẽ truy bắt cho bằng được ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Vĩnh còn nói rằng, hiện nay, công an Việt Nam đã liên hệ với một số quốc gia như: Đức quốc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Séc…để phối hợp truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.
Người trong nước nhớ ông Phan Văn Vĩnh là qua vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, phó Chủ tịch Tập đoàn ACB vào giai đoạn đang diễnra cuộc đấu đá tranh giành ghế vào trước Đại hội đảng CSVN lần thứ 11.
Ngày hôm sau 20/10, trên Facebook của ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió người ta thấy hình Trịnh Xuân Thanh. Trong hình này. Trinh Xuân Thanh mặt mày béo tốt tươi tình, mặc đổ lớn, ngoài áo choàng dầy, cổ chùm khăn len, ngồi vắt chân chữ ngũ, trên một chiếc ghế trong một công viên mặt đất rải rác lá vàng rụng. Những bàn tán trên mạng điện tử giang hồ cho rằng sự xuất hiện của tấm hình này là một thách thức trêu ngươi Công an Việt Cộng. Cũng có những bàn tán nói không ai biết TXT ở nước Tây phương nào, và cho rằng không thể nào chính quyền VC bắt được TXT, tuy rằng VC đã chính thức nhờ cảnh sát quốc tế Interpol truy nã. BS N và các anh chị suy nghĩ kết cục vụ này ra sao? Liệu TXT có sẽ bị bắt hay không?
8/ NK. Trinh Xuân Thanh là con nhà cộng sản nòng cốt, ba đời VC, từ bố đến con là TXT rồi cháu.. Cho nên tuổi nhỏ mà đã giữ những chức vụ quan trọng và lắm tiền. Như TXT, giám đốc tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí và đã làm công ty lỗ 3200 tỷ đồng, nhưng mà lại được đưa ra làm đại biểu quốc hội VC và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu giang. Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị điều tra những tội lỗi này của TXT. Nhưng sau đó thì TXT trốn thoát. Những tin tức đầu tiên về TXT là do Bủi thanh Hiếu bút hiệu Người Buôn Gió tiết lộ. Người thường thì không biết TXT ở đâu, nhưng nước mà TXT trú ngụ thì chắc chắn là biết. Vì nhập cảnh phải có visa chiếu khán. Nếu là một nước châu Âu thì do sự đi lại tự do không cần visa thì TXT ở đâu chính xác có thể còn phải tìm tòi. Ngược lại ở Canada hay Mỹ thì chính phủ dư biết. Nếu không nói gì thì chỉ là vì lý do chính trị. Cho nên TXT bị bắt hay không là vì lý do chính trị, có sự tiếp tay của chính phủ ngoại quốc nước chứa chấp.
9/KV.Qua những bài viết của NBG và trên mạng điện tử giang hồ, thì ấn tượng tạo ra là vụ TXT chỉ là một con ruồi trong cuộc đấu đá giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng thân Tầu, và Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ thôi cơ ạ. Cái nhãn thân Mỹ này của NTD đã được tô đi vẽ lại từ nhiều năm nay, cho nên nhiều người hải ngoại cũng theo đó, mà cho là như thế, và có vẻ như thích NTD và bỏ sang bên những tội lỗi tầy trời gây ra tổn hại cho đất nước mà NTD đã làm trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, thí dụ như phá sản vinashin, vinalineslàm thất thoát nhiều tỉ đô la ...vân vân. Gần đây nhất là vụ Formosa, là hãng đã được chính phủ NTD chấp nhận cho ký giao kèo, với những điều kiện hoạt động dễ dàng, không bị kiểm soát, khiến sinh ra vụ cá chết nổi trắng bờ biển miền Trung. Cũng vì cái nhìn lệch lạc này do bị đầu độc bởi hệ thống tuyên truyền VC, mà có người có thiện cảm với TXT, và bỏ hẳn đi sự kiện đơn giản rang: Thanh là một cán bộ VC biến thái, tham nhũng, và con của TXT là Trịnh hùng Cường 24 tuổi, cũng được nắm chức vụ lớn. KV nghĩ rằng tốt hơn hết là không tội gì mất thì giờ để ý đến chuyện TXT này, hiện đang được cái loa của một phe là NBG, tiếp sức tô vẽ để trở thành “anh hùng” chống Cộng.
10/ ĐT. Theo những tin tức loan báo, thì các ngày 17, 18, và 19 tháng 10 mới đây, tại miền Trung VN, như các tỉnhQuảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thừa Thiên, đã phải hứng chịu một trận lũ lớn nhất thế kỷ. Quảng Bìnhlà tỉnh bị nặng nhất. Trận lũ lụt này, đã làm 25 người chết, 20 người bị thương, 4 người mất tích, và 24,000 ngôi nhà chìm dưới làn nước mênh mông. Nguyện nhân là khi lũ đang mạnh, thì cơn bão số 7 ập tới, và đập thủy điện Hố Hô tại HàTĩnh lại xả lũ. Cả 3 tại họa góp sức nhau, cùng một lúc, tàn phá miền Trung. Nhà nước quýnh quáng hứa sẽ điều tra việc xả lũ không đúng thời điểm của đập thủy điện, và kêu gọi toàn quốc cứu lụt. Ở Hoa Kỳ ,SJ đã mau chóng đáp ứng bằng bữa tiệc gây qũy, quảng cáo rầm rộ trên các đài truyền thanh, truyền hình VN, để lấy tiền gửi về VN giúp đỡ các nạn nhân bão lụt. Ông giám đốc đập thủy điện Hố Hô thanh minh là việc xả lũ này là đúng quy trình, vì nếu không xả, thì đập sẽ vỡ. Có dư luận cho rằng, thường thì đâp thủy điện phải có kèm theo một dung tích chứa nước khi cần xả, nhưng vì quá tốn kém, nên kế hoạch cắt bớt phần này, vì tin tưởng ít khi các tai họa xảy ra cùng một lúc. Như vậy thì xin BS và các vị có ý kiến về những sự kiện xảy ra., để xem ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ khi đang có bão ?
11/TXN. Giám đốc nhà máy đã nói là đúng quy trình thì là đúng quy trình, ai mà cãi được, nếu mà cấp trên không bảo là sai? Còn nếu lý luận rộng hơn nữa theo bài vở VC thì cứ theo câu đảng lãnh đạo nhà nước quản lý dân làm chủ mà bàn. Đảng lãnh đạo thì chỉ đứng đầu cầm trịch thôi, không có trách nhiệm trực tiếp. Trong vụ Formosa chẳng hạn thi đảng chỉ trách nhiệm cho phép thực hiện kế hoạch đẩy cho vùng đất của nhân dân nòng cốt của đảng phát triển vượt mức, như là đã từng tiên tiến vượt mức trong thời thực hiện toàn trị chuyên chính vô sản. Nhà nước chịu trách nhiệm vì nhà nước quản lý, nghiên cứu quy hoạch cho Formosa đấu thầu theo những điều kiện dễ dàng làm sao cho tư bản ngoại quốc đổ tiền vào vùng đất trống chỉ lèo tèo có một ít ngư dân đánh cá về phơi khô làm mắm là cùng. Đề thay thế bằng nhà máy thép hiện đại mà kỹ nghệ hóa đất nước.. Cho nên nhà nước đã thi hành chỉ đạo đảng nghiêm chỉnh thì làm gì có trách nhiệm? Cá mà có chết thì từ từ thong thả điều tra đi đâu mà vội Cuối cùng thì toàn ban giám đốc nhà máy đã nhận lỗi và nhận bồi thường thiệt hại. Tức là vấn đề đã giải quyết đâu ra đó, gọi là theo đúng quy trình. Vụ lũ lụt thì cũng thế thôi. Chỉ có thiên tai và thời tiết trách nhiệm. Và ca dao thì đã nói rồi. Người VN trong chế độ VC ai cũng biết:
Mất mùa là tại thiên tai
Đượcmùa là tại thiên tài đảng ta.
Quay về cái quy tắc vận hành xã hội đã nói ở trên là “đảng lãnh đạo nhà nước quản lý dân làm chủ” thì thấy ngay rằng dân làm chủ thì cứ việc làm chủ cái lụt, cái lũ. Đảng chỉ đạo cho làm đập, nhà nước quản lý đập, không có trách nhiệm gì trong vụ lũ lụt này cả.
12/TV. Sau chuyến công du đầu tiên với tư cách tổng thống Phi luật tân sang Bắc Kinh, với những tuyên bố nẩy lửa như sẽ giã từ Mỹ cả về phương diện quân sự lẫn kinh tế, ông Duterte đã đi thăm Nhật 3 ngày, bắt đầu thứ ba 25 tháng 10, theo lời mời của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, khi hai người gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh Asean tại Lào. Theo chương trình thì ông Duterte rất bận rộn, Đầu tiên là thảo luận với ngoại trưởng Nhật, rồi gặp riêng ăn tối chỉ có hai người với thủ tướng Nhật trước khi gặp gỡ đồng đảo các giới chức lãnh đạo khác. Sau cùng vào ngày chót thứ sáu, ông sẽ được mời tiếp kiến Nhật Hoàng. Tin còn cho biết rằng Nhật sẽ cho Phi vay 5 tỉ yen tức là trên 48 triệu đô la để xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển canh nông, ở phía Nam đảo Mindanao, là nơi cứ địa của ông Duterte nơi ông đã làm thị trưởng Davao hai chục năm. Ngoài ra thì Nhật sẽ trao cho Phi hai tầu tuần duyên lớn và 10 tầu nhò khác trong khuôn khổ đóng góp cho Phi trong chuyện tranh chấp ở Trường Sa. Ai cũng biết rằng Nhật là đồng minh cật ruột của Hoa kỳ từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, và nhờ liên lạc chặt chẽ này mà Nhật đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, trước khi Trung quốc mới trồi lên thời gian gần đây. Có câu hỏi đặt ra rằng tại sao Phi luật tân đổi thái độ đối với Mỹ, mà Nhật lại vẫn tỏ ý tôn trọng Phi luật tân. Người ta cũng nhớ rằng ông Shinzo Abe đã đưa ra lời mời ông Duterte thăm Nhật sau khi tổng thống Phi công khai gọi ông Obama là “thằng chó đẻ” để gọi là đáp lại tuyên bố của ông Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền lên trong cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị Lào vì ông Duterte đã thi hành chính sách bài trừ ma túy một cách cứng rắn, giết gần 3000 nghi can không tuân theo các thủ tục pháp lý đúng mực. Suy nghĩ thông thường là nếu không công kích thì cũng phải lạnh nhạt với Duterte mới phải chứ? Như là chúng ta đã thấy nơi phản ứng của nhiều người Việt hải ngoại cũng như các nhà bình luận và chính trị gia ở các quận hạt cộng đồng VN cho rằng Duterte là người thô lỗ, vô tư cách. BS N và các anh chị nghĩ sao về chuyện Nhật mời ông Duterte thăm Nhật như vậy?
13/NK.Phản ứng cảm tính bình dân của quần chúng lê la cà phê thuốc lá VN là khi mà ngươi chửi ta thì ta chửi tệ gấp đôi, gấp ba, hay là tối đa. Như ta thường thấy trong giới giang hồ điện tử Việt nam, với đủ loại lời lẽ tục tằn. Duterte là người ăn nói bất chấp, cũng như Trump, là những trường hợp hiếm có trong giới chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh cái cung cách ngang ngược bất cần trời sinh và do hoàn cảnh sống tạo ra, thì khách quan mà nghỉ, NK nghĩ rằng họ cũng phải có dụng ý của họ, khi mà họ không lỡ miệng một lần, mà nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Thí dụ như là cố làm như thế để tranh thủ thành phần quân chúng bình dân (populist). Nhật là nước cho tới nay có những liên hệ kinh tế quan trọng với Phi luật tân, về đầu tư cũng như về xuất nhập cảng. Phi luật tân là nước chậm tiến, chưa phát triển tuy là đồng minh cật ruôt của Mỹ 70 năm. Khi mà Phi ngả sang Trung Quốc thì Nhật phải lo là sẽ mất cái thị trường lớn này. Cho nên mời Duterte một cách trọng vọng là điều bình thường. Mục đích cốt để cố giữ được một phần lãnh vực trước sức tràn lấn của TC. Ngoài ra, thì cũng rất có thể là Nhật đóng vai trò hòa giải chắp vá phần nào cái liên hệ Mỹ và Phi luật tân đã rõ ràng là bị tổn hại. Ngay cả Mỹ là nước đàn anh trên cơ Phi luật Tân rất nhiều mà các chính giới cũng không có những biện pháp hay tuyên bố mang tính trấn áp lớn lồi. Bởi vì người ta thấy rằng phụ tá ngoại trưởng đặc trách Á châu Daniel Russel sau khi sang Phi luật tânthào luận với giới chức Phi để tìm hiểu tình hình, cũng như Ngoại trưởng Kerry ở Mỹ sau khi thảo luận với ngoại trưởng Phi đều bày tỏ thái độ lạc quan tin rằng hai nước sẽ “làm việc vượt qua” cái “tình trạng bối rối” này.
Duterte sẽ làm Phi luật tântrở thành một chư hầu của TQ như đã từng là chư hầu của Mỹ cho tới nay, hay sẽ là một nước độc lập khai dụng sức mạnh kinh tế tài chính Hoa kỳ, Nhật bản và các nước khác trên thế giới để đi lên thì ta không biết. Nó tùy thuộc hai điều căn bản: lòng yêu nước thật sự và khả năng của nhóm Duterte. Ta không nên quên rằng những thành phần theo Mỹ và muốn là Mỹ ở Phi luật tân không phải là ít. Nhất là trong quân đội và cảnh sát. Chưa ai biết rằng Duterte có sẽ tồn tại hết nhiệm kỳ hay là sẽ bị đảo chính hoặc ám sát.
14/KV. Theo KV nghĩ thì trước đây, khi Mỹ nắm quyền bao trùm ở Phi luật Tân thì chuyện đảo chính là điều có thể xẩy ra, vì các nhân sự làm việc cho Mỹ khộng thiếu gì trong guồngmáy chính phủ, đặc biệt là quân đội và cảnh sát. Việc ám sát thì như chúng ta biết, cũng đã xẩy ra cho nhà chính trị lưu vong Benigno Aquino Jr. được Mỹ nuôi dưỡng làm đối lập với tổng thống Ferdinand Marcos khi trở về Manila thì đã bị bắn chết khi bước ra khỏi phi cơ, ở ngay tại phi trường quốc tế Manila. Cho nên thời Duterte thì chuyện này cũng có thể xẩy ra, nhưng còn yếu tố mới là Trung Cộng. Khi TC dính vào thì tất nhiên là TC sẽ phải bảo vệ “gà” nhà củamình. Cho nên những ám sát hay đảo chính có thể có, nhưng cũng không dễ dàng. Theo KV thì Phi Luật Tân có thể là đang đi vào một thời kỳ mới, hàm chứa nhiều bất ổn.
15/ĐT. Mới đây, việc TT Phi Luật Tân Rodrigo Duterte tuyên bố chia tay với Hoa Kỳ, để làm đồng minh với TQvà Nga, ĐT có thắc mắclà: Tại sao mấy lúc gần đây, các đồng minh của Mỹ đều lần lượt lơ là với Mỹ ? Ngòai TT Phi Luật Tân đã dùng những lời lẽ “chợ Cầu Muối” để chửi thẳng vào mặt TT Barrack Obama và Đại sứ Mỹ tại Phi Luật Tân, thì Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ bắn hạ máy bay Nga, và đảo chính hụt cũng tỏ thái độ giận dữ, trach móc, và đe dọa se căt đứt ngoại giao với Mỹ. Saudi Arabia bi nghi đã bắn tàu khu truc của Mỹ ngày 10/16/16 tại eo biển Bab Al Mandab. Bắn 3 lần chỉ trong vòng 1 tuần ? Xa hơn nữa thì Anh đã quyết định tách ra khỏi liên hiệp Âu châu, mặc dầu trước ngày bỏ phiếu để trưng cầu dân ý, tổng thống Obama đã đích thân sang London vận động chính giới, và kêu gọi dân Anh đừng bỏ phiếu ủng hộ brexit, tức là tách ra khỏi Liên hiệp Âu châu? Bỏ ra ngoài nhữngdư luận Mỹ chê trách chính quyền của TT Obama là hèn yếu, bất tài, thì xin quý vị giúp ĐT tìm hiểu thực chất vấn đề ra sao ? và tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ kế tiếp, có thể làm gì để thay đổi tình hình?
16/TXN.Theo tôi thì có ít nhất là hai lý do Mỹ bị đồng minh lơ là, hay là chia tay. Một là do chính sách của Mỹ đối với đồng mình. Người ta có nói rằng làm kẻ thù của Mỹ tốt hơn là làm bạn với Mỹ. Bởi vì làm kẻ thù thì được nể, và o bế chiều chuộng. Và làm bạn thì bị coi thường và bắt nạt. Erdogan tổng thống Thổ nhĩ Kỳ là bạn đồng minh của Mỹ, thân cận đến độ được Mỹ bán cho máy bay tối tân F16. Nhưng khi cần thì Mỹ bỏ để chọn người khác, qua cuộc đảo chánh bát thành vì không may. Cho nên Erdogan quay lại chống Mỹ và xích lại gần Nga. Saudi Arabia là tay chân cật ruột của Mỹ vì tiền dầu hỏa Saudi được cho Mỹ xử dụng thoải mái. Nhưng mà những đụng chạm lẻ tẻ thì khó tránh, nhất là trong tình trạng Trung đông phức tạp, mâu thuẫn nhiều tầng, nhiều mặt, liên quan nhiều quốc gia khác nhau. Nói chi tiết thì rất là dài, và muốn hiểu thì phải biết từ những căn bản, cho nên không nói ở đây. Lý do thứ hai Mỹ hết được trọng vọngnể vì như xưa vì thực trạng kinh tế tài chính xuống thấp không thể chi cho đàn em chí thiết đúng mức. Đó là trường hợp Brexit, Anh đã quyết định như vậy vì nội lực kinh tế tài chính của Tầu lên cao. Ra khỏi Âu châu, bớt chịu ảnh hưởng của Mỹ có lợi cho Anh nhiều hơn vì sẽ được Tầu đỡ đần. Tổng thống Mỹ sắp tới không thể làm gì thay đổi tình hình. Vì Hillary Clinton bản chất là giữ nguyên trạng, và khi nguyên trạng thì tình thế sẽ xuống hơn. Trump thì chưa biết.
Đến đây thì chương trình bcts hôm nay phải tạm ngưng. Xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả. Chào ĐT, NK, TV, KV và xin cám ơn các bạn. Xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong một kỳ tới
Nguyên Kim xin kính lời chào tạm biệt quý vị thính giả đang theo dõi chương trình BCTS hàng tuần với BS TXN, ĐT, TV, KV và NK ngày hôm nay. Xin kính chào BS N và xin thân kính chào các chị ĐT, TV, KV.
Dạ KV cũng xin kính chào tạm biệt quý thính giả. Kính chào tạm biệt BS N, chị ĐT, chị TV và anh NK. KV xin hẹn gặp lại vào kỳ tới ạ.
ĐT. ĐT xin kính chào tạm biệt quý vị thính gỉa. Xin kính chào BS Ninh và anh Nguyên Kim. Thân ái chào TV và KV. Xin hẹn gặp lại các vị trong kỳ bcts tuần tới.
TV. TV kính chào BS N, chị ĐT, anh NK, thân chào KV, và thân ái kính chào tạm biệt thính giả cùng các bạn toàn cầu đang theo rõi chương trình bàn chuyện thời sự.